Trong công việc và cuộc sống người ta không thể tránh khỏi những áp lực bởi nó là một phần tất yếu không bao giờ thiếu. Nhưng đây là những yếu tố tiêu cực mà nếu để lâu không giải quyết chúng ta sẽ rơi vào những trạng thái mất cân bằng trong công việc và cuộc sống , hậu quả là công việc bị giảm sút nặng nề.
Dù áp lực đôi khi chỉ đến từ một phần nhỏ công việc hay cuộc sống nhưng cũng cần phải có những cách vượt qua áp lực để chúng không làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc đã đề ra. Quan trọng nhất nằm ở chỗ, làm thế nào để có được những cách vượt qua áp lực công việc và cuộc sống. Đáp ứng cho nhu cầu đó, bài viết này của Thuocthang.com.vn là lời giải đáp dành cho bạn, cho tất cả những ai đang rơi vào trạng thái stress chưa vượt thoát được và những ai luôn muốn tránh xa những áp lực căng thẳng
DẤU HIỆU BẠN ĐANG BỊ ÁP LỰC CĂNG THẲNG
Có thể có những khi bạn đang bù đầu với công việc và cuộc sống, hầu như mình không nhận ra mình đang quá tải. Tuy nhiên, hãy nhớ đến những thời điểm bạn không còn kiểm soát được ngôn ngữ và hành động của bản thân. Đứng trước bất kì tình huống bất ngờ nào, bạn không biết cách giải quyết mặc dù trước đó bạn đã từng trải qua và làm rất tốt. Đây là dấu hiệu phổ biến khi công việc quá nặng nề và những áp lực trong cuộc sống khiến bạn không còn hứng thú, linh hoạt trong cách xử lý mọi việc.
Việc lịch trình dày đặc với công việc liên miên có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng tâm lí mạnh, từ đó dẫn đến tình trạng kiệt sức về thể chất và tinh thần. Bạn cảm thấy không có động lực làm việc và không còn khát khao đối mặt với những thử thách mới. Hơn nữa, bạn luôn cảm thấy buồn ngủ, không thích nói chuyện hay làm bất cứ việc gì.
Bất cứ hành động nào của đồng nghiệp hay mọi người xung quanh dù nhỏ nhất cũng khiến bạn khó chịu, buồn phiền. Bạn cảm thấy khó kiểm soát tinh thần và ngày càng dễ nổi nóng với những người bạn từng rất thân thiết. Hãy tự hỏi bản thân đã bao lâu rồi bạn không trò chuyện thân thiết với đồng nghiệp, người thân, tham gia các cuổi gặp mặt sau khi tan sở hay gửi một lời chúc mừng sinh nhật cho những người bạn của mình. Đây không chỉ đơn giản là việc thay đổi hành vi cư xử mà là hậu quả của việc làm việc quá sức. Điều này không chỉ khiến các mối quan hệ công sở trở nên khó khăn mà còn khiến bạn bị cô lập trong vỏ ốc của chính mình.
Bạn bắt đầu một ngày làm việc mới lúc 8h sáng và kết thúc công việc khi đã về khuya. Bạn tận dụng cả thời gian nghỉ ngơi để làm việc. Chính sự phát triển của công nghệ thông tin làm chúng ta có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy mà bạn không có những giây phút thực sự thả lỏng cơ thể và nghỉ ngơi. Điều này không chỉ khiến bạn nhanh chóng kiệt sức mà còn hủy hoại tinh thần, sức khỏe của bạn, gây giảm hiệu quả trong công việc.
Thiếu tập trung là một dấu hiệu cảnh báo vô cùng quan trọng rằng cơ thể bạn đang bị kiệt sức, mệt mỏi. Điều đó thể hiện ở việc bạn không thể nhớ những điều đơn giản, thường xuyên nhầm lẫn những việc tưởng như quen thuộc nhất. Một nghiên cứu cho thấy bất kì người nào đang cố gắng giải quyết tất cả công việc dồn lại cùng lúc cũng sẽ khó tập trung, làm suy giảm chức năng của bộ nhớ.
Việc tập trung phần lớn thời gian, công sức vào công việc trong thời gian dài có thể khiến bạn mất dần đi các mối quan hệ xã hội. Bạn không còn hứng thú với bất kỳ hoạt động tập thể nào trong phòng hay công ty bởi bạn quá mệt mỏi vì công việc và không còn đủ sức lực cho những thú vui đó. Điều này có thể khiến bạn mất đi nhiều thứ hơn là bạn vẫn tưởng. Bởi đôi khi chính các mối quan hệ chứ không phải năng lực làm việc, công tác mới khiến bạn thăng tiến, thành công.
