Ung Thư khoang miệng là loại ung thư hay gặp của vùng đầu cổ, liên quan nhiều tới hút thuốc lá, uống rượu bia…Bệnh ung thư khoang miệng nếu được chuẩn đoán ở giai đoạn sớm sẽ có tiên lượng tốt hơn so với bệnh nhân được chuẩn đoán ở giai đoạn muộn, thể hiện ở thời gian sống thêm khi được chuẩn đoán sớm sẽ cao hơn hẳn so với khi phát hiện ở giai đoạn muộn.
Ung thư khoang miệng là một trong 10 bệnh ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam.
Các triệu chứng và biểu hiện thường gặp của ung thư khoang miệng là: thay đổi màu sắc bất thường ở niêm mạc miệng như : vết , mảng hơi đỏ hoặc trắng , các vết thương ở khoang miệng khó liền , bất kỳ điểm sùi hoặc loét nào ở lưỡi, niêm mạc má, hay lợi đã được điều trị 2 tuần mà vẫn không khỏi, các triệu chứng chảy máu ở khoang miệng thậm chí đối với vết thương nhỏ, cảm thấy khó khăn trở ngại trong việc nói và nuốt. Có những tổn thương bị tái phát nhiều lần trong miệng. Bị tê dại hoặc mất cảm giác ở bất cứ điểm nào trong miệng.
Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư khoang miệng không có cảm giác đau ở giai đoạn sớm. Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác khó chịu do kích thước của khối u gây ra và chưa có một phương pháp nào được chứng minh là có thể ngăn chặn ung thư miệng. Tuy nhiên, có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng nếu bạn thay đổi các thói quen sau:
1. Hút Thuốc:
Đã từ lâu, thuốc lá được coi là cội nguồn hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hô hấp và đặc biệt là bệnh ung thư. Nhiều khảo sát về tình trạng hút thuốc lá ở trong nước hay nước ngoài đều khẳng định, thuốc lá chính là nguy cơ gây nên ung thư vùng khoang miệng.
Các Nitrosamines đóng vai trò quan trọng trong việc “gây họa” này: Một người nếu mỗi ngày hút 15 điếu thuốc lá, kéo dài trong 20 năm thì nguy cơ mắc ung thư khoang miệng cao hơn 5 lần so với người không hút thuốc lá. Điều nguy hiểm là những nguy cơ này có thể đe dọa cả những người không hút thuốc lá, phải hít khói thuốc một cách thụ động.
Nếu bạn sử dụng thuốc lá, thì hãy dừng lại. Nếu bạn không sử dụng thuốc lá thì cũng đừng bắt đầu. Sử dụng thuốc lá, cho dù là hút hoặc nhai, đều có thể có nguy cơ bị ung thư trong miệng bạn.
2. Sử Dụng Rượu Bia:
Thói quen uống rượu, nhất là các loại rượu mạnh (nồng độ cồn cao), bạn sẽ bị bỏng niêm mạc miệng. Điều này ai cũng có thể nhận biết ngay trong lúc uống rượu. Nếu để quá trình này kéo dài thì sẽ dẫn đến tổn thương biến đổi niêm mạc miệng. Các tổn thương này tiến triển đến một mức độ nào đó thì sẽ trở thành ung thư. Nguy cơ này tăng lên rất nhiều ở người vừa nghiện rượu, vừa nghiện thuốc lá.
Để phòng tránh ung thư miệng nên bỏ rượu hoặc uống tối đa 1 ly rượu/ngày.
3. Không Giữ Vệ Sinh Răng Miệng Thường Xuyên:
Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Lúc này, các vi khuẩn sẽ tích tụ dần lại và hình thành nên chất nitrosamine - một tác nhân gây ung thư. Ngoài ra, Tình trạng răng miệng kém vệ sinh có thể dẫn đến giảm khả năng miễn dịch của cơ thể trong việc chống lại các tế bào ung thư.
Bởi vậy việc giữ gìn vệ sinh răng miệng là rất quan trọng để phòng tránh bệnh ung thư miệng.
4. Chế Độ Ăn Uống Không Hợp Lý:
Nếu chế độ ăn của bạn không đảm bảo đủ dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin A1, vitamin B2 cùng các nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng, sắt... thì có thể làm tăng độ nhạy của cơ thể với chất gây ung thư, từ đó dẫn đến bệnh ung thư miệng.
5. Tiếp Xúc Với Ánh Nắng Mặt Trời Thường Xuyên :
Nếu môi trường làm việc của bạn thường xuyên phải ở ngoài trời thì chính ánh nắng mặt trời chiếu xuống cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng. Do việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là những thời điểm có tia UV cao sẽ làm cả vùng đầu của bạn bị ảnh hưởng. Do đó, bạn nên bảo vệ vùng da đầu, nhất là ở xung quanh khoang miệng bằng cách đội mũ rộng vành, bôi kem chống nắng và đeo khẩu trang che kín. Ngoài ra, Để ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ ung thư khoang miệng, nên khám răng-hàm-mặt mỗi năm một lần. Đối với những người có nguy cơ cao (trên 40 tuổi, có hút thuốc, uống rượu hoặc ăn trầu, xỉa thuốc), nên khám và tầm soát ung thư xoang miệng 6 tháng/lần .
Mrs Ngọc Nguyễn
Bác sĩ Bùi Văn Chinh có kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám và điệu trị các bệnh lý ngoại tổng hợp như: bướu cổ, gan mật, bệnh trĩ,...
Bác sĩ Hồ Thị Hồng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý phức tạp cần phối hợp đa chuyên khoa, những bệnh lý như ung thư, ung bướu.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em thắc mắc khi nào cần thiết phải phẫu thuật u xơ tử cung? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...
Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.
Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, tỷ lệ người điều trị sống trên 5 năm có thể lên đến 85%. Bạn có thể nhận biết ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm và có các biện pháp điều trị, nhưng trong giai đoạn này, dấu hiệu đó có thể lầm tưởng là nhiệt, loét miệng.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…