Ăn dặm là cách bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bằng thực phẩm bên cạnh sữa mẹ và sữa bột.Ở mỗi độ tuổi các bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy chế độ ăn dặm ở các giai đoạn rất quan trọng.
Khi chuẩn bị các món ăn dặm cho bé, mẹ cần phải vừa phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, màu sắc hấp dẫn kích thích ăn ngon. Đặc biệt nhất là thức ăn đó phải phù hợp hệ tiêu hóa của con.Hôm nay | thuocthang.com.vn sẽ gửi đến các mẹ hiểu hơn về chế độ ăn dặm và ăn dặm ở các giai đoạn như thế nào nhé.
1. Ăn dặm là gì?
Ăn dặm là giai đoạn bé chuyển dần từ việc ăn hoàn toàn sữa mẹ/SCT sang ăn các loại thực phẩm phong phú, đa dạng hơn. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, thức ăn chính của bé là sữa mẹ/SCT. Tuy nhiên đến giai đoạn 6 tháng tuổi, cơ thể bé bắt đầu đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng hơn từ các loại thực phẩm ngoài sữa. Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng cũng như tập cho con các mốc phát triển kĩ năng theo từng giai đoạn, mẹ nên cho trẻ ăn dặm trước khi con được 1 tuổi để con có thể làm quen và thích thú với việc ăn dặm. Thời điểm thích hợp nhất được WHO khuyến cáo là khi trẻ được 6 tháng tuổi và có các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm nhé.
Ăn dặm kiểu nhật, ăn dặm bé chỉ huy (Baby Led Weaning - BLW) và ăn dặm truyền thống là 3 phương pháp cho trẻ ăn dặm phổ biến nhất hiện nay. Mỗi phương pháp ăn dặm có ưu, nhược điểm và cách thực hiện khác nhau, vì thế mẹ nên dựa vào điều kiện gia đình để chọn cho con một phương pháp ăn dặm phù hợp nhất. Hoặc mẹ cũng có thể áp dụng hai hay nhiều phương pháp với nhau để tạo hứng thú cho con trong quá trình ăn dặm cũng như tiết kiệm thời gian và công sức cho mẹ, ví dụ như: Ăn dặm truyền thống kết hợp với ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống kết hợp với BLW hay ăn dặm kiểu Nhật kết hợp với BLW,...
Việc chuẩn bị thực đơn ăn dặm đầu tiên cho bé cũng tùy thuộc vào phương pháp ăn dặm. Nếu mẹ chọn ăn dặm truyền thống hay ăn dặm kiểu Nhật, thực đơn sẽ bao gồm cháo hoặc bột loãng và rau củ nghiền. Nếu mẹ chọn ăn dặm BLW thì thực đơn đầu tiên sẽ là các loại rau củ luộc được cắt với kích thước phù hợp. Chuẩn bị ăn dặm cho trẻ đúng cách ngay từ đầu cũng như trang bị các kiến thức cần thiết về ăn dặm sẽ giúp hành trình ăn dặm của con thuận lợi hơn.
2. Chế độ ăn dặm qua từng giai đoạn
Trẻ 4-6 tháng tuồi:
Tuần đầu cho trẻ ăn dặm bạn nên nấu cháo loãng xoay nhuyễn hoặc nấu cháo bột để tập làm quen. Các tuần tiếp theo bạn có thể cho ăn kèm các loại rau củ dễ tiêu hóa như rau mồng tơi, rau đay…
Khi chế biến các nguyên liệu đi kèm bạn cũng phải làm cho thức ăn của bé mềm, mịn để dễ ăn hơn. Giai đoạn này trẻ chủ yếu tập ăn và phản xạ với cơ miệng để nuốt thức ăn. Do đó các mẹ không nên ép ăn nếu con không muốn.
Những loại thực phẩm cho bé ăn dặm giai đoạn này có thể kể như:
Tinh bột: cháo loãng, khoai lang, chuối, khoai tây…
Đạm: lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai
Vitamin: gồm các loại rau như bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam
Trẻ từ 7-8 tháng tuổi:
Giai đoạn này con đã được làm quen với nhiều loại thức ăn dạng bột, min rồi nên các mẹ có thể tập cho ăn các thức ăn đặc và thô. Thực đơn cho bé ăn dặm giai đoạn này gồm:
Tinh bột: Ngoài thực phẩm lúc 5-6 tháng tuổi kể trên các mẹ có thể cho ăn thêm các loại ngũ cốc
Đạm: gan, gà, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu các loại
Vitamin: nấm
Trẻ từ 9-11 tháng tuổi:
Lượng thức ăn của trẻ cần được điều chỉnh tăng lên về số lượng. Thức ăn thô cần tăng lên để bé tập nhai thức ăn ở giai đoạn này. Ngoài các thức ăn kế trên các mẹ có thể bổ sung thêm thịt bò, thịt lợn hoặc sò để được đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Trẻ từ 12- 18 tháng tuổi:
Ở giai đoạn này con đã cai sữa do đó các bữa ăn có thể chia làm 3 bữa chính và có các bữa phụ đi kèm. Các bữa phụ các mẹ nên cho bé uống sữa, ăn các loại sữa chua.
