Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …
Dưới đây là những bài thuốc chữa ho phổ biến nhất, mẹ tham khảo thử nhé!
1. Chưng Quất Với Đường Phèn
Theo đông y, trái quất có vị chua ngọt, tính mát. Trong quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng virus và kháng khuẩn. Đường phèn có hương vị ngọt, tính bì bổ tỳ và phế. Dùng quất chưng với đường phèn bằng hấp cách thủy sẽ giúp bé trừ ho, trừ đờm. Đường phèn ngọt nên bé dễ uống.
Cách làm: Dùng 2-3 quả quất còn xanh, cắt nhỏ, sau đó cho ít đường phèn vào và đem hấp cách thủy khoảng 15-20 phút. Cho bé dùng nguội, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
2. Rau Diếp Cá
Rau diếp cá được biết đến là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho rất hiệu quả cho trẻ nhỏ. Mẹ dùng một nắm lá diếp cá (khoảng 5-10 lá), rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn, rồi trộn đều với một bát nước vo gạo, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút cho diếp cá nhừ nát. Sau đó, để nguội và lọc lấy nước cho bé uống. Mẹ cho bé uống từ 2-3 lần mỗi ngày, tốt nhất nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ.
Lưu ý:
Trong thời gian bé uống rau diếp cá, mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đờm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường.
Ngoài ra, trong thời gian này mẹ nên hạn chế cho bé ăn các đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Nên xay nhuyễn thức ăn để bé dễ nuốt, dễ tiêu hơn, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước chanh hoặc nước cam. Nếu bé nôn trớ nhiều, có thể bổ sung men tiêu hóa từ sữa chua.
3. Chanh Đào Hấp Cách Thủy
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm, mẹ có thể cho bé uống chanh đào sẽ khỏi. Với chanh đào, mẹ có thể làm nhiều cách. Mẹ có thể ngâm chanh đào với muối, mật ong và đường phèn. Trẻ dưới 1 tuổi mẹ chưng chanh đào với đường phèn, trẻ trên 1 tuổi mẹ có thể chưng với mật ong.
Cách làm: Mẹ thái chanh đào thành từng miếng mỏng cho vào chén, sau đó cho đường phèn vào chén và hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Mẹ cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần là 1 thìa cà phê.
4. Lá Hẹ Chưng Đường Phèn
Lá hẹ được biết đến là một vị thuốc, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm gối. Vì vậy, dân gian thường lấy lá hẹ để chữa rất nhiều loại bệnh như: đi tiểu nhiều, đái són, mộng tinh… và đặc biệt lá hẹ có thể trị ho cho trẻ hiệu quả.
Cách làm: Lá hẹ rửa sạch, cho vào bát, sau đó cho ít đường phèn vào và hấp cách thủy khoảng 15-20 phút, sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Cho bé uống ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê.
5. Cam Nướng
Nguyên liệu: 1 trái cam tươi màu vàng.
Cách làm: Bạn đem rửa sau đó ngâm nước muối thật sạch xong nướng bằng lò vi sóng rồi bóc vỏ cho bé ăn. Bài thuốc từ thiên nhiên này có tác dụng cầm ho và giảm đờm cho bé rất hiệu quả.
Đây là cách chữa ho cho trẻ em được nhiều bé ưa thích vì cam nước có mùi vị rất thơm và dễ ăn.
6. Lá Húng Chanh
Lá húng chanh còn gọi là rau tần dày lá, rau thơm lông, có vị cay, tính ấm. Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho và trị viêm họng cho bé.
Giã dập khoảng 15-16 lá húng chanh, sau đó trộn với 10ml nước sôi và 1 ít đường phèn, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần.
Hoặc với trẻ nhỏ, cẩn thận hơn, bạn có thể làm theo cách sau: Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.
7. Tỏi Hấp Đường Phèn
Sử dụng tỏi hấp đường phèn Tỏi không chỉ là gia vị trong nhà bếp mà còn có khả năng diệt khuẩn, vi rút cực hiệu quả.
Bạn chỉ cần dùng vài tép tỏi đem giã nát cho vào một cái tô, thêm nửa bát nước, 1 cục đường phen rồi đem hấp cách thủy khoảng 10 đến 15 phút.
Sử dụng nước tỏi còn ấm để cho trẻ uống ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 5 đến 10ml.
8. Nghệ Tươi
Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
9. Trà Cam Thảo
Trà cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và đường hô hấp. Bởi vì trà cam thảo cũng có vị ngọt, nên có thể thuận tiện khi dùng cho trẻ, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp trẻ ấm hơn và dịu họng hơn. Cha mẹ nên cho con uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần tùy thuộc vào tuổi của trẻ.
10. Thoa Dầu Lòng Bàn Chân, Ngực, Lưng, Bụng
Khi con vừa có biểu hiện sổ mũi, hắt hơi,khò khè, hay ho mẹ cần xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Sau đó thoa ngực con, thoa bụng, sau lưng ở vị trí buồng phổi. Tuy cách này đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc trị ho cho trẻ sơ sinh.
11. Lê, Đường Phèn, Xuyên Bối
Chọn mua quả lê to còn tươi, vỏ căng mọng. Dùng dao gọt vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi rồi bỏ vào bên trong 2 - 3 cục đường phèn + 5 - 6 hạt xuyên bối ( mua tại các cửa hàng thuốc Đông y). Sau đó, cho quả lê vào hấp cách thủy khoảng 30 phút.
Cho bé ăn ngày 2 lần cho tới khi khỏi hẳn. Cách làm này có thể áp dụng khi bé bị ho, có đờm, viêm phổi.
12. Nước Củ Cải Luộc
Củ cải trắng có vị cay ngọt, tính bình có tác dụng tiêu đờm, giúp tiêu hóa tốt, giải độc.
Khi bé bị ho, khô mũi, đau họng, ho khan, ho có đờm các mẹ có thể áp dụng cách này để chữa trị. Dùng 4, 5 lát củ cải trắng cùng một bát nước cho vào nồi đun sôi, tiếp tục đun thêm trong khoảng 5, 10 phút với lửa nhỏ. Sau đó, chắt lấy nước cho trẻ uống khi còn ấm.
13. Hoa Hồng Bạch Trị Ho
Dùng cánh hoa hồng bạch đã rửa sạch trộn với một lượng đường phèn vừa đủ, thêm một chút nước rồi đem hấp cách thủy. Lọc lấy nước cho trẻ uống 1 thìa/lần, ngày 3 đến 4 lần.
14. Tỏi Và Mật Ong
2 tép tỏi đã giã nát trộn với 2 thìa cà phê mật ong rồi đem hấp cách thủy. Với cách này, tỏi không cần hấp chín, khi nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống 1/2 thìa cà phê một lần, 1-2 lần/ngày. Nên cho bé uống nước lọc trước khi uống.
Lưu ý:
Với những bài thuốc dân gian có sử dụng mật ong không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Nguyễn Ngọc
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.