Bạn là người mới học thiền và bạn đang rất mong muốn đạt đến cảnh giới cao nhất trong thiền định. Nhưng để có được những điều đó thì không phải cứ ngồi xuống và mơ ước là sẽ có, mà bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định trong thiền định, nhất là với các tư thế ngồi thiền.
Vậy để ngồi thiền sao cho đúng thì mời bạn hãy cùng | thuocthang.com.vn tìm hiểu về các tư thế ngồi thiên cơ bản nhất dành cho những ai mới học thiền có thể tham khảo và học hỏi nó nhé!
CÁC TƯ THẾ NGỒI THIỀN CƠ BẢN
Có thể nói rằng các tư thế ngồi thiền chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất của thiền định, là yếu tố để có thể đưa bạn đạt đến trình độ cảnh giới 1 cách nhanh nhất và cũng an toàn nhất.
Bởi nếu như bạn không ngồi đúng với tư thế của thiền thì sẽ rất dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”, đau mỏi các khớp dẫn đến bỏ cuộc giữa chừng. Vì thế mà trước khi mong muốn đạt được nhiều thứ khác trong thiền thì bạn cần phải học hỏi cho mình những tư thế ngồi thiền sao cho thật chính xác và an toàn. Và dưới đây sẽ là một số tư thế ngồi cơ bản để bạn có thể học tập:
1. Tư Thế Thiền Ngồi Xếp Bằng
Đây là tư thế đầu tiên và cũng là tư thế dễ nhất trong các tư thế ngồi thiền, bạn chỉ cần ngồi khoanh tròn chân lại, lưng thẳng, mắt nhắm và tay thả lỏng trên 2 đầu gối hoặc đặt tay bắt ấn Tam muội.
Đây là kiểu ngồi thiền thường chỉ dành cho những ai mới bắt đầu “chập chững” học thiền chưa thể ngồi thiền cho mình theo những kiểu dáng và tư thế phức tạp hơn, khó hơn. Hoặc nó chỉ dành cho những người cao tuổi xương khớp không còn độ dẻo dai, khó uốn để thiền. Vì thế mà phương pháp này sẽ là sự lựa chọn tối ưu dành cho họ.
Nhưng tuy nhiên với kiểu ngồi thiền này thì bạn cũng hãy coi như đó là biện pháp tạm thời khi mà các cơ khớp của bạn chưa quen với việc ngồi thiền. Để sau này bạn có thể tập luyện cho mình những phương pháp ngồi thiền đúng tư thế hơn và cũng sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn, như với ngồi thiền kiết già và ngồi bán già.
Vì cách ngồi này rất dễ khiến cho lưng của bạn sẽ bị trùng xuống, gây mỏi lưng, gù lưng và bị ngả về phía trước gây ảnh hưởng đến việc tập luyện nói riêng và các hoạt động khác trong cuộc sống nói chung.
Nhưng bởi với những tư thế ngồi này khá là phức tạp và nếu như ai chưa quen với việc tập luyện thì sẽ rất khó để ngồi. Vì thế mà trước khi học cho mình những điều khó hơn thì bạn nên ngồi thiền với phương pháp ngồi thiền đơn giản này trước.
2. Tư Thế Ngồi Thiền Kiểu Miến Điện
Kiểu ngồi Miến Điện là một kiểu ngồi tốt cho người mới bắt đầu vì nó dễ dàng thực hiện và dễ dàng hơn cho việc khoanh chân. Ở tư thế Thiền Định này, hai chân bạn xếp chéo nhau đặt trên đệm. Phương pháp này đơn giản và hiệu quả Ngồi Thiền được lâu hơn. Bạn có thể chọn lựa tư thế này hoặc tư thế Xếp Bằng khi mới tập Ngồi Thiền. Để tạo sự ổn định hơn nữa, bạn có thể để cho cẳng chân nằm phẳng trên mặt đất. Điều này tạo ra một chân trụ rất ổn định, dễ dàng, tự nhiên.
