Hiện nay, thiền định đang được áp dụng cải thiện bệnh trầm cảm lo âu, như chung ta đã biết thiền định giúp thư thái tinh thần, thư giãn đầu óc. Từ đó làm cân bằng tâm lý và giảm dần triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu ở người bệnh.
Vậy hôm nay mời bạn đọc cùng | thuocthang.com.vn tìm hiểu về phương pháp thiền định tốt như thế nào đối với chứng bệnh trầm cảm này nhé !
1. Thiền và lợi ích của ngồi thiền với tâm lý người bị trầm cảm
Ngồi thiền giúp cho chúng ta lợi ích về tinh thần và thể chất. Thiền có hiệu quả tốt trong việc giảm căng thẳng, mệt mỏi . Đồng thời giúp bản thân người bệnh tĩnh tâm. Chúng ta có thể bắt đầu thiền mỗi ngày, càng dành nhiều thời gian chúng ta càng thu lai được nhiều lợi ích từ nó, đặc biệt là thiền có thể làm giảm những triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Theo từ điển tiếng anh Oxford, thiền là sự thực hành suy tư sâu sắc trong tĩnh lặng để cho tâm được an tịnh. Còn theo từ điển Cambridge, thiền là hoạt động hướng sự tập trung của bạn vào một đối tượng để được trầm tĩnh và buông xả. Nói chung, tất cả những định nghĩa này đều hướng đến sự nỗ lực hết mình để ràng buộc tâm vào một điều duy nhất vì dường như, người ta không có khả năng tập trung vào 2 đối tượng trong cùng một thời điểm. Do đó, thiền không nhất định phải mang ý nghĩa tôn giáo. Mà đúng hơn, thiền là một phần tri nghiệm tự nhiên của con người và nó có thể được dùng làm phương thuốc trị liệu giúp tăng cường sức khỏe cũng như nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể. Đối với những ai bị trầm cảm, việc điều tiết hơi thở chính là cây cầu kết nối cuộc sống xung quanh với ý thức bên trong của con người, giảm được tình trạng suy nhược cơ thể và tinh thần.
Thiền là dòng chảy của tâm lý, là phương pháp giúp cho chúng ta tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn mình. Việc ngồi thiền giúp cho người bệnh trầm cảm giảm những suy nghĩ tiêu cực, những lo âu không cần thiết về một vấn đề giúp con người ta an yên để nhìn nhận sự việc dưới những suy nghĩ tích cực và lạc quan, khi tinh thần tốt thì cơ thể cũng sẽ khỏe mạnh hơn.
Khi gặp phải những chuyện đau buồn trong cuộc sống, bạn hãy tập hít một hơi thật sâu, thở ra nhẹ nhàng và suy nghĩ thật thoáng để tâm tư thêm trọn vẹn, biết cách buông bỏ lo lắng, muộn phiền. Ngồi thiền được coi như liệu pháp hỗ trợ điều trị tâm lý cho những người bị trầm cảm, lo âu. Một thiền sư ấn độ khẳng định, nếu bạn kiên trì thiền định, khai phá bản thân ở nhiều khía cạnh khác nhau, nghĩ tới những điều tốt đẹp và đẩy lùi cảm xúc tiêu cực thì có thể thoát khỏi hoàn toàn được chứng trầm cảm.
Tập luyện thiền định có tác dụng chữa trầm cảm, rối loạn lo âu, bồn chồn, giúp tâm trí được thư giãn, bớt lo lắng, hồi hộp, căng thẳng:
- Thư giãn tâm trí: Ngồi thiền giúp tâm trí được thư giãn, từ đó khiến cho người bị trầm cảm tĩnh tâm và bình tĩnh hơn rất nhiều, có thể chống lại sự căng thẳng và làm tinh thần thoải mái hơn.
- Thả lỏng cơ thể: Ngồi thiền không chỉ làm giảm cảm giác mệt mỏi, chán nản, đẩy lùi stress, thả lỏng cơ thể mà còn giúp bạn gia tăng năng lượng, phục hồi sức khỏe khi bị chứng trầm cảm dày vò.
- Giảm sự lo lắng: Chứng trầm cảm khiến người bệnh luôn trong tình trạng lo lắng, từ đó nảy sinh tâm lý chán nản. Do đó, việc ngồi thiền sẽ giúp giảm bớt những cơn đau đầu cũng như trạng thái bồn chồn, lo lắng hiệu quả.
2. Thiền định bộ não của bạn phản ứng như thế nào ?
Căng thẳng và lo lắng là nguyên nhân chính gây ra trầm cảm và thiền có thể thay đổi phản ứng của bạn với những cảm giác đó. Thiền định giúp não bộ đạt được sự tập trung bền vững và quay trở lại sự tập trung khi suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc và cảm giác thể chất xâm nhập điều xảy ra rất nhiều khi bạn cảm thấy căng thẳng và lo lắng.
