Bệnh thoái hóa cột sống là một cách gọi để chỉ việc xương cột sống bị lão hóa mất dần cấu trúc và chức năng bình thường theo thời gian. Đây cũng là thuật ngữ để chỉ một số dạng bệnh như thoái hóa đĩa đệm, gai cột sống, viêm xương khớp ở cột sống. Căn bệnh này có thể xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực và đặc biệt là cột sống thắt lưng.
Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng thoái hóa đốt sống kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì đau nhức xương khớp, tê buốt cột sống, khó vận động, mất cảm giác các chi, nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, thậm chí là bại liệt suốt đời
NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM), trên thực tế phân tích và thống kê thì có rất nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng này, trong đó những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống phổ biến nhất gồm có:
- Thoái hóa tự nhiên: Đây là quy luật tự nhiên, ít ai có thể tránh khỏi. Càng về già cột sống càng dễ lão hóa, tình trạng này thường xuất hiện khi bắt đầu bước qua độ tuổi 30.
- Ăn uống thiếu chất: Bệnh thoái hóa đốt sống có thể do cơ thể thiếu hụt lượng canxi, chất glucosamine là thành phần chính để sản sinh ra sụn khớp, các thành phần giúp bôi trơn đốt sống.
- Chấn thương do tai nạn:
Những va chạm hình thành các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, lao động cũng là những nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống điển hình.
- Di truyền: Các tổn thương bẩm sinh khiến nhiều người bị gù hay bị vẹo cột sống gây ra sự thay đổi diện tích khiến cho cột sống bị chèn ép, gây nên bệnh.
Biến chứng bệnh lý: Những người bị mắc bệnh tiểu đường, mãn kinh sớm hay những bệnh nhân yếu sinh lý, thận hư, suy giảm chức năng thận…
TRIỆU CHỨNG THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Biểu hiện đặc trưng nhất là những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ ở vùng cột sống lưng. Chúng thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày rồi thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.
Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cảm nhận được một số dấu hiệu kèm theo khác, điển hình như:
+ Đau đốt sống lưng phía dưới liên tục, kéo dài trong một khoảng thời gian từ 6-8 tuần.
+ Cơn đau thường có xu hướng lan sang các vùng xung quanh, đặc biệt là hông và chân.
+ Mất dần đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống.
+ Người bệnh thoái hóa cột sống gặp phải nhiều khó khăn khi vận động, vặn mình, cúi người.
+ Đau hơn khi hoạt động chân tay nâng đồ vật nặng.
+ Các cơn đau không xảy ra liên tục, thường kéo dài thành nhiều đợt khác nhau.
+ Khi người bệnh có những hoạt động các khớp cơ nhiều thì cơn đau lưng lại tái phát.
+ Chạy nhảy hoặc đi bộ cũng có thể bị đau
+ Đau lưng là triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp. Có thể cảm nhận được cơn dọc theo xương sườn khi rễ dây thần kinh bị chèn ép.
+ Sự khó chịu và đau đớn sẽ tăng cường độ khi thay đổi tư thế hay di chuyển, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày.
+ Nếu để lâu các cơn đau thoái hóa đốt sống với tần suất dày đặc hơn, người bệnh còn có thể bị tê liệt chân.
+ Hạn chế vận động ở phần lưng.
MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA THOÁI HÓA CỘT SỐNG LƯNG ĐƯỢC ĐÚC RÚT, THỰC NGHIỆM QUA NHIỀU ĐỜI
PGS. BS Nguyễn Trọng Nghĩa (cố vấn cao cấp bài thuốc An Cốt Nam nổi tiếng), người đã dành nhiều năm tâm huyết để tìm hiểu và nghiên cứu về các vị thuốc, bài thuốc dân gian chữa bệnh thoái hóa cột sống. Ông cho biết: “Việt Nam là quốc gia khí hậu nhiệt đới ẩm, nguồn dược liệu vô cùng phong phú. Trong đó những thảo mộc có tác dụng điều trị thoái hóa ở cột sống, đốt sống không phải là ít”. Qua kinh nghiệm thực tế của bản thân cùng các công trình nghiên cứu của đồng nghiệp, ông cho rằng những bài thuốc sau đây là những bài thuốc nổi bật, lành tính, tác dụng bảo tồn, nhất là ở vị trí đốt sống thắt lưng.
1. Rượu Xoa Bóp Từ Lá Mật Gấu
Rửa sạch 30g lá mật gấu rồi đem giã nhuyễn và lọc lấy phần nước cốt. Pha nước này với 300ml rượu trắng rồi hấp cách thủy trong 15 phút. Ủ rượu ở nơi thoáng mát trong 1 tháng là dùng được.
Mỗi lần đau nhức dùng rượu này xoa bóp sẽ giúp loại bỏ viêm nhiễm từ đốt sống thoái hóa, tăng cường lưu thông máu, giãn cơ.
2. Chữa Thoái Hóa Cột Sống Lưng Từ Cây Ngải Cứu
Ngải cứu phơi tái, muối hột rang vàng. Cho hỗn hợp này vào một chiếc túi vải và khâu miệng lại. Mỗi tối cho túi ngải vào lò vi sóng quay khoảng 3 phút rồi kê dưới thắt lưng qua đêm. Cứ nửa tháng lại thay nguyên liệu 2 lần. Dùng khoảng 3-4 túi ngải sẽ thấy hết đau nhức.
3. Bài Thuốc Chữa Bệnh Ngũ Căn Thảo Thang
Lá lốt, rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, đem thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 1 tháng sẽ giảm đau, tăng cường lưu thông máu tới nuôi dưỡng sụn khớp ở đốt sống, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng.
4. Bài thuốc với cây xương rồng
Lấy 100g xương rồng tai thỏ đập dập phơi khô rồi tán thành bột mịn kết hợp với 100g cám gạo, 50g muối hột, 100ml giấm gạo. Đem hỗn hợp này chưng nóng rồi đắp ở vị trí đau vùng thắt lưng khoảng 30 phút trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.
5. Bài Thuốc Chữa Bệnh Tổng Hợp
Người bệnh thoái hóa cột sống dùng chìa vôi, cỏ xước, cỏ ngươi, tầm gửi, dền gai, lá lốt, mỗi loại 70g, đem thái nhỏ và sao vàng với lửa nhỏ rồi chia làm 3 phần. Một phần đun với 2 lít nước, uống thay nước hàng ngày. Hai phần còn lại giã nhỏ, trộn với muối hạt to rồi đắp lên vùng lưng bị thoái hóa.
6. Đậu Đen Hấp Trong Trái Dừa
- Nguyên liệu:
+ 1 quả dừa tươi
+ 20g đậu đen
- Thực hiện: Đậu đen ngâm nước 1 tiếng cho mềm ra, Chặt phần đầu của quả dừa tạo thành miệng nhỏ, đổ đậu đen vào. Đậy nắp và hấp cách thủy khoảng 4 tiếng.
Mỗi tuần sử dụng từ 2 – 3 quả dừa hấp đậu đen sẽ giúp kháng viêm, giảm đau thoái hóa cột sống nhanh chóng. Sau 1 – 2 tuần sử dụng sẽ thấy cơ lưng giãn ra, lưng hết cứng và nhức mỏi, vận động dễ dàng.
Để phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống, tất cả chúng ta cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc khoa học. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và duy trì đều đặn hằng ngày. Xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường tập thể dục, thể thao và thăm khám sức khỏe định kỳ.
Mrs Nguyễn Ngọc
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…