Người cao tuổi ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Kéo theo đó, việc chăm sóc cho người già, người lớn tuổi phải thật cẩn thận. Không chỉ về sức khỏe thế chất mà tâm lý người cao tuổi cũng nên được quan tâm. Tuổi càng cao, họ càng suy ngẫm nhiều, từ đó, mang theo những nỗi lo lắng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người già.
Nguyên Nhân Thường Gặp Của Rối Loạn Tâm Lý Ở Người Cao Tuổi
Đầu tiên là các stress của việc tái thích nghi với hoàn cảnh sống mới, khi phải chuyển từ giai đoạn làm việc tích cực đến giai đoạn nghỉ hưu.
Những người cao tuổi sau khi về hưu trải qua một loạt các biến đổi tâm lý quan trọng do nếp sinh hoạt thay đổi, các mối quan hệ xã hội bị hạn chế. Một số người trong số đó khó thích nghi được với giai đoạn khó khăn này nên mắc hội chứng về hưu, với tâm trạng buồn chán, mặc cảm, thiếu tự tin, dễ cáu gắt, nổi giận.
Thứ hai là tâm lý tự nhiên của người cao tuổi là thường sợ ốm đau, bệnh tật, sợ chết. Như chúng ta biết, lão hóa là một quá trình tự nhiên không thể cưỡng lại được, làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố gây bệnh như nhiễm khuẩn, nhiễm độc, các stress.
Đây là mảnh đất màu mỡ để bệnh tật phát triển. Ngoài việc phải thừa hưởng những bệnh mạn tính từ giai đoạn trước đó của cuộc đời, người cao tuổi còn mắc thêm các bệnh khác nữa.
Do vậy đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi là mắc nhiều bệnh cùng một lúc như tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, đái tháo đường, Alzheimer, Parkinson, các bệnh xương và khớp, bệnh phổi, phế quản, ung thư…
Hậu quả là bệnh tật làm thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc tâm lý và nhân cách của người bệnh. Bệnh càng nặng, càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng.
Do đó, con cháu trong gia đình cần thông cảm, thấu hiểu để chia sẻ cùng người lớn tuổi trong nhà. Tâm lý người già có những bất ổn nhất định nên chúng ta cần tìm hiểu chi tiết để dễ dàng tạo sự hòa hợp trong gia đình hơn. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu về vấn đề này để biết cách chăm sóc người cao tuổi của bạn nhé.
Những Người Cao Tuổi Nào Thường Bị Rối Loạn Tâm Lý ?
Về độ tuổi, có hai giai đoạn người cao tuổi hay bị rối loạn tâm lý, đó là độ tuổi từ 50-59 và tuổi trên 70. Các cụ bà thường mắc bệnh nhiều hơn các cụ ông.
Những người có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn cũng dễ bị mắc bệnh hơn. Những người bị mắc nhiều bệnh, kèm theo các chứng đau, phải nằm viện nhiều lần cũng dễ bị rối loạn tâm lý hơn.
Các Dấu Hiệu Nhận Biết Chứng Rối Loạn Tâm Lý Ở Người Cao Tuổi
Các rối loạn tâm lý ở người cao tuổi rất phong phú và đa dạng. Những biểu hiện nhẹ là khó chịu, lo lắng. Nặng hơn một chút là các biểu hiện rối loạn thần kinh chức năng, với các biểu hiện suy nhược cơ thể, lo âu, ám ảnh bệnh tật. Nặng hơn nữa có thể có các trạng thái rối loạn tâm thần, biểu hiện bằng các hội chứng hoang tưởng và rối loạn ý thức.
Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về rối loạn tâm thần ở bệnh viện đa khoa trên 25.000 bệnh nhân trên 14 quốc gia cho thấy 1/4 có rối loạn tâm thần. Rối loạn tâm lý thường gặp nhất là lo âu.
+ Lo âu có thể là biến chứng của điều trị hoặc xuất phát từ nhận định tiêu cực về tiên lượng bệnh của mình. Các biểu hiện lo âu thường rất đa dạng, phức tạp. Bệnh nhân cảm thấy sợ hãi, lo lắng về tương lai, dễ cáu, khó tập trung tư tưởng, căng thẳng vận động, bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau đầu, khô miệng, đánh trống ngực.
+ Đôi khi người bệnh trải nghiệm cảm giác khiếp sợ, hoảng loạn, tuyệt vọng về bệnh tật, sợ chết. Bệnh nhân cũng có thể có các suy nghĩ ám ảnh như nghi bệnh, sợ bẩn… khiến phải rửa tay liên tục hay kiểm tra đi kiểm tra lại…
+ Lo âu có thể kéo dài, gây trở ngại rõ rệt đến sinh hoạt, hoạt động nghề nghiệp, quan hệ xã hội của bệnh nhân. Rối loạn tâm lý khác cũng thường gặp là trầm cảm. Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy trong đời người, 13% người dân có cơn trầm cảm. Tuy nhiên người cao tuổi hay mắc chứng trầm cảm hơn.
