Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến là một dạng của ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt, một tuyến trong hệ sinh dục nam. Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi những tế bào bất thường phát triển trong tuyến tiền liệt. Những tế bào bất thường này có thể tiếp tục nhân lên một cách không kiểm soát được và đôi khi lan ra ngoài tuyến tiền liệt sang những bộ phận kế cận hay xa hơn của cơ thể.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt
Tuổi. Khi bạn già đi, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt của bạn tăng lên.
- Chủng tộc hoặc dân tộc. Vì những lý do còn chưa được hiểu rõ, người da đen dễ bị ung thư tuyến tiền liệt hơn nam giới thuộc các dân tộc khác ở Mỹ. Mặt khác, người Mỹ gốc Á có tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt thấp nhất. Tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Mỹ da đỏ là thấp hơn ở người da trắng.
- Tiền sử gia đình. Nếu có người thân trong gia đình - cha hoặc anh bị ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt của bạn lớn hơn so với người Mỹ bình thường.
- Chế độ ăn. Chế độ ăn nhiều chất béo có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà nghiên cứu giả thiết là chất béo làm tăng sản sinh hormon testosteron, hormon này thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
Triệu chứng, biểu hiện ung thư tuyến tiền liệt
Vấn đề trong phát hiện ung thư tuyến tiền liệt là ung thư tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng trong giai đoạn sớm. Đó là lý do tại sao nhiều trường hợp ung thư tuyến tiền liệt không được chẩn đoán cho đến khi đã di căn ra ngoài tuyến.
Khi triệu chứng xảy ra, các triệu chứng có thể gồm:
- Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới
- Mót đi tiểu
- Khó bắt đầu đi tiểu
- Đau khi đi tiểu
- Dòng nước tiểu yếu và nhỏ giọt
- Dòng nước tiểu bị gián đoạn
- Cảm giác bàng quang chưa hết nước tiểu
- Đái dắt vào ban đêm
- Có máu trong nước tiểu
- Đau khi xuất tinh
- Đau lưng, hông và phía trên đùi
- Chán ăn và sút cân
- Đau xương dai dẳng
Khi nào cần đi khám:
Nếu bạn bị tiểu khó, hãy đến gặp bác sĩ. Cũng đến bác sĩ nếu bạn bị rối loạn cương dương (liệt dương) kéo dài trên 2 tháng hoặc tái phát. Những tình trạng này không phải luôn báo hiệu ung thư tuyến tiền liệt, nhưng cả hai đều là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt.
Nếu bạn là nam giới trên 50 tuổi, bạn có thể cần đến bác sĩ để bàn về việc bắt đầu sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt. Các chuyên gia tiết niệu khuyên nên xét nghiệm máu hàng năm để kiểm tra kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) bắt đầu từ tuổi 50, trừ khi bạn có nguy cơ cao bị ung thư.
Nếu bạn là người da đen hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này, bạn có thể cần xét nghiệm từ tuổi 40. Các chuyên gia cũng khuyên nam giới phải thăm khám trực tràng bằng tay hàng năm bắt đầu từ tuổi 40.
Làm thế nào để phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt ?
Mặc dù không có bất cứ công thức nào có thể đảm bảo bạn không bị ung thư tuyến tiền liệt, bạn có thể thực hiện các biện pháp để làm giảm nguy cơ hoặc làm chậm tiến triển bệnh.
- Chế độ ăn nhiều chất béo có liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt. Bởi vậy, hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều chất béo, chú trọng hoa quả, rau và chất xơ có thể giúp bạn giảm nguy cơ. Các loại thực phẩm giàu lycopen, một chất chống oxy hóa, cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Những thực phẩm này gồm cà chua sống hoặc nấu chín, các chế phẩm cà chua, bưởi và dưa hấu. Tỏi và rau họ thập tự như bông cải xanh, cải bruxen, cải bắp và súp lơ cũng giúp chống ung thư.
- Các sản phẩm đậu tương chứa isoflavon giúp giữ nồng độ testosteron ổn định. Do ung thư tuyến tiền liệt sống bằng testosteron, nên isoflavon có thể làm giảm nguy cơ không tiến triển bệnh. Vitamin E cũng cho thấy có triển vọng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở người hút thuốc lá. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác định đầy đủ mức độ lợi ích của vitamin E.
- Người ta đã biết rõ là tập luyện thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa đau tim và các bệnh như tăng huyết áp và cholesteron cao. Đối với ung thư, chưa có đủ dữ liệu nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy tập luyện thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư, kể cả ung thư tuyến tiền liệt.
- Tập luyện tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tuần hoàn và thúc đẩy tiêu hóa - tất cả đều có vai trò ngăn ngừa ung thư. Tập luyện cũng giúp ngăn ngừa béo phì, một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của một số ung thư.
- Tập luyện thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ quá sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH: benign prostatic hyperplasia) hoặc giảm thiểu các triệu chứng. Nam giới có hoạt động thể lực thường có các triệu chứng ít nặng hơn nam giới ít vận động.
- Sử dụng thường xuyên aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, các thuốc khác) và các thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) khác có thể bảo vệ chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu thấy nam giới từ 60 tuổi trở lên dùng NSAID hằng ngày có thể giảm tới 60% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và tác dụng có lợi này tăng theo tuổi.
Mrs Ngọc Nguyễn
Bác sĩ Bùi Văn Chinh có kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám và điệu trị các bệnh lý ngoại tổng hợp như: bướu cổ, gan mật, bệnh trĩ,...
Bác sĩ Hồ Thị Hồng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý phức tạp cần phối hợp đa chuyên khoa, những bệnh lý như ung thư, ung bướu.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em thắc mắc khi nào cần thiết phải phẫu thuật u xơ tử cung? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...
Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.
Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, tỷ lệ người điều trị sống trên 5 năm có thể lên đến 85%. Bạn có thể nhận biết ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm và có các biện pháp điều trị, nhưng trong giai đoạn này, dấu hiệu đó có thể lầm tưởng là nhiệt, loét miệng.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…