Những Món Ăn Tốt cho Sức Khỏe Người Bệnh Tiểu Đường

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Vì vậy Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường.

Những Món Ăn Tốt cho Sức Khỏe Người Bệnh Tiểu ĐườngNhững Món Ăn Tốt cho Sức Khỏe Người Bệnh Tiểu Đường

I. CÁC MÓN XÀO

1. Nấm Xào Cải Xanh Và Bắp Non

Công dụng của món ăn: Dùng cho người mắc bệnh tiểu đường kèm bệnh động mạch vành, mỡ máu cao hoặc cao huyết áp.

Chuẩn bị:

  • 350g cải xanh: làm sạch và thái khúc
  • 6 tai nấm hương tươi: cắt bỏ cuống, ngâm qua nước muối pha loãng
  • 50g bắp non
  • 1 củ hành tím: lột vỏ và băm nhỏ
  • Gia vị: 1/3 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và ít dầu ăn

Cách nấu: Phi thơm hành tím với ít dầu, cho nấm vào xào. Khi nấm chuyển màu chín, cho tiếp phần bắp non và rau cải xanh vào xào cùng. Nêm lại gia vị và tắt bếp.

2. Thịt Heo Xào Hành Tây

Công dụng của món ăn: Món này giúp ích thận, hạ đường huyết, phù hợp để dùng cho người mắc bị tiểu đường có các triệu chứng nóng gan hoặc mắc kèm bệnh thận, bàng quang.

Chuẩn bị:

  • 2 củ hành tây: lột vỏ và thái múi cau
  • 100g thịt nạc: thái mỏng
  • Đầu hành lá: rửa sạch và băm nhỏ
  • Gia vị: 1 muỗng cà phê tương, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng canh dầu

Cách nấu:

Phi thơm đầu hành với ít dầu nóng, sau đó cho thịt heo vào xào săn. Khi thịt chuyển săn, cho tiếp phần hành tây vào đảo đều. Nấu khoảng 3 phút, nêm nếm gia vị và tiếp tục đảo đều thêm lần nữa trước khi tắt bếp.

3. Thịt Heo Nạc Xào Cần Tây

 

 

 

Giúp người mắc bệnh tiểu đường hạ đường huyết, đồng thời giúp hạ huyết áp đi kèm với bệnh.

Chuẩn bị:

  • 50g thịt heo: rửa sạch và thái nhuyễn
  • 300g rau cần tây: cắt bỏ rễ, rửa sạch và cắt khúc
  • 1 quả trứng gà
  • 15g khoai mài khô: rửa qua nước và để ráo
  • Vài lát gừng tươi thái nhuyễn
  • 10 bột năng
  • 1 củ hành tím băm nhỏ
  • Gia vị: 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng cà phê dầu ăn.

Cách nấu:

Cho khoai mài vào chảo với ít nóng và xào đến đi chín mềm, sau đó cho cần tây và gừng vào đảo đều. Nêm với ít muối, bột ngọt cho vừa miệng trước khi tắt bếp.

- Trộn đều phần thịt heo, bột năng với trứng gà và ít muối.

- Khử dầu nóng với ít hành, sau đó cho hỗn hợp thịt vào đảo đều. Khi thịt chín, trút phần khoai đã xào vào đảo đều.

4. Nấm Rơm Xào Thịt Nạc

Công dụng của món ăn: bổ khí dưỡng huyết, tăng sức đề kháng, thích hợp dùng người mắc bệnh tiểu đường kèm khí huyết hư nhược hoặc gan nhiễm mỡ.

Chuẩn bị:

  • 300g nấm rơm tươi: rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng và để ráo
  • 50g thịt nạc heo: thái nhỏ
  • 1 củ hành tím băm nhỏ
  • Gia vị: 1/2 muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng cà phê dầu mè.

Cách nấu: Phi hành tím cho dậy thơm, sau đó trút phần thịt vào xào săn. Kế đến, cho nấm vào xào cùng. Sau khoảng 10 phút, nấm thấm vị thịt, nêm nếm lại gia vị và tắt bếp.