Thiền đã được phát hiện để thay đổi một số vùng não có liên quan cụ thể đến chứng trầm cảm. Ví dụ, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng vỏ não trung gian trước trán trở nên tăng động ở những người trầm cảm.
Một vùng não khác có liên quan đến chứng trầm cảm là hạch hạnh nhân hay còn gọi là "trung tâm sợ hãi". Đây là phần não chịu trách nhiệm về phản ứng chiến đấu hoặc bay, kích hoạt tuyến thượng thận tiết ra hormone căng thẳng cortisol để phản ứng lại nỗi sợ hãi và nhận thức nguy hiểm.
Hai vùng não này hoạt động lẫn nhau sẽ gây ra trầm cảm. Trung tâm được làm việc để phản ứng với căng thẳng và lo lắng, và phản ứng của trung tâm sợ hãi dẫn đến mức cortisol tăng đột biến để chống lại mối nguy hiểm chỉ có trong tâm trí bạn. Khi bạn thiền, bạn có thể bỏ qua những cảm giác tiêu cực của căng thẳng và lo lắng, điều này giải thích một phần lý do tại sao mức độ căng thẳng giảm khi bạn thiền.
3. Các bước thiền cơ bản
+ Tìm một nơi yên tĩnh: Bước đầu tiên khi học thiền người bệnh cần tìm một nơi yên tĩnh, không để các tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến quá trình thiền của mình. Khi đã thiền thành thạo hơn thì điều này không còn quá quan trọng bởi lúc này tác nhân bên ngoài sẽ ít làm ảnh hưởng đến người bệnh.
+ Mặc một bộ đồ thoải mái: Điều quan trọng để thiền hiệu quả là người bệnh luôn cảm thấy thoải mái nhất để tránh cảm giác khó chịu, phân tâm.
+ Bắt đầu học cách kiểm soát hơi thở: Tập trung vào hơi thở, hít vào sâu thở ra bằng mũi, lắng nghe âm thành từ hơi thở, kiểm soát hơi thở cho phép làm chậm nhịp độ hô hấp và lấp đầy oxy trong phổi.
+ Tập trung chú ý vào một vật thể nhất định: Có thể tập trung vào một vật thể hữu hạn hoặc vô hạn trong suy nghĩ sẽ giúp cho quá trình thiền trở nên hiệu quả hơn. Khi mới bắt đầu thiền thì việc tập trung là rất khó khăn, nhất là đối với bệnh nhân trầm cảm bởi trong đầu còn nhiều những luồng suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên hãy loại bỏ dần nó ra khỏi đầu và kiên trì không bỏ cuộc là điều bệnh nhân trầm cảm cần phải làm.
+ Không nên quá căng thẳng về việc thiền đúng hay thiền sai: Nếu người bệnh cứ quan tâm đến những vấn đề hơi thở hay suy nghĩ có đi đúng hay không thì vô hình người bệnh đang tạo cho mình thêm những vấn đề và áp lực cho mình. Người bệnh nên hiểu không có cách đúng để thiền và thiền có thể thích nghi để phù hợp với từng phong cách của từng bệnh nhân, từ đó tạo cho bản thân tâm trạng thoải mái nhất khi thiền
4. Các thời điểm thích hợp để ngồi thiền
-Sáng sớm: Thiền khi vừa thức dậy là thời điểm rất tốt để đánh thức não bộ, giúp cơ thể tỉnh táo, tập trung trí tuệ cho cả ngày dài năng động.
-Khi học tập, làm việc: Khi học tập và làm việc sẽ không tránh khỏi những mệt mỏi và căng thẳng, hãy dành ra vài phút để thiền để lấy lại tinh thần cho việc học và làm việc
-Buổi trưa: Việc ngồi thiền vào buổi trưa đem lại nhiều lợi ích, sau khi trải qua đáy năng lượng vào buổi sáng thì đây là thời điểm phục hồi cơ thể nhanh chóng, có tác dụng như một giấc ngủ trưa.
-Bất cứ khi nào có thời gian rảnh: Những người có công việc bện rộn có thể tranh thủ ngồi thiền bất cứ khi nào mình cảm thấy rảnh rỗi. Nó cũng có tác dụng phục hồi sức lực hiệu quả sau những căng thẳng và mệt mỏi trong công việc.
5. Phải thực hành thiền hàng ngày
Ngồi thiền vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối trong 15-30 phút. Tốt nhất là bạn nên thiền trước khi ăn. Cố gắng thiền ở một nơi yên tĩnh nhưng nếu bạn không có một nơi yên tĩnh để thiền thì cũng không sao. Tiếng ồn không phải là rào cản đối với việc thiền định.