Đầu gối trên sàn nhà, được thả tự nhiên. Bàn chân nằm phẳng trên sàn nhà, vượt qua ở trung tâm, ở phía trước. Bàn tay bạn đặt trên đùi (không phải là đầu gối), hai cách tay thư giãn. Tư thế này được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới và bạn có thể sử dụng hoặc không sử dụng đệm đều được.
3. Tư Thế Ngồi Thiền Nửa Hoa Sen (Bán Già)
Gọi là tư thế ngồi bán già là bởi vì nó nằm ở giữa tư thế ngồi thiền đơn giản và tư thế ngồi thiền phức tạp nhất. Với tư thế này thì bạn cũng chỉ cần ngồi xuống và gác 1 chân lên bắp chân kia.
Khi bạn thiền với tư thế này thì nó có thể giúp cho bạn ngồi ngay ngắn mà không lo bị nghiêng ngả hay gù lưng khi bạn thiền sâu.
Và để có thể ngồi được tư thế thiền này 1 cách dễ dàng mà không bị đau nhức chân thì trước khi ngồi xuống bạn hãy tập thể dục cho mình 1 vài động tác cơ bản nhằm thả lỏng cơ đùi, háng và các khớp cổ chân, lưng.
Với chút mẹo nhỏ này thì bạn sẽ có thể học được cách ngồi thiền định bán già 1 cách nhanh chóng mà không bị đau xương khớp quá nhiều. Tuy nhiên thì thời gian ban đầu sẽ không thể tránh khỏi việc bạn bị đau nhức do căng cơ gây ra. Nhưng hãy kiên trì tập luyện mỗi ngày để có thể nhanh đạt đến độ cao nhất của thiền.
4. Tư Thế Ngồi Thiền Hoa Sen (Kiết Già)
Sau khi bạn đã trải qua tư thế ngồi xếp bằng và bán già rồi thì đây sẽ là tư thế ngồi thiền đỉnh cao nhất, khó khăn nhất và cũng là phức tạp nhất. Nhưng bù lại thì nó chính là phương pháp ngồi thiền định tốt cho sức khỏe của bạn nhất, giúp bạn nhanh chóng đạt đến ngưỡng cửa mà bạn mong muốn nhất trong thiền.
Tư thế này được ngồi như sau: Đầu tiên bạn ngồi xuống với tư thế ngồi xếp bằng sau đó dùng tay nâng bàn chân trái đặt lên bắp chân phải và ngược lại. Vòng bàn chân phải xuống phía dưới rồi đặt lên bắp chân trái.
Tư thế này sẽ khiến cho chân bạn bị đau, nhưng nếu như bạn tập luyện thành công cách ngồi này thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc thiền định nhất là khi bạn nhập tâm vào việc thiền mà cơ thể không bị biến dạng khi ngồi.
Bạn nên kiên trì với việc tập luyện này để nhận được nhiều lợi ích hơn từ thiền định, và cũng không nên nóng vội và gượng ép bản thân quá vì để làm được những điều này bạn cần có cả 1 quá trình không ngừng nghỉ cố gắng rèn luyện.
Thêm 1 chút lưu ý nữa là với tư thế ngồi thiền kiết già này thì sẽ không khuyến khích với người cao tuổi nhé. Vì với người lớn tuổi thì các cơ khớp đang bắt đầu trong quá trình lão hóa mạnh nên nếu bạn cố tình làm theo trong điều kiện độ dẻo dai của xương không cho phép thì rất có thể bạn sẽ phải trả giá đắt cho việc này nhé.
