Chế độ dinh dưỡng trong thời gian cho con bú ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và chất lượng sữa. Vì vậy, Cho con bú kiêng ăn gì là vấn đề khiến nhiều mẹ khá đau đầu bởi ở giai đoạn này, mẹ luôn sợ những gì mình ăn sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và sức khỏe của bé.
Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thực phẩm lành mạnh là điều cần thiết, đặc biệt trong thời kỳ cho con bú, mẹ càng cần chú ý hơn đến chế độ ăn của mình. Các chất mẹ ăn vào hàng ngày sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới cơ thể của mẹ và qua sữa mẹ ảnh hưởng tới đứa trẻ. Do đó, các mẹ nên tìm hiểu các loại thực phẩm và đồ uống cần hạn chế hoặc tránh khi cho con bú. Vì vậy | thuocthang.com.vn hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc vấn đề này giúp các mẹ nhé!
1. Cà phê
Tại sao cà phê lại đứng đầu danh sách các thực phẩm mẹ cần tránh? Nguyên nhân là do hàm lượng caffeine trong cà phê sẽ tích tụ lại trong sữa mẹ. Điều này cũng tương tự với trà, soda, thức uống năng lượng và một số loại thuốc có chứa caffeine.
Caffeine là một chất kích thích tự nhiên thường có trong trà, cà phê và socola. Một số loại nước ngọt, nước tăng lực, đồ uống đóng chai, đồ uống thể thao cũng có thể chứa caffeine.
Không giống như người lớn, trẻ sơ sinh không thể bài tiết caffeine hiệu quả. Vì vậy, caffeine tích tụ trong cơ thể của bé gây ra sự kích thích, mất ngủ và khó chịu. Lượng caffeine cao có thể làm giảm lượng chất sắt trong sữa mẹ và làm giảm mức độ hemoglobin ở bé. Do đó giải pháp tốt nhất là cắt giảm cà phê.
2. Không nên ăn cá chứa nhiều thủy ngân
Trẻ sơ sinh cần một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như protein nạc và DHA (axit docosahexaenoic), để tăng trưởng và phát triển não thích hợp. Cá là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có thể cung cấp protein nạc chất lượng cao và các axit béo omega-3 thiết yếu như DHA và EPA (axit eicosapentaenoic).
Tuy nhiên, một số loài cá, chẳng hạn như cá ngừ mắt to, cá kiếm và cá thu, có hàm lượng thủy ngân cao.
Khi người mẹ ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao liên tục, nó sẽ gây hại cho cả mẹ và con đang bú mẹ. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, thủy ngân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ sơ sinh. Sự phát triển hệ thần kinh bị suy giảm có thể dẫn đến các vấn đề khác, chẳng hạn như suy giảm kỹ năng vận động và chậm phát triển giọng nói.
3. Đậu phộng
Nếu bị dị ứng đậu phộng, bạn hãy tránh ăn đậu phộng cho đến khi bé cai sữa. Các protein gây dị ứng trong đậu phộng có thể đi vào sữa mẹ và sau đó ảnh hưởng đến con khi bú. Bé có thể bị phát ban, thở khò khè hoặc dị ứng. Thậm chí chỉ một ít đậu phộng có thể dẫn đến các chất gây dị ứng truyền qua sữa mẹ từ 1–6 giờ.
Nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ mắc bệnh dị ứng đậu phộng suốt đời đối với trẻ em phơi nhiễm với đậu phộng ngay từ khi còn nhỏ ngày một tăng. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh rằng tránh ăn đậu phộng trong khi cho con bú sữa có thể ngăn ngừa dị ứng đậu phộng ở trẻ sơ sinh.
4. Chocolate
Chocolate giàu chất theobromine, chất này có tác dụng tương tự như chất caffeine. Cách duy nhất để biết bạn có đang uống quá nhiều chất caffeine hay không là quan sát hành vi của bé.
Nếu một bà mẹ tiêu thụ hơn 750 mg caffeine hoặc theobromine mỗi ngày, bé có thể biểu hiện những hành vi thất thường và quấy khóc, bên cạnh những vấn đề về giấc ngủ. Vì vậy, hãy dừng ăn món này ngay nhé!
5. Gia vị có hương vị mạnh ảnh hưởng tới sữa mẹ
Tỏi và các loại gia vị, chẳng hạn như ớt, là những thực phẩm có hương vị mạnh có thể xâm nhập vào sữa mẹ và có thể làm thay đổi mùi vị của sữa. Những em bé nhạy cảm với những thay đổi này có thể tỏ ra cáu kỉnh, quấy khóc và không muốn tiếp tục bú mẹ.
Các bà mẹ nên tránh ăn những gia vị đậm đặc vào các món ăn hàng ngày. Cũng nên tránh các loại thực phẩm có thể sinh nhiều khí, chẳng hạn như bắp cải, đậu và bông cải xanh, có thể gây khó chịu đường tiêu hóa ở những trẻ sơ sinh nhạy cảm.
