Dấu Hiệu Nhận Biết Người Mắc Bệnh Tâm Thần Phân Liệt

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Có thể nói tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng tiến triển một cách từ từ và có khuynh hướng trở nên mạn tính. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này chưa được biết rõ, chúng làm cho người bệnh tách dần ra khỏi với cuộc sống ở chung quanh để thu hẹp dần vào thế giới bên trong; từ đó tình cảm trở nên khô lạnh, khả năng học tập, làm việc và lao động ngày một giảm sút; có những ý nghĩ và hành vi khá kỳ dị, khó hiểu.

Dấu Hiệu Nhận Biết Người Mắc Bệnh Tâm Thần Phân LiệtDấu Hiệu Nhận Biết Người Mắc Bệnh Tâm Thần Phân Liệt

Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay chưa được làm sáng tỏ nên việc xử trí chủ yếu là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng tâm lý xã hội.

NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT ?

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tâm thần phân liệt mà bệnh được nghĩ rằng do một số yếu tố khác nhau phối hợp gây ra:

- Tuổi: Hầu hết bệnh bắt đầu ở lứa tuổi 18-28.

- Nhân cách: Được nhìn nhận như một yếu tố tiền bệnh lý. Những người hay ngượng ngập từ thời thơ ấu, ngại tiếp xúc và sống cô độc thường gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ với người khác giới ở tuổi vị thành niên. Có thể vì vậy nên họ thích ở những nơi càng ít giao tiếp càng tốt. Tuy nhiên, người có nhân cách này thường không phát triển thành tâm thần phân liệt nếu không chịu tác động của nhiều yếu tố khác.

- Tiền sử có uống các loại thuốc gây ảo giác như LSD, amphetamin; nhiễm khuẩn hoặc phẫu thuật trầm trọng, các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng vài ngày.

 

 

- Gần ngày sinh con, đặc biệt khi lao động nặng kéo dài, chảy máu nhiều, đứa trẻ yếu.

- Uống corticoide.

- Khuyết tật nghe hoặc nhìn, đặc biệt là với người già hoặc trung niên, thường là người sống độc thân hay phụ nữ. Khuyết tật làm trở ngại nhận thức đúng đắn của họ về môi trường sống.

- Có tiền sử gia đình về tâm thần phân liệt, chẳng hạn như bố mẹ, anh chị em ruột, đặc biệt là những trường hợp sinh đôi cùng trứng. Ở dân số bình thường thì tỷ lệ mắc bệnh là 1%, nhưng nếu có một người trong số cha mẹ bị TTPL thì tỷ lệ mắc bệnh ở các đứa con tăng lên đến 12% .

- Bị stress trầm trọng ở cơ quan hoặc ở gia đình.

DẤU HIỆU SỚM CỦA BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT

Việc chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt là một quá trình lâm sàng diễn ra phức tạp mà trước đây là đề tài gây nhiều tranh luận. Bạn không thể tự mình chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt, mà phải nhờ một chuyên gia lâm sàng như bác sĩ chuyên khoa tâm thần hay nhà tâm lý học lâm sàng. Chỉ có chuyên gia về sức khỏe tâm thần mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình bị tâm thần phân liệt thì có thể tìm hiểu một số đặc điểm bệnh để có cái nhìn rõ hơn về chứng tâm thần phân liệt và xác định xem mình có nguy cơ hay không.