5. Tư Thế Ngồi Kiểu Nhật Bản (Seiza)
Tư thế ngồi này là ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và mông ngồi trên đó:
Kiểu ngồi Seiza được coi là bắt nguồn từ việc kết hợp tác pháp của các tư thế: Ngồi Thiền của Phật giáo và kiểu ngồi chầu trước Shogun. Seiza là cách ngồi chuẩn tắc lễ nghi của người Nhật. Ở tư thế ngồi này, hai ngón chân cái của hai chân xếp lên nhau, khoảng cách giữa hai đầu gối là 10 đến 15cm đối với đàn ông, đối với phụ nữ thì trong khả năng có thể khép gần vào nhau, thẳng lưng, hai tay để trên đùi, đầu hướng thẳng, miệng khép , mắt nhìn về phía trước.
6. Tư Thế Ngồi Thiền Trên Ghế (Chair Pose)
Ngồi Thiền trên ghế cũng đem lại nhiều lợi ích như tính tiện lợi khi mà có thể ngồi thiền bất kì đâu, như khi bàn đang làm việc, khi đang ngồi chờ đợi ai đó hay đơn giản khi đang ngồi. Phương pháp Thiền ĐỊnh này bạn chỉ cần tìm một nơi yên tĩnh hoặc có thể là giờ nghỉ trưa, tốt nhất là nên tìm một nơi yên tĩnh ít người qua lại. Không nhất quyết là phải ngồi trên bàn làm việc, chúng ta cũng không phải ngồi khoanh chân hay ngồi kiết già mà chỉ cần ngồi đâu đó là được.
Với tư thế này, bạn hãy giữ chân vai rộng của bạn ngoài trên sàn nhà. Trường hợp gặp vấn đề với lưng bạn thì hãy nên sử dụng đệm hỗ trợ phần lưng dưới. Cả hai bàn chân đặt bằng phẳng trên sàn ngay bên dưới đầu gối của bạn khoảng một góc 90 độ, nếu cần sử dụng cần một tấm đệm để nâng cao chân của bạn.
NHỮNG HIỆN TƯỢNG THƯỜNG XẢY RA KHI NGỒI THIỀN BẠN CẦN LƯU Ý
Hiện tượng hồn trầm hay còn gọi là hiện tượng ngủ gục thường hay xảy ra với những ai chưa quen với thiền định. Nên trong quá trình thiền sẽ gây các cảm giác về giác niệm rời rạc và yếu ớt sẽ khiến cho người thiền nhanh chóng bị ngủ gục mà không hề hay biết.
Vậy để có thể giải quyết được việc này thì bạn có thể học tập cách hít thở sâu, hít sâu vào và thở ra nhẹ nhàng. Bạn làm đều đặn như vậy từ 10 đến 20 lần chắc chắn nó sẽ giúp bạn có thể sốc lại tinh thần và tập trung cao độ vào thiền định.
Đây là hiện tượng rất dễ dẫn người thiền đến tình trạng bị tẩu hỏa, nhập ma. Đó là những viễn cảnh bản thân được gặp thần thánh, những vị tiên có nhiều phép thuật, những khung cảnh trời mây hữu tình mờ mờ ảo ảo….Thấy những âm thanh như tiếng chim hót, ve kêu, gió thổi, tiếng nhạc, đàn, sáo ở khắp mọi nơi.
Hiện tượng này thường xảy ra với những người mới tập thiền, và bạn nên nhớ rằng những cảnh tượng về thiên đường và địa ngục đó đều là giả dối là ảo tưởng hoàn toàn không có thật. Nếu như bạn quá u mê và không thể tỉnh táo trong nhận thức thì bạn sẽ rất dễ bị rơi vào u mê, sầu uất và sống ảo.
Khi đến với thiền định thì không hẳn ít người đã có cho mình những mong muốn những khát khao đạt được trong cuộc sống này. Vậy nên khi thiền người thiền sẽ chỉ nghĩ đến những điều ước và hy vọng đó nên sẽ có 1 tâm hồn thường không trong sạch, dễ bị phân tâm và cũng dễ bị rơi vào ảo giác và thất vọng, mất niềm tin khi mà bản thân chưa được toại nguyện.