6. Sữa và chế phẩm từ sữa
Khi mẹ ăn các sản phẩm từ sữa hoặc uống sữa, các chất gây dị ứng có thể vào sữa mẹ và gây kích ứng cho bé. Nếu bạn quan sát thấy các triệu chứng như bé nôn mửa và đau bụng sau khi bạn sử dụng các sản phẩm từ sữa thì phải ngưng uống các các sản phẩm này một thời gian. Các triệu chứng khác bao gồm eczema, các vấn đề về da và giấc ngủ.
Trẻ em bị dị ứng bơ sữa thường cũng có dấu hiệu dị ứng đậu nành. Bạn hãy thay thế bằng thực phẩm sữa hữu cơ có hàm lượng chất béo cao; thịt, gia cầm không có kháng sinh, không chứa hormone tăng trưởng, hóa chất hoặc thuốc trừ sâu.
7. Trứng hoặc động vật có vỏ
Nếu có thành viên trong gia đình bị dị ứng với trứng và các động vật có vỏ như sò, tôm, cua, ốc, hãy tránh ăn các thực phẩm này trong giai đoạn cho bé bú sữa mẹ. Dị ứng trứng, chủ yếu là dị ứng với lòng trắng trứng thường phổ biến.
8. Các loại thảo mộc
Các loại thảo mộc là những loại cây có mùi thơm làm tăng thêm hương vị và mùi thơm cho thực phẩm. Bên cạnh đó, một số loại trong số chúng được biết đến là có tác dụng tăng nguồn sữa và hỗ trợ trị một số vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ như nứt núm vú.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ thảo mộc, đặc biệt là các chất bổ sung và trà thảo mộc, trong khi cho con bú cần phải thận trọng vì những lý do sau:
Các loại thảo mộc chứa các hợp chất có thể có tác dụng giống như thuốc, đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến em bé.
Rất hiếm bằng chứng lâm sàng chứng minh việc sử dụng an toàn và hiệu quả của một số loại thảo mộc cho bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh.
Các sản phẩm thảo mộc có thể chứa kim loại nặng và thuốc trừ sâu do bị ô nhiễm.
Một số loại thảo mộc khác mà mẹ nên tránh do tác dụng chống tiết sữa của chúng là bạc hà, mùi tây, cây xô thơm, hoa nhài và quả mọng. Nếu bạn muốn dùng các loại thảo mộc trong thời kỳ cho con bú, hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước.
9. Thức ăn cay
Các loại thực phẩm có vị cay có thể gây kích thích ở một số trẻ sơ sinh. Một chút tiêu có thể làm tổn thương đến bé. Vì thế, mẹ hãy giảm các gia vị trong thức ăn nếu bé không thoải mái với nó.
10. Bắp ngô
Bệnh dị ứng với ngô rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Chúng gây khó chịu và phát ban cho các bé. Nếu bạn quan sát thấy con bị dị ứng với ngô, hãy loại bỏ nó khỏi chế độ ăn uống của gia đình bạn.
11. Tỏi
Mùi tỏi có thể ảnh hưởng đến mùi của sữa mẹ. Một số em bé sẽ thích còn một số thì không. Nếu bạn thấy bé khó chịu trong khi đang bú, hãy kiểm tra xem tỏi có phải là lý do không. Con có thể nhăn mặt hoặc khóc nếu cảm thấy mùi hăng của tỏi.
12. Rượu
Rượu có thể ngấm vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé. Nếu bạn uống 1 hoặc 2 lần một tuần thì sẽ không gây hại đến bé. Tuy nhiên, ở mức độ cao hơn sẽ rất nguy hiểm.
Trên đây là những loại thực phẩm cần tránh vì chúng có thể gây dị ứng mà các bà mẹ cho con bú cần lưu ý để bảo vệ bé tốt hơn.
Danh Trường
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến 59.000 người tử vong do dại. Dại là căn bệnh nguy hiểm vô cùng nguy hiểm khi phát hiện, 100% người bị vật cắn khi đã lên cơn dại sẽ tử vong. Vì vậy việc tiêm vắc xin phòng dại là cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại khi bị động vật cắn, mỗi bậc phụ huynh cần tìm hiểu về lịch tiêm phòng dại cho trẻ em để đảm bảo tiêm đủ và đúng phác đồ.
Tập Yoga cho trẻ em là sự lựa chọn của nhiều cha mẹ khi tìm kiếm cho con mình một bộ môn thể dục giúp vận động, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Theo các giáo viên Yoga, tập Yoga cho trẻ em mang lại rất nhiều lợi ích cho bé như tăng cường sức khỏe, mang đến niềm vui cho trẻ hay giúp tăng chiều cao...
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Sử dụng thuốc tẩy giun khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ vô cùng khiếp sợ hay ám ảnh. Chúng có thể gây “dị ứng” cho một số người. Do đó, để tẩy giun nhanh chóng, an toàn và không phải đụng chạm đến thuốc bạn có thể tẩy giun bằng những nguyên liệu thiên nhiên sau:
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.