Con người có hai quả thận. Thận có hình dạng như hạt đậu và kích thước cỡ bằng nắm tay. Chúng nằm ở hai bên cột sống, ở gần thắt lưng. Hầu hết mọi người đều cho rằng thận chỉ có chức năng bài tiết nước tiểu. Thực ra thì thận thực hiện nhiều chức năng hơn thế
Thận cũng có một chức năng quan trọng trong việc điều hòa huyết áp bằng cách sản xuất ra các hormon. Các hormon từ thận như Erythropoietin có tác dụng kiểm soát quá trình sản xuất tế bào máu trong tủy xương. Thận cũng góp phần ảnh hưởng đến lượng canxi trong máu và quá trình sản xuất vitamin D. Đây là vitamin cần thiết trong quá trình khoáng hóa, giúp ổn định xương.
NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY BỆNH THẬN MẠN TÍNH ?
Bệnh thận mạn tính (CKD) là một quá trình phát triển bệnh kéo dài và thường là chậm, trong đó thận suy giảm và mất dần chức năng. Thời kỳ đầu, người bệnh không thể phát hiện ra mình mắc bệnh thận mạn tính. Những dấu hiệu sớm của bệnh rất khó nhận biết, do đó rất khó để phát hiện các triệu chứng bệnh.
Việc chẩn đoán suy thận thường được thực hiện thông qua các xét nghiệm máu định lượng BUN, creatinin và độ lọc cầu thận (GFR). Xét nghiệm máu giúp ước tính lượng máu đi qua cầu thận mỗi phút. Cầu thận là những đơn vị lọc nhỏ nhất trong thận có chức năng loại bỏ chất thải khỏi máu.
Bệnh thận mạn tính (CKD) được chia thành 5 giai đoạn. Bệnh có thể tiến triển trong nhiều năm từ chức năng thận dưới bình thường (CKD giai đoạn 1) đến suy thận mạn tính (CKD giai đoạn 5). Dạng mạn tính của bệnh là tổn thương thận vĩnh viễn gây ra bởi các nguyên nhân, chẳng hạn như tiểu đường, cao huyết áp, các loại nhiễm trùng mô thận khác nhau (viêm cầu thận) và lạm dụng một số loại thuốc có thể gây suy giảm chức năng thận trong thời gian dài.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH THẬN MẠN TÍNH
Tiến sĩ Joseph Vassalotti, Giám đốc Y khoa tại Tổ chức Thận Quốc gia cho biết: “Những người bị bệnh thận có xu hướng không biểu hiện triệu chứng cho đến giai đoạn cuối, khi thận mất gần như hết chức năng hoặc xuất hiện lượng lớn protein trong nước tiểu. Đây là một trong số những lý do tại sao chỉ có 10% người bị bệnh thận mạn tính biết họ mắc bệnh này”. Trong khi cách duy nhất để biết chắc chắn dấu hiệu suy thận là xét nghiệm. Hãy đề cập đến tất cả các triệu chứng bạn đang gặp phải với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
1. Phù toàn thân
Suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến giữ natri, gây sưng ở bàn chân và mắt cá chân. Nếu bị phù toàn thân, đặc biệt là ở chân, tay và mặt kèm theo da trắng nhạt thì đó là do bệnh thận yếu gây ra. Thận hư khiến cho các độc tố trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài, chúng sẽ tích tụ và gây ra phù toàn thân.
2. Mệt mỏi, kèm theo buồn nôn
Sự tích tụ chất độc và tạp chất trong máu có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó tập trung. Nhưng đôi khi, sự mệt mỏi là do thiếu hormone được gọi là erythropoietin hoặc EPO có chức năng kích thích quá trình sản xuất hồng huyết cầu và mang năng lượng oxy đến các tế bào trong cơ thể. Không những vậy, sự tích tụ của quá nhiều chất thải, chất độc trong máu đã gây ra chứng ure huyết và khiến người mắc bệnh thận có cảm giác buồn nôn.
3. Huyết Áp Cao Và Hay Bị Thiếu Máu
Hệ thống tuần hoàn và thận trong cơ thể phụ thuộc nhau. Thận chứa nephron nhỏ lọc chất thải và chất lỏng bổ sung từ máu. Nếu các mạch máu bị tổn thương, các nephron lọc máu không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Đó là lý do tình trạng huyết áp cao thường gây suy thận.
Thận khỏe mạnh giúp chuyển đổi vitamin D trong cơ thể để xương chắc khỏe và sản xuất hormone Erythropoietin (EPO). Hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi thận không hoạt động đúng sẽ tạo ra ít EPO. Sự suy giảm của các tế bào hồng cầu dẫn đến cảm giác mệt mỏi cơ bắp và não của bạn. Thông thường người bệnh thận mạn tính bị thiếu máu.
Nên học cách kiểm soát huyết áp để tránh suy thận. Bổ sung thực phẩm giàu axit folic giúp ngăn ngừa thiếu máu.
4. Thay đổi trong nước tiểu
Khi các bộ lọc thận bị hư hỏng, nó có thể làm tăng sự thôi thúc đi tiểu. Đôi khi, điều này cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới. Ngoài việc báo hiệu bệnh thận, máu trong nước tiểu có thể biểu hiện các khối u, sỏi thận hoặc nhiễm trùng. Bên cạnh đó, đi tiểu có bọt là biểu hiện của protein trong nước tiểu.