Và đây cũng chính là điều rất kị trong thiền định, thiền sẽ giúp cho tâm hồn được trong sáng hơn, tịnh tâm hơn nhưng còn với những mong cầu là hình thức “vi tế” của những ham muốn. Nên bạn cần loại trừ nó ngay khi tập thiền để không bị ảnh hưởng đến con đường tu tập của mình.
NGUYÊN TẮC CẦN NHỚ KHI TẬP THIỀN TRONG TƯ THẾ NGỒI THIỀN
Khi tập thiền trong tư thế ngồi, có những nguyên tắc bạn cần nhớ để căn chỉnh cơ thể chính xác. Trong quá trình tập, bạn vẫn có thể sửa đổi linh hoạt cho phù hợp nhất với bản thân:
- Điều Chỉnh Tư Thế Ngồi: Tùy thuộc vào độ linh hoạt của hông mà bạn có thể ngồi theo tư thế hoa sen hoặc bán hoa sen. Bạn cũng có thể ngồi xếp bằng trên đệm thiền, gối hoặc ghế để tạo cảm giác thoải mái nhất nhằm dễ dàng tập trung vào việc thiền định.
- Điều Chỉnh Cột Sống: Dù bạn tập thiền ở tư thế nào thì cột sống cũng phải được giữ thẳng nhất có thể. Nếu bạn hay cúi người về phía trước hoặc hơi lắc lư về phía sau, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở bản thân trở lại tư thế đúng.
Bạn hãy nâng cơ thể lên và kéo căng cột sống mỗi lần hít vào. Cảm nhận dòng năng lượng đi từ gốc cột sống ra ngoài qua đỉnh đầu. Hít sâu và thở ra nhẹ nhàng, đồng thời giữ thẳng cột sống, điều này sẽ giúp bạn luôn tỉnh táo.
- Thả Lỏng Tay: Bạn có thể đặt tay lên đùi, lòng bàn tay úp xuống. Cách làm này sẽ giúp bạn tập trung và thư giãn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt bàn tay phải lên trên bàn tay trái với các ngón tay cái chạm nhẹ rồi đặt lên đùi với lòng bàn tay hướng lên. Tư thế này đã được chứng minh là có thể tạo ra nhiều nhiệt và năng lượng hơn cho cơ thể.
- Thả Lỏng Vai: Giữ vai thật thư giãn và thoải mái khi ngồi thiền. Điều này sẽ giúp mở rộng tim và tăng cường sức mạnh của lưng. Trong quá trình tập, hãy kiểm tra tư thế của bạn thường xuyên để đảm bảo cột sống luôn được giữ thẳng và phần vai không quá rũ xuống. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến chiều cao của 2 vai. Nếu có cảm giác 2 vai không đều, bạn cần điều chỉnh ngay.
- Giữ Cằm Thoải Mái: Giữ cằm tự nhiên và thả lỏng cơ mặt để đầu và cổ không bị gồng một cách gượng ép. Nếu bạn cố gắng ép cằm để kéo căng cột sống hoặc gồng cổ, cơ mặt, hơi thở sẽ dễ bị đứt quãng và khó thở sâu khi tập thiền.
- Thư Giãn Quai Hàm: Cố gắng giải phóng mọi căng thẳng ở quai hàm trước khi thiền. Bạn có thể làm điều này bằng cách ấn nhẹ lưỡi vào vòm miệng. Điều này sẽ tự động làm thư giãn quai hàm, giúp bạn nhận thức hơi thở rõ ràng hơn và làm chậm quá trình nuốt nước bọt. Bạn cũng có thể ngáp hoặc há to miệng trước khi thiền để kéo giãn cơ hàm và giải phóng căng thẳng.
- Khép Hờ Mắt: Khi ngồi thiền, bạn chỉ nên khép hờ mắt, tránh nhắm mắt lại, giữ cho khuôn mặt, mắt và mí mắt được thư giãn. Bạn cũng có thể mở mắt trong khi ngồi thiền bằng cách nhìn vào một điểm trên sàn cách bạn vài bước chân. Giữ khuôn mặt thư giãn và tránh nheo mắt.
