Hải sâm hay còn được gọi là sâm biển, đỉa biển, nhân sâm biển, dưa chuột biển … Loại động vật từ biển cả này được đánh giá cao về công dụng tương tự như nhân sâm. Vì thế nhiều người thường sử dụng hải sâm để ngâm thành rượu.
Vậy hải sâm là con gì ? Tác dụng của nó ra sao ? Cách ngâm như thế nào ? Mời bạn đọc cùng | thuocthang.com.vn hôm nay đi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Khái quát về loài hải sâm
Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".
Tên dược liệu: Hải sâm
Tên gọi khác: Đỉa biển, sâm biển, dưa chuột biển, hải thử, nhâm sâm biển cả…
Tên gọi theo khoa học: Stichopus japonicus Sel
Dược liệu thuộc họ: Holothuroidea (Hải sâm)
Hải sâm có một lớp thịt dày, cấu tạo theo dạng hình ống, bên ngoài có nhiều u, bướu sần sùi. Cơ thể chúng không có đầu đuôi phân biệt, chỉ có một lỗ nhỏ ở giữa là miệng, xung quanh miệng có nhiều tua nhỏ, được ví như những “cánh tay” để nắm bắt thức ăn.
Hải sâm có nhiều loại khác nhau và được phân bổ tại nhiều vùng biển khác nhau. Tại Việt Nam, có hơn 50 loại hải sâm và chia thành ba loại chính. Mỗi loài đỉa biển có những đặc điểm riêng biệt khác nhau:
Holothuria martensii L: Loại hải sâm này rất phổ biến tại Việt Nam, có khoảng 20 xúc tu và sống tập trung ở vùng nước dưới triều. Trong các loại đỉa biển hiện nay, Holothuria martensii L có giá trị kinh tế cao.
Leptopentacta Typica: Kích thước của Leptopentacta Typica nhỏ hơn so với Holothuria martensii L, chỉ có khoảng 10 xúc tu. Loại sâm biển này thường được tìm kiếm nhiều ở vùng vịnh Bắc Bộ.
Hải sâm chân ống: Loại này có hình dáng gần giống giun, sống ở vùng bùn cát, bùn nhuyễn có độ sâu từ 10m – 50m so với mực nước biển. Cũng bởi đặc tính này dân biển gặp nhiều khó khăn khi khai thác.
2. Tác dụng của rượu hải sâm
Hải sâm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm, kẽm, sắt, crom, iot, testosterone, hoạt chất Holothurin B,… Sâm biển cũng vì thế mà được mệnh danh là “nhân sâm của biển” và được tận dụng để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe.
Cụ thể, cứ 100g hải sâm có 75,6g protein, cao gấp 5 lần thịt lợn nạc và 3,5 lần ở thịt bò. Ở nước ta, tuy hải sâm chỉ chiếm từ 63,23 – 67, 22g nhưng với lượng dinh dưỡng này cũng cho thấy vì sao loài sinh vật biển này được nhiều người yêu thích sử dụng để bồi bổ sức khỏe. Chưa kể, hải sâm còn có khả năng chống chứng di tinh, tảo tiết ở nam giới và hạn chế chứng lãnh cảm ở nữ giới cực kỳ hiệu nghiệm.
Không chỉ được sử dụng như một thực phẩm tạo ra những món ăn chất lượng, hải sâm còn được dùng để ngâm rượu hoặc làm thuốc. Theo Đông y, nhân sâm biển có vị mặn, tính ấm, với những công dụng nổi bật về sức khỏe như:
+ Sát khuẩn.
+ Tinh tủy.
+ Bổ thận, tráng dương.
+ Dưỡng huyết, nhuận táo.
+ Ích tinh.
+ Tiêu độc.
+ Cầm máu, trị ho.
+ Chống lão hóa.
3. Cách ngâm rượu hải sâm
3.1 Sơ chế hải sâm
Trước hết các bạn cần mang chúng đi rửa sạch bùn đất bên ngoài. Sử dụng 1 ngón tay hoặc đoạn gỗ nhỏ ấn vào miệng hải sâm nhằm đẩy nhẹ toàn bộ chất bẩn trong ruột ra ngoài.
Sau đó, vứt bỏ bộ phận bên trong, rửa sạch rồi đem tẩy mùi bằng gừng với rượu theo tỷ lệ 1kg hải sâm/200g gừng tươi + 300ml rượu trắng có nồng độ khoảng 40 – 45 độ. Cho hải sâm vào dung dịch gừng và rượu trắng bóp đều trong vòng 30 phút.
Khi đã bóp đều khử mùi hải sâm xong, bạn lấy chúng ra rửa sạch gừng và rượu, để khô ráo rồi mới tiến hành ngâm rượu.
