Bệnh tim mạch là sát thủ thầm lặng gây tử vong cho hàng triệu người mỗi năm. Bệnh tim vốn được xem là căn bệnh của người già. Nhưng hiện nay, độ tuổi nào cũng có thể mắc căn bệnh đáng sợ này.
Một số hiểu biết cơ bản và khái quát sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh về tim mạch Hiệu quả nhất
Bệnh tim mạch là sát thủ thầm lặng gây tử vong cho hàng triệu người mỗi năm. Bệnh tim vốn được xem là căn bệnh của người già. Nhưng hiện nay, độ tuổi nào cũng có thể mắc căn bệnh đáng sợ này.
Một số hiểu biết cơ bản và khái quát sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh về tim mạch Hiệu quả nhất
SUY TIM LÀ GÌ?
Bài viết sau đây sẽ đề cập đến những vấn đề về tim mạch dễ gây nhầm lẫn. Suzanne Steinbaum, DO, Giám đốc chăm sóc sức khỏe tim của phụ nữ tại bệnh viện Lenox Hill ở New York City và phát ngôn viên quốc gia cho chiến dịch Go Red for Women cho biết: “Suy tim xảy ra khi các cơ của tim chết hoặc yếu đi. Khi chức năng tim suy yếu, máu không đẩy qua cơ thể một cách dễ dàng”.
Tim không bơm đủ máu đi nuôi cơ thể làm cơ thể thiếu máu, oxi, dưỡng chất. Đồng thời máu không được rút hết về tim, dẫn đến tình trạng ứ huyết, đọng nước, gây phù thũng, tăng cân, gan to, phổi ứ máu gây ho, khó thở.
Dưới đây là nhận định của các chuyên gia về các triệu chứng và cách thay đổi lối sống để giảm nguy cơ bị suy tim.
CÓ NHIỀU LOẠI SUY TIM
Suy tim có thể ảnh hưởng đến tâm thất trái, tâm thất phải, hoặc cả hai. Hình thức thông thường nhất là suy tim tâm thu, khi chức năng của cơ tim giảm đi, và kết quả là máu không phân bố khắp cơ thể. Một dạng suy tim khác, được gọi là suy tim tâm trương, xảy ra khi trái tim bị suy nhược và không thể bổ sung đầy đủ máu do các bệnh tim mạch khiến cơ tim trở nên dày và cứng, làm buồng tim khó giãn rộng để nhận đủ máu…
Biykem Bozkurt, MD, Giáo sư về tim mạch tại đại học Y Baylor, Houston, Texas, cho biết: “Suy tim tâm trương thường gặp ở những bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh cao huyết áp và đái đường, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN SUY TIM LÀ GÌ?
Suy tim chủ yếu do sự tổn thương lên các cơ tim, gây ra bởi nhiều nguyên nhân:
Bệnh động mạch vành là bệnh lý chỉ tình trạng lòng mạch bị hẹp do các mảng xơ vữa hoặc do co thắt mạch. Nếu các động mạch bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp nghiêm trọng, tim sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng;
Các cơn đau tim xảy ra khi động mạch vành đột ngột tắc nghẽn, ngăn chặn sự lưu thông máu đến cơ tim. Cơn đau tim làm tổn thương các cơ tim, làm cho một khu vực không thể hoạt động bình thường;
Tổn thương lên các cơ tim thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác ngoài động mạch hoặc các vấn đề về lưu thông máu, chẳng hạn như bị nhiễm trùng, nghiện rượu hoặc ma túy;
Các tình trạng khác bao gồm cao huyết áp, bệnh van tim, bệnh tuyến giáp, bệnh thận, đái tháo đường hoặc các khuyết tật tim đều có thể dẫn đến suy tim. Ngoài ra, suy tim có thể xảy ra khi một số bệnh hoặc tình trạng bệnh xảy ra cùng một lúc.
CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN GIÚP NHẬN BIẾT SỚM BỆNH SUY TIM
Xác định triệu chứng bạn đang trải qua thực sự có liên quan đến sức khỏe của tim bạn là một thách thức. Tuy nhiên, khi trái tim không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, các triệu chứng điển hình bao gồm thở ngắn, sưng tấy (chân, mắt cá chân, ho), ho kinh niên, mệt mỏi, ăn kém, hoặc nhịp tim tăng nhanh.
Đối với lý do tại sao bạn có thể cảm thấy không đói? Khi ít máu được đưa vào hệ thống tiêu hóa, sự thèm ăn của bạn bị mất đi, làm cho bạn ăn ít đi và không có cảm giác muốn ăn.
Vậy dấu hiệu cơ bản nào giúp nhận biết sớm để đi khám bệnh và được chữa trị kịp thời?
1. Khó Thở
Đây cũng là triệu chứng thường gặp nhất của suy tim sung huyết. Ban đầu người bệnh chỉ khó thở nhẹ, thở khò khè khi gắng sức, nhưng càng về sau, khó thở xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc khi nằm, ho và khó thở làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.