Ngồi yên lặng, nhắm mắt và không làm gì trong một phút hoặc lâu hơn. Suy nghĩ sẽ đến và điều đó không sao cả. Đó là điều tự nhiên để có những suy nghĩ trong khi thiền định. Sau một phút hoặc lâu hơn, theo cùng một cách tự nhiên mà ý nghĩ đến, và không cần cử động lưỡi hoặc môi của bạn, hãy lặng lẽ bên trong bắt đầu nói câu thần chú của bạn. Từ từ lặp lại câu thần chú của bạn cho đến khi bạn thiền xong. Khi ý nghĩ đến, hãy nhẹ nhàng quay lại nói câu thần chú của bạn. Khi bạn thiền xong, hãy nằm xuống và nghỉ ngơi trong 4-5 phút.
6. Kết hợp thiền và các loại hình thể dục khác
Một số loại hình tập thể dục có thể áp dụng với người trầm cảm như :
Đi xe đạp, khiêu vũ, làm vườn (cắt tỉa cành cây, cuốc đất, ...), Golf (đi bộ thay vì sử dụng xe đẩy),việc nhà (quét dọn, lau nhà, hút bụi, ...), chạy bộ với tốc độ vừa phải, thể dục nhịp điệu cơ bản, chơi tennis, bơi lội, đi dạo, yoga
Tập thể dục là một phương pháp điều trị trầm cảm nhưng chưa được tận dụng hiệu quả trong điều trị chứng trầm cảm nhẹ đến trung bình. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp tăng tổng hợp vitamin D và cải thiện sức khỏe tinh thần.
Hy vọng những chia sẽ này sẽ giúp ích bạn đọc cải thiện được bệnh trầm cảm. Hãy kiên trì, nỗ lực để thiền mang lại những hiệu quả tốt nhất nhé.
Danh Trường
Lo lắng thường góp phần khiến chúng ta mắc kẹt trong những thói quen mà chúng ta không muốn. Trong bài viết hôm nay, Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn đến bạn bài Thực hành chánh niệm Để Xoa Dịu Sự Lo Lắng Và Nuôi Dưỡng Sự Tò Mò. Thực hành chánh niệm này cho phép chúng ta xoa dịu những suy nghĩ đua đòi bằng cách cho phép chúng ta điều chỉnh để thể hiện nhận thức.
Tứ thiền nghĩa là bốn cấp độ nhập định được chia ra Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đây là bốn cấp độ tu thiền mà người hành thiền có thể đạt được.
Thiền rất tốt cho sức khỏe và tinh thần, nó hướng đến một cuộc sống đầy tích cực và lạc quan nhưng đó là bạn thực hiện ngồi thiền đúng phương pháp. Ngược lại, nếu ngồi thiền không đúng cách sẽ rước những tác hại vào thân.
Đi bộ có chánh niệm có thể là một cách để đánh thức niềm vui của chúng ta khi chúng ta chú ý đến cảnh vật, mùi và âm thanh xung quanh.
Thiền Chánh Niệm là phương pháp thiền mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, được công nhận bởi cả y học truyền thống lẫn hiện đại. Khác với hoạt động thể dục thể thao, bộ môn này đòi hỏi người thực hành tôi luyện cả về tâm trí lẫn thể xác, từ đó đạt được sự viên mãn trong cuộc sống. Bài viết này, Thuocthang.com.vn sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc những bài tập cơ bản trong phương pháp thiền Chánh Niệm, phù hợp cho người mới bắt đầu.
Với áp lực cuộc sống như hiện nay ngồi thiền hiện đang là trào lưu được rất nhiều người quan tâm và thực hiện. Khi nói đến thiền, nhiều người sẽ nghĩ đến việc ngồi thiền trong phật pháp. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thiền trong yoga.
Với áp lực cuộc sống như hiện nay ngồi thiền hiện đang là trào lưu được rất nhiều người quan tâm và thực hiện. Khi nói đến thiền, nhiều người sẽ nghĩ đến việc ngồi thiền trong phật pháp. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thiền trong yoga.
Có lẽ bạn đã nghe về xu hướng ngày càng tăng trong thiền định và tất cả những lợi ích của việc thực hành thiền định. Bạn có lẽ đã nghĩ đến việc tập luyện nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu. Trong bài viết này, Thuocthang.com.vn sẽ đề cập đến cho bạn những lý do và cách thiền chánh niệm đơn giản nhất cho người mới bắt đầu để bạn rút ngắn thời gian và thực hành Thiền một cách hiệu quả hơn.
Thiền rất tốt cho sức khỏe và tinh thần, nó hướng đến một cuộc sống đầy tích cực và lạc quan nhưng đó là bạn thực hiện ngồi thiền đúng phương pháp. Ngược lại, nếu ngồi thiền không đúng cách sẽ rước những tác hại vào thân.
Tứ thiền nghĩa là bốn cấp độ nhập định được chia ra Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đây là bốn cấp độ tu thiền mà người hành thiền có thể đạt được.