Chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ gặp phải rất nhiều bỡ ngỡ. Bạn có thể cảm thấy choáng ngợp ngay từ đầu, bởi có quá nhiều thứ phải học hỏi. Nhưng đừng lo lắng, bạn sẽ sớm biết các nhu cầu của bé và làm thế nào để đáp ứng chúng. Dưới đây là các kinh nghiệm giúp bạn tự tin hơn khi lần đầu làm mẹ.
Bạn có thể chọn một vài cách an toàn và thoải mái để bế một em bé sơ sinh. Dù tư thế bạn chọn là gì thì bạn phải luôn đỡ đầu bé vì cổ của bé chưa đủ cứng cáp để có thể giữ được đầu.
- Bắt đầu bằng cách đặt bé nằm ngửa và dùng hai cánh tay bế bé lên, một tay đỡ phía dưới trong khi tay kia có thể để thoải mái.
- Dùng cánh tay đỡ đầu bé còn phần bàn tay đỡ phần mông. Cánh tay kia của bạn bây giờ có thể hỗ trợ hoặc vuốt ve bé nhẹ nhàng.
2. Cho Con Bú
Trẻ sơ sinh thường ăn 3-4 giờ một lần, thậm chí một số trẻ cứ hai tiếng lại ăn một lần. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ ăn thường xuyên hơn trẻ bú bình vì sữa mẹ dễ tiêu hóa. Khi lớn lên, bé sẽ ăn ít hơn nhưng bữa ăn của bé sẽ kéo dài hơn.
Em bé của bạn sẽ cho bạn biết khi nào bé đã no, cách dễ nhận thấy nhất là bé từ chối núm vú hoặc bình sữa.
Vì trẻ sơ sinh khỏe mạnh hiếm khi bị mất nước, nên không cần thiết phải bổ sung nước lọc hay nước trái cây cho con. Trên thực tế, lượng sữa mẹ hoặc sữa bình cũng đáp ứng tất cả các nhu cầu nước của trẻ sơ sinh trong vòng ít nhất sáu tháng đầu đời.
Nếu bạn nghĩ rằng em bé của bạn có thể bị mất nước, hãy xem những dấu hiệu như: hôn mê, đi tiểu ít hơn 8 lần một ngày, từ chối ăn, da khô, sẫm màu... Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, một điểm mềm trũng sẽ xuất hiện trên đỉnh đầu của bé.
3. Cách Cho Bé Ngủ
Một số trẻ sơ sinh ngủ 10 tiếng một ngày, trong khi những trẻ khác ngủ nhiều tới 21 giờ mỗi ngày. Các bé thường ngủ cả đêm và ngày trong vài tuần đầu tiên. Hơn nữa, hầu hết các bé không ngủ suốt đêm cho đến khi khoảng bốn tháng tuổi. Để điều chỉnh thói quen, mẹ hãy cho trẻ sơ sinh thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm, các mẹ hãy thử những cách dưới đây:
- Tránh để chỗ ngủ của con có quá nhiều ánh sáng hoặc thay tã ban đêm quá lâu. Hãy chắc chắn đưa bé của bạn nằm ngủ lại ngay sau khi cho ăn và thay tã vào ban đêm.
- Nếu con bạn ngủ lâu hơn ba hoặc bốn giờ ban ngày, hãy gọi bé tỉnh dậy và chơi với bé. Vì khi bé ngủ quá nhiều lúc sáng, tối đến bé sẽ khó ngủ hơn.
- Đặt bé nằm trên một tấm nệm phẳng và chắc. Không để các vật mềm, mịn như gối, thú nhồi bông xung quanh khi bé đang ngủ. Mặc dù có vẻ như vô hại, nhưng các sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ tử vong do ngạt thở.
4. Cách Dỗ Bé Nín Khóc
Với trẻ sơ sinh, nguyên nhân khiến bé khóc không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nếu bạn đã thay đổi phương pháp mà con bạn vẫn khóc, hãy thử các cách dưới đây.
- Cho con ợ hơi thường xuyên, ngay cả khi bé không có cảm giác khó chịu. Nếu bạn cho con bú, hãy cho bé ợ mỗi lần chuyển bầu ngực. Nếu trẻ bú bình, cho bé ợ hơi sau khi ăn 60 hoặc 90ml sữa bột. Ngưng cho bú nếu bé khó chịu hoặc quay đầu từ chối núm vú hoặc bình sữa.
- Đu đưa bé trong vòng tay bạn từ bên này sang bên kia. Ca hát, nói chuyện cũng có làm bé ngừng khóc.
- Hãy đặt con vào xe đẩy và đi dạo. Việc chuyển động cũng có tác dụng làm dịu trẻ sơ sinh.
- Cho bé tắm nước ấm.
