Theo quan niệm Tây y, nguyên nhân ra mồ hôi tay chân do hệ thần kinh đối giao cảm (hệ thần kinh điều khiển tiết mồ hôi) làm việc chưa tốt. Trong khi đó, các tài liệu Đông y cho biết bệnh ra mồ hôi tay chân là do chứng phong thấp dẫn đến tình trạng thoát dương khí ra ngoài và đường dẫn khi ra các dây thần kinh tay chân bị rối loạn tắc nghẽn.
ĐIỀU TRỊ BẰNG LÁ LỐT
Trong y học cổ truyền , lá lốt còn là cây thuốc quý trị phong thấp, đau bụng do lạnh, phù thũng…. Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, tác dụng của lá lốt chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu (có lẽ vì thế mà được dùng với thịt bò nướng vốn khó tiêu), đau đầu vì cảm lạnh… Trong đời sống, người ta thường dùng lá lốt như một loại rau để ăn sống hoặc nấu canh, hoặc làm gói chả… Lá lốt giúp chữa đau nhức xương, trị bệnh kiết lỵ, tổ đỉa, mụn nhọt, phù thũng,… Ngoài ra, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và điều trị bệnh ra mồ hôi chân tay rất hiệu quả”.
Lá lốt thường mọc thành bụi ở nhiều nơi, nổi tiếng với tác dụng trị bệnh mồ hôi tay hiệu quả. Chúng ta có thể dùng lá lốt để ngâm chân hoặc làm các món ăn chế biến từ lá lốt để trị bệnh mồ hôi tay chân.
Nguyên Liệu:
+ Thật nhiều lá lốt (nhổ cây lá lốt lấy cả rễ, cắt bỏ phần ngọn, rửa thật sạch rễ)
+ Muối trắng
Cách Làm:
- Lá lốt kèm rễ đem phơi cho tái đi, cắt thành từng khúc dài 10 cm. Tách để riêng phần lá, thân và rễ, rồi đem sao vàng trên chảo từng phần một. Cũng có thể sao chung, nhưng cho rễ vào sao trước rồi đến thân và cuối cùng là lá cho đến khi cả mẻ ngả màu vàng sẫm là được (có mùi thơm, không bị cháy đen).
- Để lá nguội rồi trải lên nền đất sạch, đậy bằng vải kín tránh bụi bẩn. Sau 2 ngày, lấy lá lốt cho vào lọ kín hoặc túi nilong kín bảo quản dùng dần.
- Mỗi ngày, các chị lấy một nắm lá lốt khoảng 30g cho vào 500ml nước cùng 1 chút muối trắng rồi đun sôi trong 15 phút, sau đó chắt lấy nước bỏ bã đi.
- Uống cả ngày như uống nước chè, mỗi ngày một ấm, uống liên tục trong vòng 7 ngày. Sau khi ngừng uống 4 đến 5 ngày tiếp tục uống thuốc thêm một tuần nữa. Kiên trì uống 6 tháng liên tiếp, bênh sẽ hết hoàn toàn.
* Trong trường hợp bệnh nặng bẩm sinh thì nhất định phải kết hợp thêm 2 bước nữa dưới đây để cách chữa mồ hôi tay chân bằng lá lốt và muối hiệu quả hơn nhé!
- Rửa sạch và cắt nhỏ 30 gam lá lốt tươi.
- Cho lá lốt vừa cắt vào nồi cùng 1 lít nước sạch.
- Đun sôi, cho thêm ít muối vào nồi.
- Chờ nước ấm, sau đó ngâm tay và ngâm chân vào.
- Làm thường xuyên mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ. Mỗi lần ngâm từ 10 đến 15 phút.
- Dùng lá lốt cắt cả cây, cây già một chút thì tốt hơn, lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch.
- Lấy khoảng 100g lá lốt, cắt nhỏ (khoảng 10c) rồi cho vào 1 lít nước cùng một chút muối, đun sôi khoảng 15 phút.
- Sau khi nước sôi, bắc nồi xuống, để 1 tấm khăn xô lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân.
- Xông cho đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm chân tay vào nồi nước ấm đó.
- Mỗi lần một lần trong khoảng 30 phút.