5. Giá Đỗ Xào

 

 

 

Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

Chuẩn bị:

  • Giá đỗ xanh 500g
  • 1 ít dầu thực phẩm
  • Gia vị: ½ muỗng café muối, ½ muỗng café bột ngọt

Cách làm: Giá đỗ xanh 500g đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia vị, ăn trong các bữa ăn.

6. Khổ Qua Xào Thịt Nạc

Thực đơn này dùng cho các trường hợp chảy máu cam, đái tháo đường, đau mắt đỏ, hoặc gan nhiễm mỡ.

Chuẩn bị:

  • 300g khổ qua: rửa sạch, bào mỏng, ngâm qua nước muối pha loãng và để ráo
  • 50g thịt nạc heo: thái nhỏ
  • 1 củ hành tím băm nhỏ
  • Gia vị: 1/2 muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng cà phê dầu mè.

Cách nấu: Phi hành tím cho dậy thơm, sau đó trút phần thịt vào xào săn. Kế đến, cho khổ qua vào xào cùng. Sau khoảng 5 phút, khổ qua thấm vị thịt, nêm nếm lại gia vị và tắt bếp.

II. CANH VÀ SÚP

7. Cá Chép Hầm Đậu Đỏ

Chuẩn bị:

  • 1 con cá chép: làm sạch và mổ một đường ở bụng cá
  • 100g đậu đỏ: ngâm nước trước lúc nấu khoảng 4 tiếng
  • 5g trần bì, 5g thảo quả
  • 3 trái ớt đỏ, Vài lát gừng tươi, Ít đầu hành lá
  • Gia vị: 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê hạt nêm

Cách nấu:

Nhồi trần bì, thảo quả vào bụng cá. Sau đó nấu nồi nước đậu đỏ đến khi đậu hơi mềm thì cho cá vào hầm. Nhớ thêm ít gừng, ớt đỏ, đầu hành lá và gia vị vào nước hầm. Sau khoảng 60 phút, cá chín mềm, múc ra dùng nóng.

 

 

 

8. Bồ Câu Hầm Hoài Sơn Ngọc Trúc

Chuẩn bị: bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g.

Cách làm: Bồ câu làm sạch, cho cả hoài sơn, ngọc trúc vào xoong, thêm gia vị, nước sạch, hầm nhừ.

Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát nước uống nhiều, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.

9. Canh Tía Tô, Rau Thơm

Công dụng món ăn: Món canh tía tô giúp tán hàn giải biểu, dùng cho người bênh tiểu đường kèm theo cảm lạnh

Chuẩn bị:

  • 10g mỗi loại gia vị: húng quế, húng lủi, kinh giới…
  • 30g tía tô: nhặt lấy lá
  • 100g tôm nõn

Cách nấu:

Giã tôm nát và thả vào nồi nước sôi.

Kế đến, cho tất cả các loại rau thơm và tía tô vào nấu chín. Sau đó, dùng nước canh này ăn mỗi ngày một bữa. Dùng cách nhau 3 ngày và dùng liên tục trong tháng.

10. Canh Thịt Dê, Đậu Hũ

Công dụng món ăn: Thích hợp dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Chuẩn bị:

  • 1 lá phổi dê: rửa sạch với nước muối và thái lát mỏng
  • 100g thịt dê: rửa sạch với nước muối pha gừng và thái mỏng
  • 3 bìa đậu phụ: cắt miếng vuông
  • 1 củ gừng: gọt vỏ và thái lát mỏng
  • 1 nhúm lá tía tô: rửa sạch và thái nhuyễn
  • Ít muối và bột ngọt

Cách nấu:

Luộc thịt dê, phổi dê với vài lát gừng và gia vị. Khi thịt chín mềm, cho đậu phụ vào nấu cùng. Sau khoảng 3 phút, nêm lại gia vị, rắc tía tô vào và tắt bếp.

 

 

 

11. Canh Lá Sen Cá Trạch:

Canh cá trạch nấu lá sen cho những người mắc bệnh tiểu đường bị khát họng, uống nhiều.

Chuẩn bị:

  • 250g cá trạch: làm sạch và cắt khúc
  • 150g lá sen tươi (chọn loại bánh tẻ)
  • Gia vị: vài lát ớt tươi, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm.