1. Hoang Tưởng:

– Là những ý tưởng sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần gây ra nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn đúng, không thể giải thích hay phê phán được.
– Nội dung hoang tưởng rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất là:

Hoang tưởng tự cao: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể làm tướng chỉ huy quân đội mặc dù bệnh nhân chưa từng đi bộ đội hoặc bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể chữa các loại bệnh khó như bệnh ung thư dù bệnh nhân không học ngành y…

 

 

Hoang tưởng bị hại: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng những người hàng xóm hay người trong gia đình đang tìm cách đầu độc bệnh nhân …

Hoang tưởng bị chi phối: thí dụ như bệnh nhân nghĩ rằng có một thế lực vô hình nào đó đang kiểm soát mọi suy nghĩ hay hành động của mình …

– Bệnh nhân sẽ có một số phản ứng tùy theo nội dung hoang tưởng thí dụ như bệnh nhân sẽ từ chối không ăn cơm chung với gia đình và tự nấu ăn nếu bệnh nhân nghi có ai tìm cách đầu độc mình …

2. Ảo Thanh:

– Là bệnh nhân nghe một hay nhiều giọng nói tưởng tượng vang lên trong đầu hay vang bên tai.

– Nội dung của ảo thanh thường là: đe doạ, buộc tội, chưởi bới hay nhạo báng bệnh nhân.

– Bệnh nhân cũng sẽ có một số phản ứng tùy theo nội dung của ảo thanh thí dụ như bệnh nhân sẽ bịt tai khi nội dung của ảo thanh là chưởi bới, bệnh nhân sẽ có hành vi tự vệ nếu nội dung của ảo thanh là đe doạ ……

3. Rối Loạn Khả Năng Suy Nghĩ:

Lời nói bệnh nhân trở nên khó hiểu, đang nói bệnh nhân bỗng đột ngột ngưng lại rồi một lúc sau mới nói tiếp chủ đề cũ hay nói sang chuyện khác. Đôi khi bệnh nhân nói lung tung đến nỗi người nghe không hiểu bệnh nhân muốn nói gì.

4. Mất Đi Ý Muốn Làm Việc:

Đầu tiên bệnh nhân sẽ không thể tiếp tục làm việc tốt tại cơ quan hay học tập tốt trong trường học. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ không còn làm tốt được các công việc hằng ngày như làm việc nhà, giặt giũ, nấu ăn … và nặng nhất là bệnh nhân sẽ không chú ý đến vệ sinh cá nhân, không tắm rửa, ăn uống kém …

Chú ý: tình trạng này được gây ra do bệnh chứ không phải tại bệnh nhân lười biếng.

5. Giảm Sự Biểu Lộ Tình Cảm:

 

 

Sự biểu lộ tình cảm của bệnh nhân bị giảm sút nhiều. Bệnh nhân hoặc sẽ không phản ứng trước các sự kiện vui buồn hoặc ngược lại đối với sự kiện vui thì bệnh nhân buồn và đối với sự kiện buồn thì bệnh nhân tỏ ra vui.

6. Sự Cách Ly Xã Hội:

Bệnh nhân không muốn tiếp xúc với những người khác, ngay cả đối với những người thân trong gia đình bệnh nhân cũng không muốn nói chuyện.

Điều này có thể do khả năng nói chuyện của bệnh nhân bị giảm sút do bệnh hoặc do bệnh nhân không muốn nói chuyện với người khác vì có hoang tưởng sợ người ta hại mình.

7. Không Nhận Thức Được Rằng Bản Thân Mình Đang Bị Bệnh:

Thông thường nhiều bệnh nhân TTPL không nghĩ rằng mình bị bệnh, do đó họ có thể sẽ từ chối việc đi đến bác sĩ để chữa bệnh.

Nếu bệnh nhân có một hoặc vài triệu chứng trên đây, cần khuyên bệnh nhân đến các y bác sĩ tâm thần để chữa bệnh càng sớm càng tốt.

ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT

Hiện nay phương pháp điều trị hiệu quả nhất bệnh TTPL là sự phối hợp giữa thuốc chống loạn thần và công tác phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân.

1. Thuốc Chống Loạn Thần.

Các thuốc chống loạn thần cổ điển như như Aminazine , Haldol …… đã giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh TTPL. Nhờ các thuốc này, ngày nay đa số bệnh nhân TTPL không cần nằm bệnh viện tâm thần lâu dài mà có thể điều trị ngoại trú bằng cách đến lãnh thuốc đều đặn tại các Phòng khám tâm thần quận huyện hay các Trạm y tế phường xã. Họ vừa uống thuốc vừa có thể sống thoải mái trong gia đình và xã hội.

