Ung thư ruột hay ung thư đại trực tràng là tên gọi chung của ung thư ruột kết và ung thư trực tràng, tức là ung thư phát triển từ ruột kết hay trực tràng (là những phần của ruột già), gây nên bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể. Dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm máu trong phân, giảm cân, có sự thay đổi trong nhu động ruột và luôn cảm thấy mệt mỏi.
Ung thư ruột thường bắt đầu bằng một khối u lành tính, thường dưới hình thức là một polyp, lâu dần nó sẽ trở thành ung thư . Ung thư đại trực tràng là một trong số ít bệnh ung thư có thể dễ dàng phòng và phát hiện sớm, điều trị có hiệu quả.
Dưới đây là 7 việc bạn có thể làm để phòng ngừa ung thư đại trực tràng hiệu quả
1. Hạn chế thịt đỏ, đặc biệt là thịt đã chế biến
Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như (thịt bò, thịt cừu) vì nó được xem là có liên quan mật thiết đến ung thư đại - trực tràng. Ăn khoảng 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần có nguy cơ cao gấp 3 lần. Dưới hình thức chiên, nướng, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, chất đạm sẽ làm tăng yếu tố sinh ung, còn mỡ sẽ bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong lòng ruột, làm tăng sản các tế bào biểu mô bất thường và phát triển thành ung thư. Vì vậy để tránh nguy cơ mất bệnh ung thư nói riêng và đại trực tràng nói chung chúng ta nên hạn chế chúng.
Ngoài ra còn phải tránh ăn nhiều thịt, mỡ, đạm, và các thực phẩm ít chất xơ vì sẽ dễ dẫn đến béo phì và có nguy cơ cao gây ung thư đại - trực tràng.
2. Hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá
Thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng ở cả nam và nữ giới… Để có một sức khỏe tốt, nam giới không nên hút thuốc lá và uống quá 2 chén rượu mỗi ngày, và nữ không quá 1 chén 1 ngày.
3. Ăn nhiều trái cây và rau xanh
Để hạn chế mắc bệnh ung thư đại trực tràng nên ăn các thức ăn chứa nhiều chất xơ ( rau xanh, trái cây ) giúp làm giảm nguy cơ này vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, gia tăng kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư dẫn đến việc loại khỏi lòng ruột sớm vì giảm thời gian ứ đọng phân. Ngoài ra, chất xơ làm giảm pH trong lòng đại tràng và tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng oxy hóa.
4. Bổ sung đầy đủ vitamin D
Một nghiên cứu mới nhất của Mỹ phát hiện, bổ sung đủ hàm lượng Vitamin D cần thiết có thể làm giảm 31% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Vitamin D hay còn gọi là Vitamin mặt trời khá đặc biệt so với những loại khác. Nó là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có chức năng tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột, đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch.
Sử loại các thực phẩm giàu vitamin D để bổ sung hằng ngày như :
5. Tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng hợp lí
Tập thể dục đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, phòng ngừa nhiều bệnh ung thư. Ngoài ra tập thể dục đều đặn còn có thể duy trì cân nặng hợp lí tránh các bệnh như béo phì, vì đây là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư gan, phổi, thận, ung thư đại trực tràng và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do vậy, cần kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh.
6. Tầm soát ung thư đại trực tràng
Tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ bằng phương pháp nội soi đại trực tràng là cách hiệu quả nhất phòng ngừa ung thư, bởi nếu phát hiện ra các polyp và loại bỏ có thể ngăn chặn sự hình thành của ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, tầm soát ung thư cũng giúp phát hiện ung thư giai đoạn sớm và điều trị hiệu quả.
7. Tìm hiểu về tiền sử bệnh của gia đình
Đối với những người tiền sử mạnh mẽ đối với ung thư đại trực tràng (có người thân mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc mắc hội chứng đa polyp tuyến) hoặc polyp, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp phòng ngừa sớm hơn.
Mrs Ngọc Nguyễn
Bác sĩ Bùi Văn Chinh có kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám và điệu trị các bệnh lý ngoại tổng hợp như: bướu cổ, gan mật, bệnh trĩ,...
Bác sĩ Hồ Thị Hồng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý phức tạp cần phối hợp đa chuyên khoa, những bệnh lý như ung thư, ung bướu.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em thắc mắc khi nào cần thiết phải phẫu thuật u xơ tử cung? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...
Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.
Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, tỷ lệ người điều trị sống trên 5 năm có thể lên đến 85%. Bạn có thể nhận biết ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm và có các biện pháp điều trị, nhưng trong giai đoạn này, dấu hiệu đó có thể lầm tưởng là nhiệt, loét miệng.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…