Đau thắt ngực là tình trạng đau thắt hoặc khó chịu ở vị trí giữa ngực, phía sau xương ức do dòng máu cung cấp oxy đến tim bị gián đoạn. Đau thắt ngực đây là một bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi, người bị tăng huyết áp, tiền sử có bệnh tim mạch, đái tháo đường hoặc do căng thẳng thần kinh.
Đông y xếp chứng bệnh này vào phạm vi chứng tâm thống. Nguyên nhân do nội nhân và ngoại nhân. Nội nhân chủ yếu do tuổi cao, chức năng của 3 tạng tâm, tỳ và thận bị suy yếu, âm dương khí huyết không đầy đủ, khiến cho tâm mạch bị nghẽn tắc mà gây nên bệnh. Ngoại nhân chủ yếu do nhiễm lạnh đột ngột, ăn quá no, tình chí kích thích quá mạnh hoặc làm việc quá mệt nhọc, khiến cho tâm mạch bị nghẽn tắc mà gây nên bệnh.
Người bệnh có những triệu chứng điển hình là bỗng nhiên đau thắt ở ngực trái – vùng trước tim và sau xương ức; đau thường lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái hoặc ra sau lưng. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, khi phải gắng sức, bị nhiễm lạnh, ăn uống quá no say, tình cảm kích động mạnh. Ngoài việc dùng thuốc theo y học hiện đại, người bệnh nên ăn uống các món sau để hỗ trợ điều trị.
1. Chè Đậu Xanh Cát Căn
Đậu xanh 50g, gạo nếp ngon 40g, bột sắn dây 12g, đường trắng vừa đủ, gừng tươi 2 lát. Đậu xanh và gạo nếp nấu thành cháo cho chín kỹ. Bột sắn dây hòa nước lạnh cho tan hết, rồi đổ vào nồi cháo, quấy cho chín đều, cho đường và gừng vào là được. Múc ra bát, ăn nguội. Công dụng: thanh tâm dưỡng tâm, bổ trung ích khí. Phù hợp cho những người đau thắt ngực kèm theo khó thở, lo âu, trằn trọc ít ngủ.
2. Cháo Bồ Câu, Đan Sâm, Lạc Tiên
Chim bồ câu 1 con, gạo tẻ 60g, đan sâm 20g, lạc tiên 20g, gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm sạch lông bỏ nội tạng. Đan sâm và lạc tiên sắc lấy nước bỏ bã, cho nước thuốc cùng gạo và thịt chim hầm thành cháo, nêm gia vị, rau thơm ăn nóng. Công dụng: chim bồ câu bổ tinh huyết, tăng cường sinh lực, đan sâm bổ khí hoạt huyết, làm lưu thông huyết mạch, chống huyết khối. Lạc tiên dưỡng tâm an thần. Các vị hợp lại tác dụng hoạt huyết thông mạch, bổ khí giảm đau, chống co thắt, dưỡng tâm an thần dịu đau, hết lo âu, hoảng hốt.
3. Canh Thịt Nạc, Lá Dâu
Thịt lợn nạc 100g, lá dâu non 60 - 70g, gia vị vừa đủ. Thịt nạc rửa sạch băm nhỏ, lá dâu non rửa sạch thái ngắn. Hai thứ nấu thành canh, nêm gia vị ăn cùng với cơm. Công dụng: thịt nạc giàu dinh dưỡng. Lá dâu tính mát bổ âm, bổ tâm, nhuận phế. Dùng món này người bệnh bớt căng thẳng, giảm đau, êm dịu thần kinh, ngủ ngon.
4. Trứng Vịt Lộn Hầm Ngải Cứu
Trứng vịt lộn 5 quả, lá ngải cứu non 60g. Trứng vịt lộn luộc cho chín. Lá ngải cứu rửa sạch. Trứng bỏ vỏ cùng ngải cứu thêm một chút rượu trắng và mắm muối, cho vào nồi hầm cho chín kỹ là được. Ăn lúc còn nóng. Công dụng: trứng vịt lộn bổ dưỡng cho cơ thể và tim mạch. Lá ngải cứu tính hơi ôn, tác dụng hoạt huyết bổ huyết, chống kết tập tiểu cầu, thông huyết mạch. Món này phù hợp với những người bị đau thắt ngực, thiểu năng vành, có triệu chứng khó thở, lo âu sợ hãi, rạo rực khó ngủ.
5. Lươn hấp
Làm sạch lươn trước khi chế biến (rửa một lần duy nhất nên rửa kỹ). Mổ bụng lươn bỏ ruột, lúc này máu lươn chảy ra không được rửa nữa mà chỉ dùng vải sạch lau cho khô máu, lau đến khi máu hết chảy. Dùng nồi gang trải đều 80 g rau má dưới đáy, quấn tròn con lươn đặt vào nồi rồi trải 70 g rau má còn lại phủ đều lên mình lươn. Đổ nước dừa vào nồi lươn (2 hoặc 3 trái, dùng nước dừa già). Nấu cho đến khi nước dừa trong nồi cạn còn một chén là được. Ăn lươn và uống hết chén nước đó. Nếu không ăn hết lươn một lần thì có thể chia ra 2 lần, ăn trong vài giờ vì không nêm nếm nên lươn hơi lạt khó ăn. Cách vài ngày nấu ăn một lần. Ăn đủ 5 lần là bệnh sẽ thuyên giảm.
6. Cháo Hà Thủ Ô
Chữa thiếu máu cơ tim gây đau thắt ngực, kèm theo những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, lòng bàn chân bàn tay và giữa ngực hâm hấp nóng, sốt nhẹ về chiều, đại tiện táo bón. Dùng hà thủ ô chế 30-60 g, gạo tẻ 60 g, hồng táo 3-5 trái, đường đỏ lượng thích hợp; nấu cháo ăn.
7. Tim Heo Hầm Củ Dong Riềng
Bạn hãy lấy 60g củ dong riềng khô đem rửa sạch, hầm với 1 quả tim lợn ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày làm 1 lần, ăn liên tục trong thời gian 10 ngày là có kết quả.
Món ăn bài thuốc này có thể dùng cho người đau thắt ngực, suy tim do ít máu cơ tim, giúp phòng ngừa thiếu máu cơ tim và làm giảm các nguy cơ đau thắt ngực, suy mạch vành do thiếu máu cơ tim.
Lưu ý:
- Để phòng bệnh, điều hết sức quan trọng là người bệnh cần xây dựng cho mình một lối sống hòa bình, thư thái, lạc quan. Tránh những chấn thương về tinh thần tình cảm
- Bệnh nhân không được lao động nặng, không được gắng sức, tập thể dục nhẹ nhàng, hợp với sức khỏe, hợp với tuổi tác.
- Ăn uống thanh đạm, giảm mỡ, tăng cường rau xanh và các loại đậu. Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu.
Mrs Ngọc Nguyễn
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…