 

 

Hiện nay đã xuất hiện các thuốc chống loạn thần thuộc thế hệ mới như risperidone, olanzapine … vừa có hiệu quả hơn mà lại ít tác dụng phụ hơn các thuốc loại cổ điển nên đã góp phần làm bệnh nhân yên tâm điều trị lâu dài.

Chú ý :

– Các thuốc này không gây nghiện, chúng chỉ góp phần điều chỉnh các chất hoá học trong não.

– Đa số bệnh nhân cần điều trị trong thời gian rất lâu dài để đề phòng tái phát. Việc ngưng uống thuốc nhất thiết cần phải hỏi ý kiến bác sĩ tâm thần.

- Nếu khi dùng thuốc, bệnh nhân ngủ lâu, đánh thức không dậy là biểu hiện sử dụng thuốc quá liều. Nếu kích thích đau, người bệnh chậm phản ứng là biểu hiện của ngộ độc cấp tính với tình trạng hôn mê; bệnh nhân cần phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Đặc biệt cũng cần lưu ý đến hội chứng thần kinh ác tính như: sốt cao, mạch nhanh, nhịp thở nhanh, huyết áp dao động, vã mồ hôi...; trong trường hợp này phải ngừng sử dụng thuốc và nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay cơ sở điều trị để xử trí.

2. Phục Hồi Chức Năng Tâm Lý Xã Hội Cho Bệnh Nhân.

Bao gồm một loạt các biện pháp nhằm mục đích:

– Giúp bệnh nhân TTPL phục hồi khả năng tiếp xúc với mọi người chung quanh, khả năng làm việc và học tập .

– Giúp gia đình bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh TTPL, về cách điều trị và các tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần, về cách đối xử thích hợp với bệnh nhân.

– Giúp hàng xóm và mọi người trong xã hội có cái nhìn đúng đắn về loại bệnh này để mọi người chung quanh bệnh nhân thông cảm với bệnh nhân hơn và họ cũng xem bệnh này cũng giống như những loại bệnh cần được điều trị lâu dài khác như bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp …..