Các dấu hiệu bất thường của cơ thể như đau đầu, các cơ mỏi mệt, đau vai, cứng cổ hay luôn có cảm giác buồn ngủ là những minh chứng rõ nét nhất cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp nguy hiểm vì quá tải và áp lực trong công việc. Mức độ căng thẳng tạo ra sự khó chịu và đau cơ bắp một cách thường xuyên. Bạn không nên coi nhẹ những triệu chứng này mà cần phải được xem xét một cách nghiêm túc, cẩn thận. Tốt nhất là bạn nên dành thời gian tìm dến các bác sỹ để có những chỉ dẫn phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe và tinh thần của mình.
Đã đến lúc bạn dành thời gian nghiêm túc để xem xét lại những dấu hiệu trên và có cách khắc phục kịp thời. Công việc, sự thành công là quan trọng những sức khỏe mới là thứ được đặt lên hàng đầu. Hãy biết cách chăm sóc bản thân và cân bằng giữa cuộc sống với công việc. Bạn sẽ thấy mỗi ngày đi làm là một ngày vui.
NHỮNG CÁCH “ĐÁNH BẠI” ÁP LỰC CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ NHẤT
Căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có tác động không nhỏ đến cuộc sống. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này ? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách vượt qua áp lực công việc hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.
1. Lập Kế Hoạch Làm Việc Khoa Học
Các chuyên gia cho rằng: Để vượt qua áp lực công việc, nhân viên nên lập kế hoạch làm việc thật chi tiết, khoa học cho từng công việc theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp…
Cụ thể, lên kế hoạch những việc làm theo từng ngày sẽ giúp nhân viên sử dụng thời gian hiệu quả. Đây là cách hiệu quả nhất trong việc quản lí thời gian vì nó giúp bạn biết chắc chắn điều bạn đang làm và có thể giúp bạn tập trung vào công việc. Đồng thời, nhân viên đưa ra một danh sách công việc cần phải làm cho mỗi ngày và khoảng thời gian bạn hoàn thành một công việc. Tùy theo mức độ quan trọng và gấp rút về mặt thời gian để biết công việc nào ưu tiên hàng đầu. Bạn cũng nên để ra một chút thời gian trống trong lịch trình của bạn vì có thể sẽ có những việc bất ngờ xảy ra.
2. Chuẩn Bị Phương Án Ứng Phó
Chúng ta không thể biết trước mọi việc sẽ xảy đến với mình. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dự đoán những áp lực, những tình huống thông thường có thể xảy ra hàng ngày.
Hãy chuẩn bị tinh thần hoặc phương án để đối phó với các tình huống xấu, không như ý. Từ đó, bạn sẽ không bị bất ngờ, căng thẳng vì đã có cách xử lý tốt, ổn thoả.
3. Tập Trung Vào Một Việc
Hầu hết chúng ta đều trở nên hỗn loạn, stress nặng khi ôm đồm quá nhiều công việc trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này dẫn đến việc bạn sẽ không thể tập trung để giải quyết công việc. Mọi thứ càng ứ đọng càng khiến bạn dễ trở nên cáu gắt.
Hãy chọn làm một việc trong một khoảng thời gian nhất định và hoàn thành chúng trước khi bắt tay vào việc khác. Với tâm trạng thoải mái, bạn sẽ có thêm năng lượng, sự bình tĩnh để giải quyết nhanh chóng khối lượng công việc còn lại.
4. Nâng Cao Kỹ Năng Giải Quyết Công Việc
Có rất nhiều nhân viên gặp phải áp lực công việc vì chưa đủ kỹ năng giải quyết công việc, công việc đó khó hơn so với khả năng của nhân viên.Vì thế họ lo lắng, suy nghĩ và loay hoay tìm cách làm thế nào để hoàn thành được nó. Khi không hoàn thành được công việc đó, họ cảm thấy bị áp lực và căng thẳng, mất tự tin khi đối diện với đồng nghiệp với sếp. Vì thế, việc nâng cao kỹ năng giải quyết công việc cũng là một cách giúp bạn vượt qua áp lực công việc, mang lại tinh thần lạc quan, tự tin vào khả năng của mình.