5. Ngứa, phát ban, khô da
Thận khỏe mạnh giúp loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, tạo ra các tế bào hồng cầu, giữ cho xương chắc khỏe. Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu đi kèm khi thận không còn giữ được sự cân bằng hợp lý của các khoáng chất cũng như dinh dưỡng trong máu.
6. Hơi thở có mùi
Hôi miệng là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều độc tố và ô nhiễm trong máu. Khi chất thải tích tụ trong máu sẽ thay đổi mùi vị thức ăn và để lại mùi vị kim loại trong miệng của bạn. Bạn có thể ngừng muốn ăn thịt và mất cảm giác ngon miệng nói chung, dẫn đến giảm cân không lành mạnh.
Thông thường, vị kim loại trong miệng của bạn biến mất nếu điều trị hết nguyên nhân. Nếu nó tiếp tục xuất hiện, cần được bác sĩ thăm khám để có giải pháp khắc phục kịp thời.
7. Đau Lưng
Suy thận có thể dẫn đến đau lưng. Vị trí đau thường sâu và nằm ngay dưới lồng xương sườn hoặc lan sang vùng háng, hông.
Đau lưng do suy thận kèm với cảm giác ốm yếu, nôn mửa, nhiệt độ cơ thể cao và đi tiểu thường xuyên. Nếu bạn đau lưng liên tục và thuốc giảm đau là không hiệu quả, nên đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng của mình.
CÁC THÓI QUEN GIÚP NGĂN NGỪA NGUY CƠ SUY THẬN HIỆU QUẢ
Rất nhiều điều bạn có thể làm để giúp thận khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh thận cũng như chặn đứng nguy cơ suy thận trong tương lai như: Theo dõi cân nặng, ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia, thư giãn và giảm căng thẳng.
Nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh thận, điều quan trọng là phải chăm sóc sức khỏe thận và kiểm tra chức năng thận thường xuyên. Đồng thời, kết hợp sử dụng các thảo dược thiên nhiên tốt cho thận, giúp tăng cường chức năng thận cũng là điều được chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng, tiêu biểu là thảo dược dành dành, đan sâm, hoàng kỳ…
Bạn cũng nên đi khám bác sĩ thường xuyên, kiểm tra huyết áp, mức cholesterol, lượng đường trong máu và đảm bảo rằng, mọi bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu đều được điều trị ngay lập tức.
Hoàng Quyên
Viêm gan là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Bệnh viêm gan có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, rượu bia, thuốc lá,...
Bác sĩ Nguyễn Thành Phú có chuyên môn cao về thăm khám và điều trị các vấn đề bệnh lý liên quan đến Thận, hô hấp và tim mạch.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huấn có chuyên môn cao trong việc thăm khám và điều trị các vấn đề bệnh lý liên quan đến Thận như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận, thận hư …
Bác sĩ Lê Ngọc Trân có kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các bệnh lý về thận và thận nhân tạo như thận tiểu đường, suy thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng tiểu, khám phù…
Thận đa nang hay còn gọi bệnh thận nang là loại bệnh lý di truyền chủ yếu do tình trạng rối loạn gen gây ra. Bệnh có thể kết hợp đa nang ở gan và biến chứng dẫn đến suy thận nghiêm trọng. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu về bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hiện nay.
Viêm gan B là tình trạng nhiễm gan bị nhiễm virus viêm gan B (HBV). Các nghiên cứu lâm sàng đã ghi nhận, rất nhiều bệnh nhân ung thư gan có lịch sử xuất phát từ viêm gan B cấp tính chuyển sang mãn tính, sau đó chuyển sang xơ gan và cuối cùng là đến giai đoạn ung thư gan, điều đó có thể thấy viêm gan B liên quan chặt chẽ với ung thư.
Ung thư biểu mô tế bào cơ bản – Basal cell carcinoma (BCC) là một loại ung thư da bắt đầu trong các tế bào đáy. Các tế bào cơ bản bình thường xếp lớp biểu bì. Chúng là những tế bào da thay thế tế bào cũ bằng những tế bào mới. Ung thư của các tế bào cơ bản dẫn đến các khối u xuất hiện trên bề mặt da. Những khối u này thường trông giống như vết loét, tăng trưởng, vết sưng, vết sẹo hoặc các mảng màu đỏ.
Hiện nay trên thị trường, thuốc hay thực phẩm chức năng giải độc gan, bổ gan được bày bán rộng khắp với lời quảng cáo có nhiều công dụng thần kỳ, như: giúp phòng và cải thiện các bệnh về gan; trị mụn nhọt; giảm mệt mỏi... Do vậy, nhiều người tự ý mua thuốc bổ gan về sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ mà không biết rằng cách làm như vậy sẽ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các Công dụng của thuốc giải độc gan, những quan niệm sai lầm khi sử dụng thuốc giải độc gan, và cách sử dụng thuốc giải độc gan sao cho đúng nhất .
Theo Y học cổ truyền, cây thuốc an xoa có vị cay, không đắng như các vị thuốc khác, có mùi thơm nhẹ rất giống vị trà và được quy vào kinh Can. Nhờ đó, cây thuốc này cực kỳ tốt cho gan.