3. Thực phẩm tốt cho trẻ ăn dặm
Trong quá trình chuẩn bị thực phẩm cho bé, mẹ nên lưu ý chọn lựa đầy đủ các loại thịt, cá, trứng, sữa và rau xanh…
Tinh bột: Gồm gạo ngũ cốc và bột yến mạch, lúa mì. Những loại ngũ cốc này giàu chất sắt mà giai đoạn đầu cho bé ăn dặm nếu được cung cấp đầy đủ sẽ giúp tái tạo các tế bào máu mới và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ bị thiếu sắt sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh, chậm phát triển và không có khả năng tập trung.
Các loại thịt: Trong các loại thịt chứa nhiều protein và sắt nên các mẹ có thể cho bé ăn thịt lợn, gà, bò bằng cách xay thịt mịn vfa nấu với cháo loãng.
Cá: Các chất protein và omega3 rất giàu trong cá mà đây lại là những chất giúp phát triển trí não, các dây thần kinh và thị lực. Từ 7 tháng tuổi mẹ nên cho cá vào thực đơn ăn dặm cho bé các loại cá như cá hồi, cá thu và cá ngừ.
Trứng: Trứng là loại thực phẩm dễ chế biến và dễ ăn nhất, trứng cung cấp vitamin A, vitamin B và sắt và chứa protein. Lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như carotin, vitamin A, E, D, K. Khi nấu trứng các mẹ nên nấu chín chứ không nên cho ăn lòng đào như thức ăn của người lớn.
Rau xanh: Các loại rau xanh thẫm màu ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin A, B, C, E, K, folate, can-xi, sắt, kẽm. Do đó các mẹ cần cho bé ăn nhiều các loại rau xanh thẫm màu này nhé.
Sữa chua, phô mai, sữa: Đây là nhóm thực phẩm cần thiết ở nhiều giai đoạn 1 tuổi. Ngoài cung cấp canxi, protein, trong sữa chua còn có probiotic, một loại lợi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.
4. Lưu ý thực đơn cho trẻ ăn dặm
Trong bất kì giai đoạn này của thời kì ăn dặm, bữa ăn của bé cũng phải đảm bảo 4 nhóm chất chính: tinh bột; rau xanh, trái cây; chất đạm; dầu thực vật.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần nhận thức được sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế cho trẻ khi còn nhỏ, cung cấp nhiều canxi. Bạn cần cho trẻ uống sữa mỗi ngày, không thể thay sữa bằng các thực phẩm ăn dặm khác.
Ngoài ra, trong quá trình chế biến, các mẹ cần chú ý thường xuyên thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé để tránh nhàm chán và chọn thực phẩm tươi ở các cửa hàng thực phẩm sạch. Đặc biệt mẹ có thể sử dụng dầu ăn vi lượng khi nấu ăn giúp cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết và tăng cường hấp thu cho trẻ.
Hy vọng những chia sẽ này sẽ giúp ích được cho các mẹ nhé !
Danh Trường
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến 59.000 người tử vong do dại. Dại là căn bệnh nguy hiểm vô cùng nguy hiểm khi phát hiện, 100% người bị vật cắn khi đã lên cơn dại sẽ tử vong. Vì vậy việc tiêm vắc xin phòng dại là cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại khi bị động vật cắn, mỗi bậc phụ huynh cần tìm hiểu về lịch tiêm phòng dại cho trẻ em để đảm bảo tiêm đủ và đúng phác đồ.
Tập Yoga cho trẻ em là sự lựa chọn của nhiều cha mẹ khi tìm kiếm cho con mình một bộ môn thể dục giúp vận động, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Theo các giáo viên Yoga, tập Yoga cho trẻ em mang lại rất nhiều lợi ích cho bé như tăng cường sức khỏe, mang đến niềm vui cho trẻ hay giúp tăng chiều cao...
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Sử dụng thuốc tẩy giun khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ vô cùng khiếp sợ hay ám ảnh. Chúng có thể gây “dị ứng” cho một số người. Do đó, để tẩy giun nhanh chóng, an toàn và không phải đụng chạm đến thuốc bạn có thể tẩy giun bằng những nguyên liệu thiên nhiên sau:
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.