5. Đừng Đổ Mồ Hôi Vì Những Việc Lặt Vặt
Bạn luôn có quá nhiều công việc cần phải làm, nhưng không phải việc nào cũng quan trọng như nhau. Có những việc bạn buộc phải làm ngay nhưng cũng có những công việc bạn có thể thong thả giải quyết sau. Thậm chí, bạn có thể chia sẻ lại công việc đó cho người khác làm giúp.
Vì vậy, xác định mức độ ưu tiên của công việc, tính chất quan trọng của chúng giúp bạn có thể kiểm soát mọi thứ tốt hơn, giải toả những bế tắc, căng thẳng.
6. Học Cách Từ Chối Thẳng Thắn
Nhiều nhân viên tự tạo stress cho bản thân khi cùng lúc ôm đồm quá nhiều việc. Để giảm áp lực công việc, chúng ta nên học cách từ chối thẳng thắn khi sếp giao việc xuống.
Nếu bạn đang còn quá nhiều việc chưa hoàn thành, bạn nên từ chối thẳng thắn với sếp bằng cách trình bày với sếp rằng bạn không phải là người duy nhất có thể đảm nhiệm việc này. Nếu bạn không từ chối, sếp sẽ nghĩ bạn có thể làm tốt được nhiều việc cùng một lúc. Và như thế là bạn đang tự đào hố chôn mình. Vì thế, nhân viên hãy học cách từ chối để giảm áp lực công việc cho chính mình cũng như không làm mất điểm của bạn trong lòng sếp khi nhận việc rồi không thể hoàn thành nó.
7. Chia Sẻ Với Bạn Bè, Đồng Nghiệp
Áp lực công việc đè nặng đôi khi khiến bạn có ý nghĩ chán nản và muốn buông xuôi tất cả. Lúc này, bạn hãy tựa vào đồng nghiệp, gia đình và bạn bè để đứng vững.
Đừng ngại chia sẽ những cảm xúc, khó khăn của mình trong công việc với một người bạn thân hay với người đồng nghiệp am hiểu công việc mà bạn đang làm. Bạn có thể nhờ bạn bè, đồng nghiệp tư vấn, giúp đỡ thêm. Đôi khi, chỉ một gợi ý nhỏ của đồng nghiệp lại giúp bạn giải quyết triệt để được vấn đề mà mình đang gặp phải. Đừng bao giờ xem thường tình cảm, mối quan hệ của mọi người đối với mình, bởi không ai có thể sống và làm việc một mình cả.
8. Tránh Than Vãn Quá Nhiều Về Công Việc
Việc than vãn quá nhiều về công việc sẽ khiến bạn căng thẳng hơn, vì thế hãy thư giãn và chấp nhận hoàn cảnh. Việc chấp nhận thực tại sẽ giúp bạn hiểu được thực tế và đưa ra những hành động rõ ràng.
9. Thiền
Thiền là cách vượt qua áp lực công việc được nhiều người chọn lựa, hoạt động này thúc đẩy cảm giác hạnh phúc. Nó mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn tập yoga có tác dụng tốt cho cơ thể không chỉ làm cho tinh thần được thư giãn, tâm tĩnh tại mà còn giúp tăng cường sức khỏe.
10. Thử tập yoga
Trong hàng ngàn năm qua, yoga luôn được biết đến như một vị cứu tinh bởi một số lợi ích về sức khỏe mà chúng đem lại cho người tập. Các nghiên cứu cho thấy Hatha yoga – một hình thức tập thể dục yêu cầu biến đổi các tư thế cơ thể một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển kết hợp với thở sâu – có thể giúp hồi phục lại tinh thần sau quãng thời gian căng thẳng.
11. Đếm Đến 10
Sẽ có những lúc bạn cảm thấy như bị nghẹt thở vì khối lượng công việc quá nhiều, dồn dập đến với bạn. Đó là lúc bạn không tìm ra bất cứ phương án nào để giải quyết vấn đề. Việc bạn cần làm là dừng lại, và bắt đầu đếm từ 1 đến 10 một cách chậm rãi.
Thời gian này khá quý giá để bạn bình tĩnh hơn, nhìn một cách bao quát những vấn đề bạn đang đối mặt. Từ đó, bạn sẽ tìm được cách giải quyết hợp lý, thoả đáng hơn. Và bạn sẽ nhận ra, vấn đề bạn đang gặp phải không thực sự nghiêm trọng như bạn nghĩ.
12. Kiểm Soát Nhịp Thở
Khi chúng ta căng thẳng, chúng ta có xu hương đi nhanh và thở nông hơn. Điều này sẽ khiến bạn càng mệt mỏi, thở dốc và gây ra những cơn chóng mặt, choáng váng, hồi hộp và hoảng sợ.