Cách nấu:

Ướp cá trạch với ít muối và hạt nêm khoảng 15 phút. Trong lúc đợi gia vị thấm, nấu nồi nước sôi. Khi nước sôi già, thả cá vào nồi cùng vài lát ớt để khử tanh. Sau khi cá chín, cho lá sen tươi vào nhúng vừa chín tới và nêm nếm gia vị.

12. Tụy Lợn Hầm Củ Mài

Chuẩn bị: củ mài 60g, tụy lợn 1 cái.

Cách làm: Củ mài, tụy lợn cùng thái lát, hầm nhừ, thêm muối gia vị ăn.

Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

13. Cá Diếc Nướng Tẩm Trà

Chuẩn bị: cá diếc 1 con; bỏ ruột không róc vảy, dùng lá chè bánh tẻ tươi bọc kín cá, lấy giấy bản hoặc giấy bạc gói lại, lùi nướng chín trong than trấu hoặc than củi.

Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

14. Canh Hẹ

Công dụng: Thích hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường.

 

 

 

Chuẩn bị:

  • 150g hẹ tươi: rửa sạch và cắt khúc
  • 30g tôm khô: ngâm nở và giã nát
  • 1 trái cà chua: thái múi cau
  • Ít bìa đậu phụ: để ráo và cắt miếng vuông
  • Gia vị: hành tím băm, ít muối và hạt nêm

Cách nấu:

Phi thơm hành tím, sau đó cho tôm khô vào xào. Khi dậy mùi thơm, đổ nước vào nấu sôi. Tiếp tục cho thêm đậu phụ, hẹ và cà chua vào nấu cùng. Nêm lại gia vị với ít muối và hạt nêm.

15. Tim Heo Hầm Bắp Chuối

Công dụng món ăn: Món này dùng cách ngày và liên tục trong 6 tháng sẽ có tác dụng ích tâm tạng, phù hợp cho người bệnh tiểu đường kèm theo bệnh mạch vành.

Chuẩn bị:

  • 1 quả tim lợn: rửa sạch và khía nhiều đường ngang dọc trên thân quả tim
  • 100g bắp chuối: bổ làm bốn phần
  • Ít muối và hạt nêm

Cách nấu:

Cho quả tim, bắp chuối vào nồi nước và nêm với ít muối, hạt nêm. Hầm tim và bắp chuối trong khoảng 20 phút.

16. Thịt Vịt Hầm Hạt Sen

Công dụng món ăn: Món vịt hầm sen có tác dụng chữa chứng sưng phù, tỳ hư, hư thận ở những bệnh nhân tiểu đường.

Chuẩn bị:

  • 150g hạt sen: tách bỏ tim sen
  • 350g thịt vịt: khử mùi với rượu và gừng
  • Gia vị: 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê hạt nêm

Cách nấu:

Dùng nồi đất, cho hạt sen và thịt vịt vào, nêm thêm ít gia vị. Sau đó, đem nồi này hầm nhừ.

17. Súp Bào Ngư, Củ Cải, Cà Rốt

 

 

 

Công dụng món ăn: Thích hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường.

Chuẩn bị:

  • 20g bào ngư tươi: rửa với ít rượu và gừng để khử tanh, sau đó thái mỏng
  • 50g tôm nõn
  • 1 củ cà rốt và 1 củ cải: gọt vỏ và thái hạt lựu
  • Vài lát gừng: thái sợi nhuyễn
  • Gia vị: hành tím băm1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt

Cách nấu:

Phi thơm hành tím, sau đó cho tôm nõn vào xào săn. Thêm nước để nấu thành nước dùng. Khi tôm tiết hết chất ngọt, cho cà rốt và củ cải vào nấu thêm khoảng 15 phút. Sau cùng, khi nước dùng sôi già, cho bào ngư vào nấu cùng và nêm nếm lại gia vị.

18. Ba Ba Hầm Bắp Nếp

Công dụng món ăn: Tất cả các trường hợp tiểu đường kèm tăng huyết áp đều thích hợp để dùng món này

Chuẩn bị:

  • 250g thịt ba ba: chặt nhỏ
  • 250g bắp nếp: tách lấy hạt, râu bắp cột bó
  • 1 củ gừng và 2 củ hành tím: gọt vỏ và nướng sơ
  • Gia vị: 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê hạt nêm

Cách nấu:

Cho thịt ba ba vào nồi nước nấu cùng hành tím và gừng nướng cho thơm. Sau khi thịt chín tới, nước vừa sôi, thả bắp nếp cùng râu bắp vào nấu cùng. Sau khoảng 1 tiếng, nêm lại gia vị và dùng ngay khi còn nóng.