Trước khi thiền, bạn cần lựa chọn mình sẽ thiền mở mắt hay khép hờ mắt để tránh phải đổi qua đổi lại trong khi tập. Việc đổi lại nhiều lần có thể khiến bạn mất phương hướng và làm gián đoạn quá trình tập.
Hy vọng, với những chia sẻ trên đây của thuocthang.com.vn về các tư thế ngồi thiền định cơ bản dành cho những ai muốn học thiền cũng như là những lưu ý về các hiện tượng rất dễ gặp phải ở những người mới bắt đầu học thiền cần biết. Để có thể né tránh và sẽ nhanh chóng thành công trong việc tu thiền của mình nhé.
Ngọc Nguyễn
Lo lắng thường góp phần khiến chúng ta mắc kẹt trong những thói quen mà chúng ta không muốn. Trong bài viết hôm nay, Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn đến bạn bài Thực hành chánh niệm Để Xoa Dịu Sự Lo Lắng Và Nuôi Dưỡng Sự Tò Mò. Thực hành chánh niệm này cho phép chúng ta xoa dịu những suy nghĩ đua đòi bằng cách cho phép chúng ta điều chỉnh để thể hiện nhận thức.
Tứ thiền nghĩa là bốn cấp độ nhập định được chia ra Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đây là bốn cấp độ tu thiền mà người hành thiền có thể đạt được.
Thiền rất tốt cho sức khỏe và tinh thần, nó hướng đến một cuộc sống đầy tích cực và lạc quan nhưng đó là bạn thực hiện ngồi thiền đúng phương pháp. Ngược lại, nếu ngồi thiền không đúng cách sẽ rước những tác hại vào thân.
Đi bộ có chánh niệm có thể là một cách để đánh thức niềm vui của chúng ta khi chúng ta chú ý đến cảnh vật, mùi và âm thanh xung quanh.
Thiền Chánh Niệm là phương pháp thiền mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, được công nhận bởi cả y học truyền thống lẫn hiện đại. Khác với hoạt động thể dục thể thao, bộ môn này đòi hỏi người thực hành tôi luyện cả về tâm trí lẫn thể xác, từ đó đạt được sự viên mãn trong cuộc sống. Bài viết này, Thuocthang.com.vn sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc những bài tập cơ bản trong phương pháp thiền Chánh Niệm, phù hợp cho người mới bắt đầu.
Với áp lực cuộc sống như hiện nay ngồi thiền hiện đang là trào lưu được rất nhiều người quan tâm và thực hiện. Khi nói đến thiền, nhiều người sẽ nghĩ đến việc ngồi thiền trong phật pháp. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thiền trong yoga.
Với áp lực cuộc sống như hiện nay ngồi thiền hiện đang là trào lưu được rất nhiều người quan tâm và thực hiện. Khi nói đến thiền, nhiều người sẽ nghĩ đến việc ngồi thiền trong phật pháp. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thiền trong yoga.
Có lẽ bạn đã nghe về xu hướng ngày càng tăng trong thiền định và tất cả những lợi ích của việc thực hành thiền định. Bạn có lẽ đã nghĩ đến việc tập luyện nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu. Trong bài viết này, Thuocthang.com.vn sẽ đề cập đến cho bạn những lý do và cách thiền chánh niệm đơn giản nhất cho người mới bắt đầu để bạn rút ngắn thời gian và thực hành Thiền một cách hiệu quả hơn.
Thiền rất tốt cho sức khỏe và tinh thần, nó hướng đến một cuộc sống đầy tích cực và lạc quan nhưng đó là bạn thực hiện ngồi thiền đúng phương pháp. Ngược lại, nếu ngồi thiền không đúng cách sẽ rước những tác hại vào thân.
Tứ thiền nghĩa là bốn cấp độ nhập định được chia ra Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đây là bốn cấp độ tu thiền mà người hành thiền có thể đạt được.