ĐIỀU TRỊ BẰNG NGẢI CỨU
Ngải cứu còn được gọi là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải, quá sú, cỏ linh li, là một loài thực vật thuộc họ cúc. Thảo mộc này thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim… Ngải cứu được biết đến là loại thảo dược đông y điều trị được rất nhiều bệnh trong cuộc sống, tác dụng chủ đạo của ngải cứu là hoạt huyết, giải quyết hòa toàn vấn đề về hệ tiêu hóa, thần kinh, kinh nguyệt.. ngoài ra, ngải cứu hạn chế tốt tình trạng hư hàn nên có tác dụng tuyệt vời trong điều trị đổ mồ hôi tay chân
Cách Làm:
Rang ngải cứu khô trên chảo cùng 1 ít muối sau đó hơ tay chân lên hơi nóng bốc lên. Tinh dầu ngải cứu sẽ có tác dụng làm ấm đôi bàn tay, chân, giúp cải thiện bệnh ra mồ hôi chân tay.
Hoặc Nhỏ vài giọt tinh dầu ngải cứu vào chậu nước ấm, sau đó ngâm tay chân vào đến khi nước nguội.
NGÂM CHÂN BẰNG NƯỚC CHÈ XANH
Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, thành phần hóa học có trong lá chè xanh rất đa dạng, có rất nhiều chất hỗ trợ sức khỏe, phòng chống bệnh tật hiệu quả, đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể.
Cây chè xanh có tên khoa học là Calellia sisnensis Kuntze. Trong thành phần hóa học của lá chè xanh có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenotic và các vitamin B1, B2, B3, C.
Các thành phần vitamin trong chè xanh có tác dụng tích cực đối với cơ thể, vitamin B giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất, vitamin C giúp tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh cúm.
Về dược lý học. chè xanh có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng giải khát, thư giãn đầu óc, mát da, giảm mụn nhọt.
Hầu hết người ta thường dùng lá chè xanh để pha nước uống, tuy nhiên ngoài việc dùng để uống, lá chè xanh có tác dụng chữa bệnh ra mồ hôi tay chân rất hiệu quả.
Chè xanh lựa chọn những lá xanh, hơi già một chút, bởi vì lá già mang tính chát, lá non quá sẽ không đủ tinh chất. Nhặt bỏ lá úa, sâu, hỏng. Sau đem rửa sạch để ráo nước (lưu ý lúc rửa không được làm dập nát lá chè quá).
Nước sạch - Cho nước vào ấm đun sôi lên, nên để nước sôi già trên bếp trước khi nhắc xuống.
Vò nhẹ lá chè. Cho lá chè ấm pha. Rót một ít nước sôi vào xâm xấp để tráng qua. Đổ hết phần nước đó ra ngoài. Rót nước sôi vào đầy ấm trà. Cho ấm vào bình ủ khoảng 1 tiếng.
Lưu ý không vò lá chè khi chưa rót nước sôi vào ngay vì sẽ làm mất hết các hợp chất của lá chè.
Sau khi ủ chè được 1 tiếng, rót nước chè ra một cái chậu nhỏ, cũng cho hết bã lá chè vào trong chậu, thêm 1 ít muối trắng.
Tiến hành ngâm tay vào trong chậu khoảng 15 phút, ngâm sao cho bàn tay ngập hẳn dưới nước, sau ngâm tay thì đổi sang ngâm chân.
Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ có tác dụng tốt nhất. Lưu ý rửa tay chân sạch sẽ trước khi ngâm.
Trong chè xanh có chất chống lão hóa với tỷ lệ thành phần cao. Ngâm tay chân trong nước chè xanh giúp se khít lỗ chân lông, cân bằng lại khả năng bài tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân, giúp chữa khỏi bệnh ra mồ hôi tay chân.
ĐIỀU TRỊ RA MỒ HÔI TAY CHÂN BẰNG MUỐI
Nếu không có các nguyên liệu đã nêu ngay trong nhà, chúng ta có thể dùng muối hòa nước ấm rồi ngâm chân hoặc rang muối trên chảo nóng rồi xông tay, chân khi đổ mồ hôi. Ngoài ra, chúng ta có thể gói muối hạt vào túi vải sạch rồi chườm lên tay, chân nhằm khắc phục bệnh đổ mồ hôi tay chân hiệu quả.
MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC
Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều i-ốt như: bông cải xanh, măng tây, hành tây, gan, gà tây...
Không nên sử dụng chất khử mùi hoặc phấn thơm để bôi hoặc xịt trực tiếp lên tay chân sẽ làm cho bệnh nặng thêm.
Ngoài ra cùng với những cách chữa đổ mồ hôi tay chân ở trên thì còn đòi hỏi các bạn phải thực hiện kiên trì, trong thời gian dài mới giúp giảm được triệu chứng bệnh. Hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp bạn có được trạng thái tốt nhất khi làm việc.
Mrs Hoàng Quyên
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…