Ở những người suy tim sung huyết nặng, mức độ khó thở có thể đến đột ngột, dữ dội hơn, gây hốt hoảng cho người bệnh.
Hai triệu chứng ho và khó thở thường xuất hiện song hành cùng nhau ở người bệnh suy tim, nguyên nhân là do tình trạng tăng áp lực động mạch phổi, các phế nang (thành phần cấu tạo nên phổi) bị tràn dịch và máu nên không thể trao đổi được oxy, khiến hầu hết các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy.
2. Chán Ăn
Một trong những dấu hiệu chính của suy tim sung huyết là người bệnh lúc nào cũng có cảm giác no. Đó là do sự tích tụ của dịch trong gan, hoặc hệ thống tiêu hóa của người bệnh.
Kết quả là người bệnh không còn cảm giác muốn ăn và ăn ít hơn. Nếu có thêm triệu chứng mệt mỏi đến mức không muốn ăn, người bệnh cần được đi khám chuyên khoa tim mạch.
3. Đau Ngực (Đau Vùng Tim)
Đau ngực là một dấu hiệu thường gặp của bệnh tim mạch, nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch.
Trong bệnh lý tim mạch, ngoài đau ngực do viêm cơ tim thì nguyên nhân đau ngực trong bệnh tim mạch chủ yếu là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim (hay gặp do hẹp mạch vành), đau ngực sẽ giảm và hết khi dòng máu tới cơ tim được cải thiện (dùng thuốc giãn mạch).
Trên lâm sàng, biểu hiện cơn đau thắt ngực, có khi đau nhẹ và xảy ra bất chợt cho nên có thể khó nhận biết và bị bỏ qua, hoặc có được nhận biết thì cũng ít được quan tâm, trong khi đau thắt ngực có thể chuyển biến cực kỳ nguy hiểm.
Vì vậy, nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau ngực thì nên tới bác sĩ khám ngay để sớm phát hiện bệnh. Trong cơn đau thắt ngực, nếu điện tâm đồ sẽ thấy biểu hiện thiếu máu cơ tim.
4. Da, Niêm Mạc Tím
Bình thường cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt, da có màu hồng sờ ấm, còn nếu thiếu ôxy da sẽ trở nên xanh tím.
Lúc đầu thì màu sắc da và niêm mạc sẽ xanh tím ở môi, móng tay, móng chân, sau khi làm việc nặng có thể xuất hiện toàn thân xanh tím… rất có thể bạn đang mắc một bệnh tim mạch nào đó, cần phải đi khám xác định bệnh.
5. Chóng Mặt Vào Buổi Sáng Ngủ Dậy Hoặc Có Ngất
Hay chóng mặt vào buổi sáng, thường gặp triệu chứng là tụt huyết áp tư thế đứng (hay huyết áp thế đứng), nguyên nhân gây ra có thể do bệnh đái tháo đường, bệnh Parkinson, trụy tim mạch, hay phản ứng phụ của thuốc điều trị bệnh đang dùng kể cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp.
Hoặc có thể là chứng chóng mặt tư thế do rối loạn tiền đình ốc tai. Ngoài ra, những người hay bị ngất cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh tim mạch. Do vậy, cần đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị sớm.
6. Tiểu Đêm Thường Xuyên Hơn
Khi tim suy yếu sẽ chất lỏng sẽ bị tích tụ ở các cơ quan trong cơ thể, kích thích thận tăng đào thải nước ra khỏi cơ thể và làm tăng số lần đi tiểu đêm.
7. Ho Khan
Xảy ra lực bơm máu của tim yếu đi, khiến máu ứ đọng một phần tại phổi, gây tình trạng ho khan, đặc biệt khi nằm ở tư thế đầu thấp. Một số người có thể ho ra ít máu hoặc bọt hồng.
8. Phù Chân (Mắt Cá Chân)
Đặc điểm của phù do tim là phù tím. Phù chân (đặc biệt nhận thấy rõ ở mắt cá chân). Nếu phù của suy tim phải thì thường kèm theo các dấu hiệu ứ đọng tuần hoàn khác như tĩnh mạch cổ nổi, tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm.
Cần phân biệt với phù chân của suy tĩnh mạch sâu chi dưới hoặc suy bạch mạch chân: Mức bệnh 2 chân chênh nhau, sáng ngủ dậy phù biến mất và có thể đã kèm khập khiễng cách hồi.
9. Hồi Hộp
Tim đập mạnh (hay đánh trống ngực), hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực, có thể chỉ do bạn đang lo lắng vấn đề gì đó, hoặc do vừa vận động thể lực căng thẳng, kéo dài như chạy, bơi… Song đôi khi đây chính là dấu hiệu của cơn đau tim, tăng huyết áp hay loạn nhịp tim… Cần được bác sĩ thăm khám ngay.