+ Ở người già, trầm cảm thường biểu hiện bằng sự lo lắng thái quá về sức khỏe, cảm giác buồn phiền, chán nản và mất niềm tin kéo dài. Những triệu chứng này thường kèm theo sự suy giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ăn, khó ngủ và đi đến suy kiệt.
+ Ngoài ra, họ còn có các biểu hiện khác như xa lánh vợ hoặc chồng, bạn thân, đau ốm liên miên, không hoạt bát, hay thất vọng, giảm trí nhớ, khó thích nghi với những thay đổi như việc chuyển chỗ ở hoặc những thay đổi trong nội bộ gia đình.
+ Về mặt y khoa, trầm cảm là một rối loạn thuộc nhóm rối loạn khí sắc thể hiện sự ức chế của cảm xúc, tư duy và vận động. Người bệnh trải qua cảm xúc buồn rầu ủ rũ, nhìn sự vật xung quanh một cách bi quan ảm đạm.
+ Bệnh nhân có tư duy chậm chạp, biểu hiện bằng suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng không nhanh chóng, tự cho mình là thấp kém, có hoang tưởng bị tội, hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng nghi bệnh, có ý nghĩ và hành vi tự sát.
+ Ngoài ra vận động cũng bị ức chế. Người bệnh ít hoạt động, ít nói, sững sờ, đờ đẫn, thường ngồi lâu một tư thế với nét mặt trầm ngâm suy nghĩ. Trầm cảm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cá nhân, gia đình, cũng như khả năng thực hiện các công việc xã hội, nghề nghiệp, nhiều trường hợp còn dẫn đến hành vi nguy hiểm cho bản thân và xung quanh như tự sát hoặc giết người rồi tự tử.
Tóm lại, trong cuộc sống hằng ngày các nhân viên y tế và người thân của bệnh nhân cần quan tâm nhiều hơn đến bệnh nhân để nhận biết và điều trị kịp thời rối loạn trầm cảm và lo âu ở người cao tuổi.
Luyện tập thể thao tăng cường sức khỏe là một biện pháp tránh trầm cảm của người cao tuổi.
Cách Chăm Sóc Người Cao Tuổi
Người già thường thay đổi tâm sinh lý thất thường, do đó, khi chăm sóc người già về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cần hết sức thận trọng. Con cháu trong nhà nên quan tâm, lo lắng cho các cụ nhiều hơn, thường xuyên trò chuyện và khuyến khích các cụ tập thể thao nâng cao sức khỏe thân thể lẫn tâm lý người cao tuổi.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về đấng sinh thành. Từ đó sẽ chăm sóc người cao tuổi dễ dàng hơn trong những ngày xế chiều. Hãy nghĩ về những ngày chúng ta còn thơ bé và đừng trách móc khi tâm lý người già thất thường nhé!
Ngọc Nguyễn
Các loại vitamin và khoáng chất là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Người cao tuổi cần ăn đầy đủ thực phẩm và cung cấp các chất dinh dưỡng để duy trì một sức khỏe tốt.
Ở người cao tuổi thì chán ăn thường có nhiều lý do, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu để kéo dài dễ dẫn đến tình trạng suy kiệt. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, người cao tuổi cần được chăm sóc về dinh dưỡng thật tốt.
Ở người cao tuổi, hệ tiêu hóa bắt đầu suy giảm hiệu quả hoạt động, thị lực giảm, răng yếu, mũi kém nhạy, tuyến nước bọt tiết ít, khiến người cao tuổi cảm thấy ăn không ngon miệng, làm ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của tuổi già. Và nguy cơ mắc các bệnh lý là rất cao, vì vậy người cao tuổi cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng.
Hiên nay, bệnh Gút (Gout) là bệnh rất phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi. Theo thống kê có 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc bệnh gout, ngoài ra, những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Nếu muốn các bậc sinh thành khỏe mạnh, bạn hãy gợi ý họ thử thực hiện những bài tập dưỡng sinh tại nhà. Các bài tập thể dục dưỡng sinh không chỉ giúp người lớn tuổi cải thiện sự linh hoạt của cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị bệnh đấy.
Sữa là một nguồn dưỡng chất dồi dào và là một loại thực phẩm cần thiết trong cuộc sống. Sữa có công dụng rất lớn đối với trẻ nhỏ, không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng mà còn bổ sung năng lượng cần có cho cơ thể trẻ.
Tuy nhiên, nhiều người thường ưu tiên chọn sữa cho trẻ nhỏ mà quên rằng những người lớn tuổi cũng cần tới loại thức uống này. Nếu bạn đang có thắc mắc về việc người cao tuổi nên uống sữa gì? chọn sữa cho người cao tuổi theo tiêu chí nào là hợp lý? thì bài viết sau của Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết nhất.
Tuổi cao, đồng nghĩa với sức khỏe giảm dần, môi trường tương tác hàng ngày cũng bị thu hẹp nên nhu cầu bức thiết của người cao tuổi chính là giao tiếp và tập luyện. Người cao tuổi thường lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp với điều kiện, sở thích, khả năng của mình. Ngoài việc nâng cao sức khỏe, đây còn là môi trường tốt để người cao tuổi giao lưu, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống.