Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn gầy, đây chỉ là một trong những quan niệm sai lầm về cân nặng của trẻ mà nhiều mẹ mắc phải.
Cũng không ít bà mẹ rơi vào trạng thái thất vọng và áp lực khi "nuôi hoài con vẫn còm nhom. Liệu có kém hấp thu không ta?". Cái vòng "áp lực" luẩn quẩn đó cứ đè nặng lên cổ người mẹ. Đến khi nào mới hết áp lực? Đến khi nào con to béo?
Tuy Nhiên, Trẻ con cần khỏe mạnh. Bởi trẻ con cần không gian để học cách ăn và học cách giao tiếp xã hội để thông minh. Mẹ chỉ lo nghĩ về to béo, đã chiếm hết không gian đó của trẻ vì mẹ chỉ nghĩ làm cách nào cho con ăn thật to béo là được.
Những Quan Niệm Sai Lầm Của Cha Mẹ Về Cân Nặng Của Trẻ
1. Trẻ To Béo Là Khỏe Mạnh, Thông Minh
Điều này là không đúng. Các chuyên gia dinh dưỡng Anh và các nước khác trên thế giới không đánh giá sự khỏe mạnh và thông minh trẻ chỉ qua cân nặng. Cân nặng chỉ là 1 trong 5 chỉ tiêu đánh giá. Đánh giá sự khỏe mạnh, thông minh của trẻ cần những yếu tố khác như chiều cao, chế độ ăn, hoạt động thể chất và phản xạ giao tiếp của trẻ.
2. Trẻ Ăn Nhiều Không Mập Là Do Trẻ Kém Hấp Thu
Trên thực tế, không chỉ có trẻ con, người lớn cũng vậy, có người ăn nhiều cũng không mập. Có người cố ăn ít nhưng vẫn mập. Tại sao? Câu trả lời ở chỗ: Bạn ăn những gì? Bạn có cân đối đủ lượng dinh dưỡng cho bữa ăn từ 4 nhóm dinh dưỡng chính như chất béo (chất béo tốt omega-3, chất béo từ cá, hạt), chất đạm (thịt/cá/trứng/sữa), tinh bột (cơm/mì/nui/khoai tây) và rau củ quả ( cung cấp chất xơ, khoáng, Vitamin A,C,D và nhóm B).
- Ăn lặt vặt không tạo ra năng lượng sử dụng, chỉ làm bạn có thói quen xấu khi ăn, đặc biệt là trẻ con.
Sau những kiểm tra trên, mẹ đã làm tốt thì mẹ nên biết thêm 2 điều này nữa:
+ Thứ nhất, mỗi trẻ sẽ hấp thu tạo năng lượng, sử dụng năng lượng và tích lũy/đào thải năng lượng khác nhau. Kém hấp thu là điều kiện bệnh lý, sẽ đi kèm với những biểu hiện bệnh lý khó chịu khác.
+ Thứ hai, bé có khả năng tự điều chỉnh cân nặng vào một vài thời điểm trước 2 tuổi.
• Nhu cầu của mỗi bé là khác nhau, nếu chênh lệch với chuẩn không lớn thì vẫn được xem là bình thường (Cân nặng "chuẩn" là hệ bách phân trung bình 50th của biểu đồ tăng trưởng cân nặng WHO).
• Nếu thời gian lệch chuẩn cân nặng không nhiều hơn 3 tháng thì ba mẹ không cần phải lo lắng.
Cân nặng nếu đã vượt chuẩn trước đó thì bé sẽ tự điều chỉnh tăng chậm hoặc không tăng. Sự tự điều chỉnh này sẽ làm bé tự giảm lượng ăn. Sự tự điều chỉnh này không phải là biếng ăn. Bạn nên tuân thủ nhu cầu của bé và đợi một vài tuần để bé điều chỉnh lại lượng ăn ban đầu, nhưng nếu bé chấp nhận sự thay đổi này thì đó là nhu cầu thực của bé.
Nói một cách dễ hiểu là: Trước đó bé quá bụ bẫm thì 3 tháng sau bé không tăng cân hoặc có phần quay về chuẩn là vẫn bình thường, việc điều chỉnh này là có xu hướng có lợi cho sức khỏe của bé.
3. Vỗ Béo Cho Trẻ Bằng Các Thực Phẩm Dinh Dưỡng Như Gạo Lức, Yến Sào, Canxi, Lysin
Theo GS, BS Valerie, thuộc Viện Dinh dưỡng Nhi khoa Canada, bé bị ép ăn, bé sẽ bị biếng ăn không hồi phục (đến 4 tuổi), hoặc biếng ăn giai đoạn (từng cơn), bị béo phì, tâm lý và não bộ mất cân bằng. Hơn nữa, việc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng vỗ béo không đúng độ tuổi khi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện dễ làm trẻ bị các rối loạn tiêu hóa và tăng gánh nạn lên thận và gan.
Hiểu đúng về cân nặng của trẻ
Bố mẹ không nên nhìn vào thể trạng gầy - béo, cũng đừng nhìn vào số cân nặng đầu tháng và cuối tháng của trẻ, nên nhìn vào quá trình tăng cân từng tuần.
Tỷ Lệ Tăng Cân Từng Tuần Theo Độ Tuổi Như Sau:
• 0 - 3 tháng tuổi: Tăng 140 - 210gram/tuần.
• 3 - 6 tháng tuổi: Tăng 105 - 145gram/tuần.
• 6 - 12 tháng tuổi: Tăng 70 - 91gram/tuần.
Lưu ý:
Hãy theo dõi cân nặng của bé trong 5 tuần liên tiếp. Nếu bé có số tuần đạt tỷ lệ tăng cân chuẩn nhiều hơn số tuần tăng cân không đạt tỷ lệ chuẩn, nghĩa là bé vẫn đang tăng trưởng bình thường.
Việc bé tăng cân không đều giữa các tuần là do bé đang điều chỉnh. Ví dụ: Bé 5 tháng tuổi, theo dõi trong 5 tuần: 3 tuần đạt 110g/tuần, 2 tuần chỉ có 80gr/tuần. Kết quả này cho thấy bé vẫn tăng trưởng bình thường.
Hoàng Quyên
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.