19. Canh Trai Nấu Hẹ

Công dụng món ăn: Dùng được cho tất cả trường hợp mắc bệnh tiểu đường.

 

 

 

Chuẩn bị:

  • 200g thịt trai: rửa sạch cát và cắt nhỏ
  • 150g hoa hẹ
  • 1 củ hành tím thái mỏng
  • Gia vị: muối và hạt nêm

Cách nấu:

Phi thơm hành tím, cho trai vào xào săn. Kế đến, cho nước vào nấu sôi. Khi nước sôi bùng, cho hoa hẹ vào và nêm nếm gia vị.

III. CÁC MÓN CHÁO VÀ CƠM

20. Cơm Kê

Công dụng của món ăn: Thích hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường dùng làm bữa sáng.

Chuẩn bị:

  • 1 lon kê (dùng lon sữa bò để đong): ngâm trong nước khoảng 3 tiếng trước khi nấu
  • Vài lá dứa

Cách nấu:

Sau khi ngâm, đem rửa kê lại một lần nữa trước khi đồ thành xôi. Khi kê chín, cho lá dứa lên trên mặt, đồ thêm khoảng 5 phút để xôi dẻo và có mùi thơm.

21. Cháo Bí Đao

Công dụng của món ăn: Cháo bí đao giúp kiện tỳ lợi tiểu, có ích cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo béo phì và thân mình nặng nề.

Chuẩn bị:

  • 1 trái bí đao (khoảng 100g): gọt vỏ, bổ làm bốn và cắt miếng nhỏ
  • 1/2 lon gạo tẻ: vo sạch và để ráo
  • 1 muỗng cà phê muối

Cách nấu:

Rang gạo để chín một phần. Sau đó, cho thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo bắt đầu nở, cho bí đao vào nấu cùng. Khi cháo mềm, cho thêm muối vào và tắt bếp.

22. Cháo Rau Cần Tây

 

 

 

Công dụng của món ăn: Cháo cần tây thường được chỉ định cho người mắc bệnh tiểu đường kèm cao huyết áp.

Chuẩn bị:

  • 50g cần tây tươi: cắt bỏ rễ và thái khúc
  • 1/2 lon gạo tẻ: vo sạch và để ráo
  • Ít muối

Cách nấu:

Sau khi gạo ráo nước, cho vào nồi rang qua để gạo chín một phần. Kế đến, đổ thêm nước vào nồi và nấu thành cháo. Khi cháo chín mềm, cho cần tây vào tô và múc cháo lên trên để làm chín cần tây.

23. Cháo Ý Dĩ

Công dụng món ăn: Dùng cho người bệnh tiểu đường có triệu chứng khát nước nghiêm trọng.

Chuẩn bị:

  • 1 lon ý dĩ (dùng vỏ lon sữa bò để đong),
  • 1 ít muối

Cách nấu: Ngâm ý dĩ mềm trước 2 tiếng, sau đó đem nấu thành cháo và ăn mỗi ngày một bữa.

24. Cháo Bột Sắn

Công dụng món ăn: Chỉ định cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp II, cổ họng thường khô khát.

Chuẩn bị:

  • 50g bột sắn: hòa với ít nước cho tan đều
  • 70g bột gạo tẻ: vo sạch và để ráo
  • Ít muối

Cách nấu:

Nấu gạo tẻ thành cháo như cách thông thường. Khi cháo còn nóng, cho nước bột sắn đã hòa tan vào và khuấy đều. Thêm ít muối để ngon miệng hơn.

25. Cháo Địa Cốt Bì

 

 

 

Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu, suy kiệt.

Chuẩn bị:

  • Địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch đông 15g,
  • Bột miến dong 100g.

Cách nấu: Đem 3 loại dược liệu cùng sắc lấy nước, đem nước sắc này nấu với bột miến dong thành cháo.

26. Cháo Thục Địa Nhục Quế

Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, di niệu, u xơ tiền liệt tuyến.