5. Giúp Bé Ợ Hơi
Trẻ sơ sinh có xu hướng nuốt không khí trong khi đang bú, khiến các bé bị ợ thức ăn lên hoặc trở nên khó tính nếu không được ợ hơi thường xuyên vì bị đầy bụng. Hãy thử ba phương pháp giúp bé ợ hơi nói chung.
- Bé đứng em bé dựa vào cổ của bạn. Vỗ nhẹ vào lưng bé bằng bàn tay kia.
Để em bé nằm sấp trên đùi của bạn và vỗ nhẹ tay vào lưng bé.
- Cho em bé ngồi trong lòng, đỡ ngực và đầu rồi vỗ vào lưng bé.
6. Chữa Đầy Hơi cho bé
Trẻ ăn no chướng bụng, đầy hơi khó chịu thường hay quấy khóc. Mẹ hãy massage nhẹ nhàng vùng bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài trong khoảng 5–10 phút. Cách này vừa giúp bé dễ chịu, giảm đau, vừa chữa đầy hơi hiệu quả.
7. Cách Trị Rôm Sảy
Mẹ cho bé tắm bằng lá khế, hoặc khổ qua kết hợp với kinh giới hàng ngày, Chỉ vài lần tắm là bé sẽ đỡ rôm sẩy, mẩn ngứa.
8. Mẹo Chữa Chảy Máu Cam Cho Bé
Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bé bị chảy máu cam lập tức phải ngửa mặt lên trời. Đây là cách xử lý phản khoa học vì có thể khiến máu chảy ngược xuống thực quản gây ngạt. Cách xử lý đúng mẹ nên để bé cúi đầu và bịt mũi trẻ lại, yêu cầu trẻ thở bằng miệng. Nếu chảy máu cam thông thường sau 10 phút bé sẽ hết.
9. Cải Thiện Biếng Ăn, Hấp Thu Kém Cho Bé
Tuyệt đối không cho con xem Ipad, điện thoại, nghịch đồ chơi trong lúc mẹ nhé. Càng không nên bế rong hay quát nạt, mắng ép. Việc đó sẽ làm mất phản xạ thèm ăn tự nhiên của con khiến tình trạng biếng ăn, kém hấp thu càng trở nên trầm trọng.
10. Trị Thâm Do Muỗi Đốt
Mật ong nổi tiếng lành tính và có chất kháng khuẩn, làm dịu da do đó mẹ có thể dùng mật ong, bôi vào phần bé bị muỗi đốt, giúp làm dịu vết muỗi đốt của trẻ rất hiệu quả.
11. Giảm Mồ Hôi Trộm, Rụng Tóc Vành Khăn
Nếu bé ra mồ hôi trộm hoặc rụng tóc vành khăn sinh lý: Chỉ cần chú ý lau mồ hôi để bé không bị cảm lạnh. Mẹ không cần quá lo lắng vì chúng sẽ nhanh chóng biến mất.
12. Cách Chữa Tưa Lưỡi Cho Bé
Mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà bông diệt khuẩn sau đó dùng tay út quấn miếng gạt nhỏ, thấm nước muối sinh lý lau nhẹ khoang miệng trẻ từ trong ra ngoài. Hoặc có thể dùng rau bù ngót rửa sạch, giã nhuyễn và làm sạch lưỡi cho bé nhẹ nhàng. Mỗi ngày làm cho trẻ 2 – 3 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
13. Cách Giảm Ho, Sổ Mũi
Với những trẻ mới chớm ho mẹ có thể áp dụng các bài thuốc trị ho theo dân gian như dùng tắc chưng mật ong, gừng mật ong, chanh đào mật ong, bôi dầu khuynh điệp vào lòng bàn, ngậm nước kha tử nướng.
14. Cách Trị Hăm Tã
Mẹ rửa sạch vùng da bị hăm tã sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch. Trải dưới mông bé một tấm giấy thấm, mẹ rửa sạch tay và đổ ít dầu dừa ra lòng bàn tay rồi xoa nhẹ lên vết hăm của trẻ chừng 10 – 15 phút, hôm sau bé sẽ đỡ ngay.
15. Tăng Đề Kháng, Giảm Ốm Vặt
Đối với những bé rất dễ ốm khi thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường, thường xuyên tái phát các bệnh hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi...mẹ đừng quên tăng đề kháng, phòng ốm vặt cho con bằng cách cho trẻ ăn các loại rau củ giàu vitamin C
16. Cách Trị Tật Tè Dầm
Dùng là rau ngót tươi rửa sạch, giã nát cho thêm ít nước vào nấu sôi, lọc lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút. Mẹ cũng lưu ý, không nên cho trẻ uống nước, uống sữa 1 tiếng trước khi đi ngủ.
Nguyễn Ngọc
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.