Theo các nhà khoa học, bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ khoảng 0,3-1% dân số ở các quốc gia và thường xảy ra ở những người trẻ từ 18-40 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay chưa được làm sáng tỏ nên việc xử trí chủ yếu là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng tâm lý xã hội.
Có thể nói tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng tiến triển một cách từ từ và có khuynh hướng trở nên mạn tính. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này chưa được biết rõ, chúng làm cho người bệnh tách dần ra khỏi với cuộc sống ở chung quanh để thu hẹp dần vào thế giới bên trong; từ đó tình cảm trở nên khô lạnh, khả năng học tập, làm việc và lao động ngày một giảm sút; có những ý nghĩ và hành vi khá kỳ dị, khó hiểu.
Theo các nhà khoa học, bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ khoảng 0,3-1% dân số ở các quốc gia và thường xảy ra ở những người trẻ từ 18-40 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay chưa được làm sáng tỏ nên việc xử trí chủ yếu là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng tâm lý xã hội.
Có thể nói tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng tiến triển một cách từ từ và có khuynh hướng trở nên mạn tính. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này chưa được biết rõ, chúng làm cho người bệnh tách dần ra khỏi với cuộc sống ở chung quanh để thu hẹp dần vào thế giới bên trong; từ đó tình cảm trở nên khô lạnh, khả năng học tập, làm việc và lao động ngày một giảm sút; có những ý nghĩ và hành vi khá kỳ dị, khó hiểu.
NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT ?
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tâm thần phân liệt mà bệnh được nghĩ rằng do một số yếu tố khác nhau phối hợp gây ra:
- Tuổi: Hầu hết bệnh bắt đầu ở lứa tuổi 18-28.
- Nhân cách: Được nhìn nhận như một yếu tố tiền bệnh lý. Những người hay ngượng ngập từ thời thơ ấu, ngại tiếp xúc và sống cô độc thường gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ với người khác giới ở tuổi vị thành niên. Có thể vì vậy nên họ thích ở những nơi càng ít giao tiếp càng tốt. Tuy nhiên, người có nhân cách này thường không phát triển thành tâm thần phân liệt nếu không chịu tác động của nhiều yếu tố khác.
- Tiền sử có uống các loại thuốc gây ảo giác như LSD, amphetamin; nhiễm khuẩn hoặc phẫu thuật trầm trọng, các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng vài ngày.
- Gần ngày sinh con, đặc biệt khi lao động nặng kéo dài, chảy máu nhiều, đứa trẻ yếu.
- Uống corticoide.
- Khuyết tật nghe hoặc nhìn, đặc biệt là với người già hoặc trung niên, thường là người sống độc thân hay phụ nữ. Khuyết tật làm trở ngại nhận thức đúng đắn của họ về môi trường sống.
- Có tiền sử gia đình về tâm thần phân liệt, chẳng hạn như bố mẹ, anh chị em ruột, đặc biệt là những trường hợp sinh đôi cùng trứng. Ở dân số bình thường thì tỷ lệ mắc bệnh là 1%, nhưng nếu có một người trong số cha mẹ bị TTPL thì tỷ lệ mắc bệnh ở các đứa con tăng lên đến 12% .
- Bị stress trầm trọng ở cơ quan hoặc ở gia đình.
DẤU HIỆU SỚM CỦA BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
Việc chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt là một quá trình lâm sàng diễn ra phức tạp mà trước đây là đề tài gây nhiều tranh luận. Bạn không thể tự mình chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt, mà phải nhờ một chuyên gia lâm sàng như bác sĩ chuyên khoa tâm thần hay nhà tâm lý học lâm sàng. Chỉ có chuyên gia về sức khỏe tâm thần mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình bị tâm thần phân liệt thì có thể tìm hiểu một số đặc điểm bệnh để có cái nhìn rõ hơn về chứng tâm thần phân liệt và xác định xem mình có nguy cơ hay không.
1. Hoang Tưởng:
– Là những ý tưởng sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần gây ra nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn đúng, không thể giải thích hay phê phán được.
– Nội dung hoang tưởng rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất là:
Hoang tưởng tự cao: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể làm tướng chỉ huy quân đội mặc dù bệnh nhân chưa từng đi bộ đội hoặc bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể chữa các loại bệnh khó như bệnh ung thư dù bệnh nhân không học ngành y…
Hoang tưởng bị hại: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng những người hàng xóm hay người trong gia đình đang tìm cách đầu độc bệnh nhân …
Hoang tưởng bị chi phối: thí dụ như bệnh nhân nghĩ rằng có một thế lực vô hình nào đó đang kiểm soát mọi suy nghĩ hay hành động của mình …
– Bệnh nhân sẽ có một số phản ứng tùy theo nội dung hoang tưởng thí dụ như bệnh nhân sẽ từ chối không ăn cơm chung với gia đình và tự nấu ăn nếu bệnh nhân nghi có ai tìm cách đầu độc mình …
2. Ảo Thanh:
– Là bệnh nhân nghe một hay nhiều giọng nói tưởng tượng vang lên trong đầu hay vang bên tai.