10. Mảng Bám Răng
Mảng bám răng cùng với hơi thở hôi liên tục là dấu hiệu rất đáng chú ý. Đây được xem là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim sớm. Vì vậy hãy duy trì thói quen uống lành mạnh và chú ý đến bất kỳ những thay đổi nào ở răng, miệng.
Tất nhiên, bạn cũng nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo "mọi bộ phận" trên cơ thể đều "chạy tốt".
PHẢI LÀM GÌ KHI CÓ DẤU HIỆU SUY TIM
Suy tim là tập hợp tất cả các biểu hiện triệu chứng của bệnh tim mạch ở giai đoạn cuối. Bởi vậy ngay khi phát hiện dấu hiệu suy tim, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm nhằm giảm nhẹ bệnh và tăng cơ hội kéo dài tuổi thọ.
Để giảm nhẹ triệu chứng, bạn nên lưu ý xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với người suy tim:
+ Thực phẩm nên ăn: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, các loại quả hạch, sản phẩm từ đậu nành và dầu thực vật.
+ Thực phẩm nên tránh: thức ăn mặn, chất béo từ động vật, thực phẩm tinh chế hay chế biến sẵn.
+ Số lượng bữa ăn: số bữa ăn trong ngày cần được cân đối hợp lý với thể trạng, tuổi tác, và tình trạng bệnh. Bạn không nên ăn quá no mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
+ Bỏ thuốc lá: Đây là cách hiệu quả để tránh cơn co thắt mạch vành tim và làm giảm nguy cơ xơ vữa mạch. Bỏ thuốc lá kết hợp với giảm tình trạng thừa cân, bạn đã làm giảm nhẹ được một phần gánh nặng cho tim.
+ Tập thể dục: Thói tập thể dục sẽ giúp tăng lưu thông máu và ngăn ngừa cục máu đông. Tùy theo giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe, bạn có thể chọn các môn tập vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, đạp xe… Đặc biệt, người bệnh suy tim ở giai đoạn cuối lại càng không nên ngồi một chỗ mà có thể vận động nhẹ nhàng và nhờ người thân trợ giúp xoa bóp để lưu thông máu tốt hơn.
+ Kiểm soát stress: Tình trạng căng thẳng về bệnh tật có thể làm gia tăng thêm gánh nặng cho tim vốn đã suy yếu. Bởi lo lắng và stress sẽ kích thích co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim và đẩy nhanh hơn tốc độ suy tim. Để kiểm soát stress tốt hơn, bạn cũng nên chia sẻ cảm xúc với bạn bè và người thân để giải tỏa bớt muộn phiền. Thay vì ám ảnh bởi nỗi lo “bệnh suy tim có chữa được không?”, bạn hãy dành thời gian cho những sở thích cá nhân và suy nghĩ tích cực hơn về cuộc hành trình phía trước.
Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một hay nhiều loại thuốc phối hợp. Sau đây là các loại thuốc thường được dùng trong điều trị suy tim:
+ Thuốc làm chậm nhịp tim: giúp cho tim đập chậm lại để bơm máu hiệu quả hơn.
+ Thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển (ACE): làm thư giãn mạch máu, giảm huyết áp, giúp tim bơm máu dễ dàng hơn, giảm áp lực cho tim, đồng thời giảm tần suất xuất hiện cơn đau tim.
+ Thuốc lợi tiểu: giúp thải bớt dịch dư thừa bị tích tụ trong cơ thể nên làm giảm phù nề, khó thở do suy tim. Thuốc lợi tiểu cũng giúp làm giảm bớt khối lượng máu mà tim phải bơm.
+ Thuốc điều trị nguyên nhân gây suy tim: nhóm hạ mỡ máu trong điều trị bệnh mạch vành, thuốc hạ huyết áp, các thuốc hạ đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường.
Nếu tình trạng suy tim trở nặng, thuốc điều trị không còn đáp ứng, phẫu thuật là cần thiết để giảm rủi ro và cải thiện tình trạng bệnh hiện tại. Chẳng hạn như, khi tim co bóp không đồng bộ làm giảm khả năng bơm máu của tim, bạn cần đặt máy tạo nhịp để không bị ngưng tim đột ngột và giảm triệu chứng suy tim.
Một số người bệnh sẽ bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh không đều và có nguy cơ gây ngưng tim đột ngột sẽ cần cấy máy khử rung (ICD) để làm giảm nguy cơ tử vong do loạn nhịp. Những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối có thể cần đến một thiết bị hỗ trợ tim cho đến khi có cơ hội được ghép tim.
Bệnh suy tim là một căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe. Khi có những dấu hiệu của bệnh suy tim, bạn hãy đến bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị sớm nhé!
Hoàng Quyên
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.
Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.
Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!