Chuẩn bị:

  • Nhục quế 3g, thục địa hoàng 10g,
  • Gạo tẻ 100g.

Cách nấu: Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành cháo loãng. Khi cháo được cho thêm 30g rau hẹ tươi và chút muối gia vị.

27. Nước Bột Đậu Xanh

Cách làm: đậu xanh 200g, cho thêm nước, nấu chín nhừ, lọc qua vải xô lấy nước, uống sáng tối, mỗi lần 1 chén.

Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

28. Cháo Khoai Lang

Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường có tỳ vị hư nhược.

Chuẩn bị:

  • khoai lang 60g,
  • Gạo kê 30g.

Cách làm Khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê, ăn bữa sáng.

Trên đây là những món ăn ngon, thích hợp cho người bệnh tiểu đường mắc các chứng bệnh khác đi kèm. Sự kết hợp thực phẩm khoa học và cách nêm nếm gia vị tránh quá nhiều đường, muối sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường sớm thuyên giảm các triệu chứng và hạ đường huyết nhanh chóng.

Mrs Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với việc mất ngủ, ngủ không ngon giấc, hãy thử một trong những loại thực phẩm này trước khi đi ngủ có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Và viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp thông tin về những loại thực phẩm tốt nhất bạn nên ăn trước khi đi ngủ.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Bệnh tiểu cầu thấp là chứng bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam. Để cải thiện tình trạng bệnh thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để biết bệnh tiểu cầu thấp nên và không nên ăn gì bạn có thể cùng Thuocthang.com.vn tham khảo những thông tin dưới đây:
Bệnh tiểu cầu thấp là chứng bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam. Để cải thiện tình trạng bệnh thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để biết bệnh tiểu cầu thấp nên và không nên ăn gì bạn có thể cùng Thuocthang.com.vn tham khảo những thông tin dưới đây:
Sỏi thận là một trong những căn bệnh đường tiểu - sinh dục khá phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân gây sỏi thận là do rối loạn trao đổi chất khoáng. Do đó, người mắc bệnh sỏi thận cần có chế độ ăn uống phù hợp để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các vấn đề như sỏi thận nên ăn gì, kiêng ăn gì lúc này trở nên rất quan trọng. Chia sẻ sau đây về Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận của Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn nhé!
Sỏi thận là một trong những căn bệnh đường tiểu - sinh dục khá phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân gây sỏi thận là do rối loạn trao đổi chất khoáng. Do đó, người mắc bệnh sỏi thận cần có chế độ ăn uống phù hợp để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các vấn đề như sỏi thận nên ăn gì, kiêng ăn gì lúc này trở nên rất quan trọng. Chia sẻ sau đây về Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận của Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn nhé !
Ngoài dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và thực hiện các biện pháp chăm sóc tại, người bệnh vảy nến cũng nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh. Tuy không trực tiếp gây vảy nến, nhưng một số thực phẩm có thể kích hoạt hoặc làm triệu chứng bệnh nặng lên. Hãy cùng thuocthang.com.vn tìm hiểu người bệnh vảy nến kiêng ăn gì qua bài viết sau nhé.
Sữa dành cho người bệnh ung thư là thực phẩm chứa dinh dưỡng năng lượng cao, đầy đủ dưỡng chất cần thiết được khuyến khích bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì sức khỏe cơ thể, và sức khỏe xương.
Sữa dành cho người bệnh ung thư là thực phẩm chứa dinh dưỡng năng lượng cao, đầy đủ dưỡng chất cần thiết được khuyến khích bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì sức khỏe cơ thể, và sức khỏe xương.
Viên uống dầu cá là một sản phẩm không chỉ bổ dưỡng đối với mắt mà nó hết sức cần thiết với hệ tim mạch, ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Và trên thị trường có rất nhiều viên dầu có cá nguồn gốc xuất xứ khác nhau như từ Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Úc… trong đó, nhãn hàng thực phẩm chức năng dầu cá từ Úc được nhiều người săn lùng và tin dùng nhất.
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.

19/05/2018

"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."

19/05/2018

Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...

19/05/2018

Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.

19/05/2018

Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.

Xem nhiều

Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.

Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.

Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới. 

Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!

Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.