Tình trạng này sẽ khiến bạn suy giảm khả năng nhìn nhận, phán đoán và giải quyết vấn đề. Bạn cần khắc phục bằng cách hít vào bằng mũi, giữ trong một giây và thở ra bằng miệng một cách chậm rãi. Bạn lặp lại cách hít thở này cho đến khi cảm thấy bình tĩnh hơn.
13. Đừng Vẽ Nên Những Kịch Bản Xấu
Thói quen của chúng ta là thường vẽ nên những kịch bản khá xấu về các tình huống sẽ xảy ra, những nguy cơ mà chúng ta phải đối mặt. Ví dụ, “nếu tôi không ký được hợp đồng này, tôi sẽ mất việc”.
Bạn nên thay đổi thói quen này để có tinh thần tốt hơn, giải toả những căng thẳng và tập trung tâm trí, năng lượng để giải quyết công việc.
14. Nhìn Vào Những Điểm Tích Cực
Thay vì giận dữ, thất vọng vì không được ai đó giúp đỡ, bạn hãy nhớ đến những điều tốt đẹp mà họ đã mang đến cho bạn. Càng suy nghĩ về những điều tích cực, bạn càng bớt lo âu, căng thẳng.
Vì thế, trong bất cứ trường hợp nào, hãy luyện tập cho bạn cách nhìn vào mặt tích cực của vấn đề, giúp bạn cân bằng cuộc sống tốt hơn.
15. Hãy Nhờ Trợ Giúp Khi Cần Thiết
Không ai thành công một mình, nhất là khi chúng ta đều đang phải chịu quá nhiều áp lực. Hãy nhờ sự trợ giúp từ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình khi cần thiết và sẵn sàng giúp đỡ lại họ sau này. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi không phải đối diện với căng thẳng và khó khăn một mình.
16. Hãy Chọn 1 Ngày Để Nghỉ Ngơi
Hãy để bản thân được nghỉ ngơi một ngày, được làm những việc mà mình yêu thích. Đôi khi việc nghỉ ngơi này sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả hơn, chứ nó không làm mất thời gian của bạn.
17. Dùng Tinh Dầu, Mùi Thơm Để Giảm Stress
Theo kết quả nghiên cứu khoa học, tinh dầu có tác dụng giảm căng thẳng rất tốt. Đây là cách tuyệt vời để vượt qua áp lực công việc được áp dụng rộng rãi hiện nay. Trong đó, hoa oải hương được chứng minh là rất hiệu quả. Phần não xử lý mùi nằm cạnh phần xử lý cảm xúc ở não bộ, vì thế mùi thơm sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn, thoải mái tinh thần, đầu óc hơn.
18. Nghe Bài Hát Ưa Thích
Nghe nhạc giúp hạ thấp huyết áp cùng cortisol trong cơ thể, giúp bạn giảm căng thẳng không cần dùng thuốc, thậm chí còn giúp bạn nghĩ ra những ý tưởng tuyệt vời.
19. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn ít căng thẳng hơn. Ngủ không đủ giấc và căng thẳng có thể là một vòng luẩn quẩn. Việc căng thẳng, mệt mỏi suốt cả ngày dễ khiến bạn mất ngủ. Và việc thiếu ngủ có thể làm bạn mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau.
20. Ăn Đúng Cách
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giải tỏa stress. Hãy ăn ít nhất hai loại trái cây và ba loại rau củ mỗi ngày. Ví dụ, một quả chuối cung cấp vitamin B6 giúp cơ thể tạo ra serotonin tăng cường tâm trạng.
21. Thư Giãn Cổ, Thả Lỏng Vai
Hãy thử tập bài tập nhẹ nhàng này vài lần một ngày để buông bỏ mọi gánh nặng và giảm căng thẳng. Quay đầu của bạn sang một bên rồi nhẹ nhàng xoay nó, lắp đi lặp lại từ 3 đến 5 lần cho động tác này, sau đó đảo ngược hướng. Làm bài tập này ít nhất 5 lần một ngày.
22. Đi Bộ
Bạn nên dành 150 phút mỗi tuần cho các hoạt động nhanh như chạy bộ,… để cải thiện sức khỏe, tinh thần. Chỉ hơn 20 phút mỗi ngày, bạn có thể tự lôi bản thân mình ra khỏi áp lực hay những bộn bề cuộc sống.
Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước để tìm ra một hoạt động thể chất nhanh thích hợp dành cho bạn.
