Rất nhiều bậc cha mẹ cứ băn khoăn không biết tại sao mình nuôi con vất vả thế. Tháng nào con cũng ốm mặc dù đã đi khám ở nhiều nơi, xét nghiệm đủ kiểu, uống khá nhiều thuốc. Đặc biệt khi giao mùa, thời tiết thay đổi, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.
1. SỮA CHUA
Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men có khả năng tằng cường khả năng miễn dịch cho trẻ. Trong sữa chua lên men có chứa nhiều lợi khuẩn có tác dụng phòng tránh và ngăn ngừa các loại bệnh tật xâm nhập vào trẻ nhỏ.
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, những đữa trẻ được ăn sữa chua nguy cơ mắc các bệnh: viêm họng, nhiễm trùng tai, cảm lạnh… thấp hơn so với những đứa trẻ không ăn sữa chua. Vì thế, cha mẹ hãy cho bé ăn sữa chua thường xuyên để có một sức khỏe tốt.
2. SỮA TƯƠI
Sữa tươi là nguồn cung cấp dưỡng chất, các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Những đữa trẻ thường xuyên được uống sữa tươi sẽ có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch được tăng cường. Đồng thời hàm lượng vitamin D có trong sữa tươi giúp trẻ có hệ xương vững chắc. Tuy nhiên, những trẻ dưới 12 tháng tuổi các bậc phụ huynh không nên cho uống sữa tươi vì có thể gây rối loạn tiêu hóa.
3. TRÁI CÂY
Trái cây tươi là nguồn thực phẩm tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa hè không thể thiếu. Những loại trái cây như: cam, bưởi, dâu tây, đu đủ, kiwi… có chứa nhiều vitamin, khoáng chất mang lại sức để kháng vững chắc cho trẻ. Đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin c, bởi Vitamin C được cho là làm tăng khả năng sản sinh bạch cầu trong máu, chúng chính là chìa khóa để chống lại sự viêm nhiễm.
Trái cây Ăn tươi hoặc xay nhuyễn thành sinh tố uống cũng đều rất tốt cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, các mẹ có thể cho trẻ ăn trái cây kèm với sữa chua cũng rất tốt cho sức khỏe của con yêu.
4. RAU XANH
Cà rốt, cà chua, rau cải xanh… có chứa hàm lượng beta carotene và vitamin C cao giúp tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ nhỏ, đặc biệt là trong thời tiết mùa hè. Mặc dù, phần lớn trẻ nhỏ không thích ăn rau xanh nhưng cha mẹ hãy cố gắng bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày để trẻ có đủ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh một cách toàn diện.
5. CÁC LOẠI HẠT KHÔ
Không chỉ rất giàu hàm lượng protein, hạt khô cũng tràn đầy chất béo lành mạnh mang tính sống còn với một chế độ ăn uống tốt. Hạt khô còn rất giàu omega 3, axit béo, vitamin E và chất chống oxy hóa phong phú - thành phần phổ biến trong các loại thực phẩm bảo vệ hệ thống miễn dịch tốt nhất. Cha mẹ hãy tập cho bé ăn các loại hạt như: hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, hồ đào …một cách thường xuyên hơn, bởi các loại hạt này không chỉ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho bé mà còn giúp đẩy lùi các bệnh mạn tính và làm giảm nguy cơ ung thư
6. NẤM
Vi chất Selenium và chất chống oxy hóa được tìm thấy rất nhiều trong mũ nấm. Ngoài ra nấm chứa vitamin B và niacin cao nên đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch trong cơ thể được an toàn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu ăn nhiều nấm, sẽ xây dựng được hệ thống miễn dịch hoàn hảo để kháng virus và kháng khuẩn.
7. THỊT NẠC, CÁ
Trong thịt nạc chứa kẽm giúp các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng, chứa protein để bảo vệ, duy trì và tăng cường sức khẻo cho bé. Vì thế, để bé yêu vui chơi khỏe mạnh, cha mẹ nên thường xuyên cho bé ăn thịt bò, thịt lợn, thịt gà, và đặc biệt là thịt gà tây, có chứa nhiều vitamin B6, nó rất quan trọng trong quá trình xảy ra các phản ứng hóa học trong cơ thể. Nước hầm được làm bằng xương gà chứa gelatin, chondroitin, và các chất dinh dưỡng khác hữu ích cho việc chữa lành đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của bé.
Ngoài ra mẹ cũng nên bổ sung các loại cá giàu omega -3 từ Cá hồi, cá Thu...và các loại hải sản như tôm, cua để trẻ có đủ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh một cách toàn diện.
8. LÒNG ĐỎ TRỨNG
Đây là thực phẩm có hàm lượng cực kỳ cao protein, kẽm, selen và các khoáng chất rất quan trọng khác. Tất cả những điều này đã chứng tỏ lợi ích của lòng đỏ trứng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe của trẻ.
Lòng đỏ trứng cũng có thể giúp chống lại các bệnh cảm lạnh thông thường và các thiếu sót khác liên quan đến khả năng miễn dịch của bé. Tuy nhiên lòng đỏ trứng cũng có lượng cholesterol rất cao, đo đó chỉ nên cho bé ăn ở mức vừa phải.
"Ngoài việc cho trẻ ăn các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch, cha mẹ cần lưu ý tạo thói quen cho trẻ vận động ngoài trời, thường xuyên tập luyện thể thao, giảm thời gian tiếp xúc với các thiết bi điện tử để cơ thể khỏe mạnh toàn diện"
Nguyễn Ngọc
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.