Ung thư da ở trẻ em là một căn bệnh viêm da với tình trạng phát triển bất thường của các tế bào da. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là da có nổi sần, thô ráp, rộp đỏ, chảy máu và bị lở loét.
Đặc biệt khi bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể sẽ xuất hiện các vết bỏng nắng, tấy đỏ, gây cho bé cảm giác rát buốt, khó chịu. Lúc này, các mẹ cần lưu ý phân biệt những biểu hiện ấy không phải là cháy nắng. Các triệu chứng của ung thư da khác hoàn toàn với cháy nắng thông thường.
Trên da của mỗi người luôn có một lớp biểu bì, được xem như một lớp che chắn bảo vệ da.
Khi các tế bào ung thư xâm nhập vào bên trong lớp biểu bì, chúng sẽ ngăn chặn quá trình sản xuất những tế bào da mới. Từ đó gây nên tình trạng ung thư da ở trẻ em.
Ung thư da tế bào đáy thường xuất hiện ở vùng mặt, tai hoặc da đầu của bé. Biểu hiện thường gặp của bệnh là xuất hiện một vết sẹo bằng phẳng có màu nâu hoặc sậm hơn màu da xung quanh. Đồng thời kèm theo một vết sưng như hình viên ngọc trai.
Khi Da tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư da. Do đó, việc bảo vệ làn da cho trẻ trong khi vui chơi ngoài trời, đặc biệt là trong mùa hè là điều vô cùng cần thiết.
Theo tổ chức Skin Cancer Foundation (Mỹ), các bậc phụ huynh không được để cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì mức độ melanin trong làn da của trẻ rất thấp.
Melanin là một hợp chất tạo nên sắc tố da, mái tóc và đôi mắt nhằm bảo vệ làn da chống lại ánh nắng mặt trời. Điều này có nghĩa là làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời gây ra.
Như vậy, các chuyên gia thuộc tổ chức Skin Cancer Foundation (Mỹ) khuyến cáo, các bậc phụ huynh chỉ nên đưa trẻ sơ sinh đi dạo trong xe đẩy trước 10 giờ sáng và sau 4 giờ chiều, vì lúc này bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời ở mức thấp nhất.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng nên được mặc quần áo mỏng dài tay, dài chân, cổ cao để che chắn cổ và khuôn mặt, đội mũ rộng vành để bảo vệ đôi tai.
Khi trẻ sơ sinh được đi du lịch bằng xe hơi, bạn cần phải che cửa sổ xe hơi bằng tấm chắn phim UV để giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Trong khi kem chống nắng được coi biện pháp tốt để bảo vệ làn da khỏi tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, nhưng nó không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì làn da của trẻ sơ sinh phát triển chưa ổn định nên rất nhạy cảm.
Việc tiếp xúc với hóa chất trong kem chống nắng có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ gây bất lợi cho làn da của trẻ, tiến sỹ Hari Cheryl Sachs, bác sĩ nhi khoa thuộc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho biết.
Bà còn nói thêm, để bảo vệ làn da của trẻ chống lại bệnh ung thư da, cách tốt nhất là bạn nên để trẻ luôn ở trong bóng râm nếu có thể.
Các chuyên gia thuộc tổ chức Skin Cancer Foundation (Mỹ) cho biết, kem chống nắng chỉ có thể được áp dụng an toàn đối với trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi. Nên bôi kem chống nắng khoảng 30 phút trước khi trẻ ra nắng, bôi lại sau mỗi 2 tiếng sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi.
Lưu ý rằng, kem chống nắng phải có chỉ số chống nắng (SPF) tối thiểu là 15 trở lên.
Ngoài ra, trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên cũng nên đeo kính mát để ngăn chặn 99 - 100% các tia UV từ ánh nắng mặt trời.
Đối với các trẻ em lớn hơn, việc bảo vệ các em chống lại ánh nắng mặt trời có thể trở nên khó khăn, vì bé hoạt động vui chơi ngoài trời nhiều, khả năng không tuân theo các yêu cầu để đội một chiếc mũ hoặc đeo kính mát...
Tuy nhiên, chúng ta cần phải giáo dục các em phải có ý thức bảo vệ làn da của mình ngay khi ở nhà và ở trường học.
Các biện pháp chống nắng bao gồm mặc quần áo dài tay, dài chân, đội mũ rộng vành, đeo kính râm, luôn trú ẩn ở những khu vực có bóng mát, uống nhiều nước và bôi kem chống nắng thường xuyên.
Nếu các em ở độ tuổi thiếu niên cho rằng việc chống nắng bằng quần áo bảo hộ là không đẹp và hợp thời trang, các bậc phụ huynh nên chọn những bộ cánh hợp “mốt” mà vẫn đảm bảo việc chống nắng và phòng ngừa ung thư da cho trẻ một cách hiệu quả.
Ngọc Nguyễn
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.