23. Tưởng Tượng Những Cảnh Yên Bình
Dành ra ít nhất 5 phút mỗi ngày để hình dung ra những cảnh tượng yên bình, ví dụ như một bãi biển tràn đầy nắng ấm hay một khu rừng xanh yên tĩnh. Tập trung vào những gì bạn thấy, nghe, ngửi để cảm nhận sự yên bình trong bó, đồng thời loại bỏ căng thẳng ở thực tại.
24. Làm Một Việc Mình Thích
Cho dù sở thích chỉ đơn giản như trồng một cây hoa trước cửa sổ hay tham vọng hơn là vào xưởng chế biến gỗ, chỉ cần đó là điều bạn thực sự thích thú thì chặng đường “tiêu diệt” strees của bạn sẽ ngắn lại rất nhanh. Hãy luôn ghi nhớ trong đầu: điều quan trọng nhất là luôn phải tạo thời gian cho bản thân.
Áp lực trong công việc chắc chắn là điều không thể tránh khỏi, hy vọng với những cách vượt qua áp lực công việc được chia sẻ trên đây, các bạn sẽ có những bài học quý báu và có cách xử lý khủng hoảng trong công việc tốt hơn. Nếu không thể tự mình thoát khỏi tình trạng áp lực này hãy nhờ đến sự tư vấn, giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa tâm lý giỏi, dày dặn kinh nghiệm bạn nhé !
Mrs Nguyễn Ngọc
Sâu chít là một trong những loại thuốc bổ của Đông y giúp bồi bổ và nâng cao sức khỏe. Ngoài việc được người dân thu hái về làm thức ăn, nó còn là một loại thực phẩm giàu giá trị điều trị bệnh, đặc biệt là phục hồi sức khỏe sau khi bệnh. Rượu sâu chít có mùi thơm đặc trưng, rất ngon và bổ dưỡng.
Nha đam là loại cây phổ biến, được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhờ khả năng làm đẹp, nguyên liệu nấu ăn và lợi ích như một vị thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, nha đam ngâm rượu mang lại hiệu quả dưỡng ra và tăng tuần hoàn máu rất cao.
Hà thủ ô là thảo dược quý và quen thuộc được nhiều người nhắc đến, sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh. Bên cạnh đó hà thủ ô còn dùng để ngâm rượu để bồi bổ cơ thể, giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh và giúp làm chậm lão hóa, trẻ hóa làn da cho chị em.
Sâm đương quy là một trong những dược liệu quý hiếm sở hữu nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Ngoài việc sắc uống thì sâm đương quy còn có thể ngâm rượu. Sử dụng rượu ngâm sâm đương quy mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, bổ huyết, trẻ lâu …
Người ta đã sử dụng củ gừng trong nhiều thế kỷ qua để chữa nhiều bệnh như đau bụng, làm đẹp da, giữ dáng… Bên cạnh đó, việc ngâm rượu gừng còn mang tới cho người dùng rất nhiều công dụng khác về sức khỏe cho phái nữ.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Sơn móng tay là thói quen làm đẹp phổ biến của chị em phụ nữ và vì vậy tẩy sơn móng tay cũng trở thành một trong những việc không thể thiếu trong quy trình này. Ngoài acetone, sử dụng các nguyên liệu quen thuộc có sẵn trong nhà cũng là cách tẩy sơn móng tay an toàn và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để “chữa cháy” trong những trường hợp cần thiết.
Chắc hẳn chúng ta ai ai cũng đều mong muốn sở hữu làn da mịn màng, sạch sẽ, khỏe mạnh và không có chiếc lông xấu xí phải không nào ? Những chiếc lông trên da vừa thiếu thẩm mỹ vừa khiến bạn tự ti vì thế bạn thường nghĩ ngay tới chiếc dao cạo để loại bỏ chúng ngay lập tức. Nhưng đây là cách làm không tốt cho làn da của chúng ta, dùng dao cạo có thể gây tổn thương và để lại sẹo trên da. Vì thế ngày càng nhiều người sử dụng phương pháp waxing hay còn gọi wax lông với những công thức wax lông tại nhà vừa mang tới hiệu quả triệt lông tốt mà còn đảm bảo độ an toàn cho làn da của bạn đó.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Quyết định để tóc cụp có nghĩa là bạn phải dành thời gian đầu tư chăm sóc cho mái tóc của mình hơn hẳn so với những loại tóc bình thường. Chỉ cần lơ là một chút là mái tóc sẽ xơ rối, lòa xòa nhìn mất thẩm mỹ.