Hoàng Quyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Các bậc cha mẹ có lẽ đã biết rằng hầu như tất cả trẻ em đều có những thời điểm cư xử không đúng đắn. Đó là một phần bình thường trong con đường lớn lên và trưởng thành của trẻ. Chúng ta cũng không có gì ngạc nhiên khi trẻ nhỏ thường xuyên phạm lỗi và "thử thách" độ kiên nhẫn, sự dễ tính của cha mẹ. 
Trẻ tự kỷ thường gặp vấn đề về giấc ngủ ? Tại sao ? Giấc ngủ có vai trò gì đối với trẻ ? Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ nhỏ vì thời gian trẻ ngủ là lúc tế bào não phát triển nhiều nhất. Lúc trẻ ngủ, ngoài giúp cơ thể phục hồi trở lại, các chất dinh dưỡng hấp thu được không bị tiêu hao cho hoạt động mà được dự trữ và nuôi dưỡng cơ thể.
Theo các nhà khoa học, bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ khoảng 0,3-1% dân số ở các quốc gia và thường xảy ra ở những người trẻ từ 18-40 tuổi.Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay chưa được làm sáng tỏ nên việc xử trí chủ yếu là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng tâm lý xã hội.Có thể nói tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng tiến triển một cách từ từ và có khuynh hướng trở nên mạn tính. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này chưa được biết rõ, chúng làm cho người bệnh tách dần ra khỏi với cuộc sống ở chung quanh để thu hẹp dần vào thế giới bên trong; từ đó tình cảm trở nên khô lạnh, khả năng học tập, làm việc và lao động ngày một giảm sút; có những ý nghĩ và hành vi khá kỳ dị, khó hiểu.
Trẻ sơ sinh quấy khóc là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, mẹ có thể làm dịu cơn khóc của bé ngay lập tức nếu biết được nguyên nhân khiến con khó chịu. Trẻ đòi thay tã, đòi được bú, đòi bế đều là những nguyên nhân chủ yếu. Khi trẻ khóc nhiều dỗ mà không nín là do mẹ không tìm được nguyên nhân thực sự gây ra sự bực bội khó chịu của trẻ.Sau đây là các nguyên nhân thường gặp khi trẻ sơ sinh khóc, và khi nào cần đưa trẻ đi bác sĩ.
Trẻ sơ sinh quấy khóc là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, mẹ có thể làm dịu cơn khóc của bé ngay lập tức nếu biết được nguyên nhân khiến con khó chịu. Trẻ đòi thay tã, đòi được bú, đòi bế đều là những nguyên nhân chủ yếu. Khi trẻ khóc nhiều dỗ mà không nín là do mẹ không tìm được nguyên nhân thực sự gây ra sự bực bội khó chịu của trẻ.
Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể các em có những thay đổi không chỉ về sinh lý mà còn cả tâm lý. Nhiều khi những sự thay đổi ấy lại khiến các em rơi vào tình trạng không làm chủ được bản thân và dễ mắc phải các hội chứng tiêu cực. Dưới đây là những bệnh tâm lý mà các em dễ mắc ở tuổi dậy thì. 
Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể các em có những thay đổi không chỉ về sinh lý mà còn cả tâm lý. Nhiều khi những sự thay đổi ấy lại khiến các em rơi vào tình trạng không làm chủ được bản thân và dễ mắc phải các hội chứng tiêu cực. Dưới đây là những bệnh tâm lý mà các em dễ mắc ở tuổi dậy thì.
Theo thống kê của các cơ sở y tế, số lượng trẻ đến khám và điều trị về chứng tự kỷ đang gia tăng với cấp số nhân. Tự kỷ được coi là một rối loạn phát triển xuất hiện từ rất sớm và có thể ảnh hưởng kéo dài đến cả cuộc đời của trẻ. Nếu chẳng may bé mắc chứng bệnh này thì bạn cũng đừng quá lo bởi hiện có rất nhiều cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải kiên trì, nhẫn nại để đồng hành cùng con trong suốt chặng đường dài với nhiều chông gai, thử thách.
Cho dù con bạn có háo hức với việc được cắp sách đến trường đến mức nào, thì chắc chắn vẫn sẽ không thể thiếu những ngày chúng khóc lóc hay viện đủ mọi lý do để không phải đi học.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là chứng rối loạn lo âu gây khó chịu nghiêm trọng cho người bị bệnh. Những hình ảnh, suy nghĩ và hình ảnh không ngừng, dai dẳng và liên tiếp, gây ra một lượng đáng lo ngại. Mặc dù rất nhiều người bị OCD, người ta ước tính rằng dưới 10% thực sự nhận được bất kỳ điều trị nào. Điều trị một đứa trẻ bị OCD là rất quan trọng và bất kỳ sự chậm trễ nào trong điều trị cũng làm cho sức khỏe của chúng trở nên xấu đi. Họ có thể bỏ lỡ các khía cạnh quan trọng của sự phát triển, bệnh sẽ rất nghiêm trọng nếu không được chuẩn đoán và điều trị thích hợp.
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.

19/05/2018

Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.

19/05/2018

Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.

19/05/2018

Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.

19/05/2018

Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.

Xem nhiều

Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.

 

Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.

Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.

Ngâm rượu với quả la hán không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Rượu quả la hán rất bổ dưỡng giúp tăng sự dẻo dai cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể đề kháng được các loại bệnh tật thường gặp như ho, khản tiếng, dát họng…

Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.