3.2 Cách ngâm hải sâm tươi
Chuẩn bị:
Hải sâm tươi: 400g;
Cồn dược, loại 45 – 50 độ.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch hải sâm, để ráo nước;
Bước 2: Chọn loại cồn dược dụng có nồng độ khoảng 60 – 70 độ. Chuẩn bị một bình lớn, cho hải sâm, cồn dược vào ngâm. Đậy kín nắp, ngâm trong vòng 3 tháng.
Bước 3: Sau ba tháng, chiết rượu thuốc hải sâm ra để dùng.
Bạn có thế kết hợp một số loại thuốc bắc khác để tăng cường tác dụng hỗ trợ sinh lực như:
+ Ngưu tất: 100g;
+ Hà thủ ô đỏ: 100g;
+ Đương quy: 100g;
+ Ba kích: 100g;
+ Dâm dương hoắc: 50g;
+ Phá cố chỉ: 50g;
+ Thỏ ty tử: 50g;
+ Thiên niên kiện: 8g;
+ Trần bì: 12g.
3.3 Cách ngâm hải sâm khô
Chuẩn bị:
Hải sâm: 400g;
Rượu, loại 40 – 45 độ.
Cách thực hiện:
Bước 1: (Sơ chế) Rửa sạch hải sâm, để ráo nước
Bước 2: Mang hải sâm đi phơi hoặc sấy khô
Bước 3: Tán hải sâm phơi khô thành bột thô
Bước 4: Ngâm bột hải sâm với rượu. Ngâm trong vòng 30 ngày.
Bước 5: Nếu người dùng chiết rượu hải sâm ra ngoài, cho thêm rượu vào thì thời gian ngâm cũng cần rút ngắn sau mỗi lần ngâm thêm. Thời gian ngâm rút ngắn lần lượt là: 30 ngày (lần đầu), 21 ngày, 15 ngày.
Nên dùng rượu hải sâm với liều lượng vừa đủ. Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng:
Liều lượng dùng: 30 – 50ml/lần uống;
Số lần: 2 – 3 lần/ngày.
Trên đây là những chia sẻ về hải sâm cũng như tác dụng của nó đối với sức khỏe và cách ngâm rượu hải sâm. Hy vọng rằng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tham khảo và hiểu rõ hơn về hải sâm nhé. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh nhé !.
Danh Trường
Sao biển còn được mệnh danh là “nữ hoàng đáy biển”. Sao biển được biết đến rất nhiều công dụng, nhất là khi ngâm với rượu vừa giúp tăng cường sinh lý cả nam và nữ lại trẻ hóa làn da thêm mịn màng.
Rượu đòng đòng là một trong những đặc sản, món quà quý của miền quê Bắc Bộ. loại rượu này được rất nhiều cánh mày râu săn tìm để thưởng thức vì độ ngon và an toàn lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Ốc kèn là loại ốc vô cùng quý hiếm và từ lâu ốc kèn đã được coi là món ngon đặc biệt trong những đặc sản biển bởi thịt của nó giòn, ngon và bổ dưỡng. Vì vậy hiện nay rất nhiều người sử dụng ốc kèn để ngâm rượu để bồi bổ sức khỏe.
Ngải cứu khá quen thuộc với người dân Việt Nam và từ xưa ông cha ta đã dùng thảo dược này để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Và hiện nay sử dụng rượu ngâm ngải cứu để chữa bệnh đang được truyền tai nhau rất nhiều.
Mối chúa loài vật này tưởng chừng như vô dụng, không có tác dụng gì, nhưng thực tế nó loại thực phẩm quý được ví như đông trùng hả thảo dưới lòng đất. Mối chúa trong Đông y có rất nhiều tác dụng như bổ thận tráng dương, chống xuất tinh sớm, giảm đau nhức xương khớp,…
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Bản thân trái cây tươi đã mang nhiều chất dinh dưỡng có lợi và thường dùng để làm món tráng miệng hàng ngày. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ đến cách làm rượu trái cây chưa? Đây là một trong những cách chế biến rượu vừa thơm ngon, vừa an toàn lại tốt cho sức khỏe đang được rất nhiều gia đình áp dụng.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Rượu nho luôn là loại đồ uống được nhiều người yêu thích và để ngâm ủ được rượu nho có mùi thơm đặc trưng, hương vị nồng nàn, mà phải có màu đỏ đẹp thì không phải ai cũng làm được. Cách làm ngâm ủ rượu nho không mấy phức tạp nhưng đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ và thời gian ủ lâu dài, nếu khoảng thời gian bạn ủ càng lâu rượu sẽ càng ngon và hấp dẫn hơn.