– Nội dung của ảo thanh thường là: đe doạ, buộc tội, chưởi bới hay nhạo báng bệnh nhân.
3. Rối Loạn Khả Năng Suy Nghĩ:
Lời nói bệnh nhân trở nên khó hiểu, đang nói bệnh nhân bỗng đột ngột ngưng lại rồi một lúc sau mới nói tiếp chủ đề cũ hay nói sang chuyện khác. Đôi khi bệnh nhân nói lung tung đến nỗi người nghe không hiểu bệnh nhân muốn nói gì.
4. Mất Đi Ý Muốn Làm Việc:
Đầu tiên bệnh nhân sẽ không thể tiếp tục làm việc tốt tại cơ quan hay học tập tốt trong trường học. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ không còn làm tốt được các công việc hằng ngày như làm việc nhà, giặt giũ, nấu ăn … và nặng nhất là bệnh nhân sẽ không chú ý đến vệ sinh cá nhân, không tắm rửa, ăn uống kém …
Chú ý: tình trạng này được gây ra do bệnh chứ không phải tại bệnh nhân lười biếng.
5. Giảm Sự Biểu Lộ Tình Cảm:
Sự biểu lộ tình cảm của bệnh nhân bị giảm sút nhiều. Bệnh nhân hoặc sẽ không phản ứng trước các sự kiện vui buồn hoặc ngược lại đối với sự kiện vui thì bệnh nhân buồn và đối với sự kiện buồn thì bệnh nhân tỏ ra vui.
6. Sự Cách Ly Xã Hội:
Bệnh nhân không muốn tiếp xúc với những người khác, ngay cả đối với những người thân trong gia đình bệnh nhân cũng không muốn nói chuyện.
Điều này có thể do khả năng nói chuyện của bệnh nhân bị giảm sút do bệnh hoặc do bệnh nhân không muốn nói chuyện với người khác vì có hoang tưởng sợ người ta hại mình.
7. Không Nhận Thức Được Rằng Bản Thân Mình Đang Bị Bệnh:
Thông thường nhiều bệnh nhân TTPL không nghĩ rằng mình bị bệnh, do đó họ có thể sẽ từ chối việc đi đến bác sĩ để chữa bệnh.
Nếu bệnh nhân có một hoặc vài triệu chứng trên đây, cần khuyên bệnh nhân đến các y bác sĩ tâm thần để chữa bệnh càng sớm càng tốt.
ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
Hiện nay phương pháp điều trị hiệu quả nhất bệnh TTPL là sự phối hợp giữa thuốc chống loạn thần và công tác phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân.
1. Thuốc Chống Loạn Thần.
Các thuốc chống loạn thần cổ điển như như Aminazine , Haldol …… đã giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh TTPL. Nhờ các thuốc này, ngày nay đa số bệnh nhân TTPL không cần nằm bệnh viện tâm thần lâu dài mà có thể điều trị ngoại trú bằng cách đến lãnh thuốc đều đặn tại các Phòng khám tâm thần quận huyện hay các Trạm y tế phường xã. Họ vừa uống thuốc vừa có thể sống thoải mái trong gia đình và xã hội.
Hiện nay đã xuất hiện các thuốc chống loạn thần thuộc thế hệ mới như risperidone, olanzapine … vừa có hiệu quả hơn mà lại ít tác dụng phụ hơn các thuốc loại cổ điển nên đã góp phần làm bệnh nhân yên tâm điều trị lâu dài.
Chú ý :
– Các thuốc này không gây nghiện, chúng chỉ góp phần điều chỉnh các chất hoá học trong não.
– Đa số bệnh nhân cần điều trị trong thời gian rất lâu dài để đề phòng tái phát. Việc ngưng uống thuốc nhất thiết cần phải hỏi ý kiến bác sĩ tâm thần.
- Nếu khi dùng thuốc, bệnh nhân ngủ lâu, đánh thức không dậy là biểu hiện sử dụng thuốc quá liều. Nếu kích thích đau, người bệnh chậm phản ứng là biểu hiện của ngộ độc cấp tính với tình trạng hôn mê; bệnh nhân cần phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Đặc biệt cũng cần lưu ý đến hội chứng thần kinh ác tính như: sốt cao, mạch nhanh, nhịp thở nhanh, huyết áp dao động, vã mồ hôi...; trong trường hợp này phải ngừng sử dụng thuốc và nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay cơ sở điều trị để xử trí.
2. Phục Hồi Chức Năng Tâm Lý Xã Hội Cho Bệnh Nhân.
Bao gồm một loạt các biện pháp nhằm mục đích:
– Giúp bệnh nhân TTPL phục hồi khả năng tiếp xúc với mọi người chung quanh, khả năng làm việc và học tập .
– Giúp gia đình bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh TTPL, về cách điều trị và các tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần, về cách đối xử thích hợp với bệnh nhân.
– Giúp hàng xóm và mọi người trong xã hội có cái nhìn đúng đắn về loại bệnh này để mọi người chung quanh bệnh nhân thông cảm với bệnh nhân hơn và họ cũng xem bệnh này cũng giống như những loại bệnh cần được điều trị lâu dài khác như bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp …..
Hoàng Quyên
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: