Viêm khớp vảy nến nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm khớp tiêu xương. Lâu dần, tình trạng này có thể phá hủy các xương ở bàn tay, nhất là ngón tay gây biến dạng và tàn tật vĩnh viễn. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh viêm khớp vảy nến sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa, giúp tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Điều trị viêm khớp vảy bạn có thể dùng các biện pháp tự nhiên để kiểm soát và ngăn bùng phát viêm khớp vảy nến, hãy cùng | thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết sau.
VIÊM KHỚP VẢY NẾN LÀ GÌ ?
Viêm khớp vảy nến là một loại viêm khớp được phát hiện trên những người mắc bệnh vảy nến. Đó là một loại viêm khớp mãn tính. Tỷ lệ viêm khớp vảy nến chiếm 10-30% bệnh nhân bị vảy nến. Viêm khớp vảy nến có thể phá huỷ khớp dẫn đến mất chức năng vận động và tàn phế suốt đời.
Đây là căn bệnh tự miễn, chưa phát hiện rõ nguyên nhân. Bệnh có thể do một số yếu tố gây nên như:
+ Do di truyền: Khoảng 40% bệnh nhân viêm khớp vẩy nến có tiền sử gia đình mắc bệnh vảy nến hoặc viêm khớp.
+ Do yếu tố môi trường như tiếp xúc hóa chất, chất phóng xạ, nhiễm virus, vi khuẩn,...
- Bệnh thường xuất hiện từ 30-50 tuổi. Nam giới và phụ nữ có nguy cơ phát triển viêm khớp vảy nến giống nhau.
+ Tiếp xúc với hóa chất cũng có thể là nguyên nhân gây viêm khớp vảy nến
Các triệu chứng của bệnh vảy nến và viêm khớp mạn tính thường phát triển riêng biệt trên bệnh nhân viêm khớp vảy nến như sau:
+ Biểu hiện tại khớp có thể nhẹ hoặc rất nặng, hay gặp là sưng, đau, cứng khớp, không đối xứng một vài khớp, điển hình là ở khớp ngón tay;
+ Một số ít có viêm nhiều khớp đối xứng hoặc chủ yếu là đau, hạn chế vận động ở cột sống và khớp cùng chậu tùy theo thể lâm sàng. Ngón tay, ngón chân bị sưng toàn bộ một hoặc vài ngón tay hoặc ngón chân (chân hay gặp hơn tay), gặp ở 1/3, thậm chí 1/2 bệnh nhân.
+ Tổn thương da điển hình bao gồm những chấm, vết hoặc mảng trên nền viêm đỏ, phủ nhiều lớp dễ bong, thậm chí có những mảng tróc vảy, màu trắng đục như nến. Thương tổn nhỏ đường kính vài mm hoặc lan rộng thành mảng. Vị trí có thể gặp ở trên mặt trước của chân, tay, da đầu, ngoài ra còn tìm thấy tổn thương da ở dưới vú, kẽ mông hoặc trong rốn.
+ Loạn dưỡng móng xảy ra trong khoảng 80% các trường hợp. Những thay đổi trên móng hay gặp là mất màu móng, dày móng, rỗ như kim châm hoặc bong móng.
+ Các biểu hiện ngoài khớp ít gặp khác như viêm kết mạc, viêm mống mắt, hở van động mạch chủ, loét miệng, loét niệu đạo...
CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP VẢY NẾN
Một thông tin đáng buồn là đến nay vẫn chưa có các chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp vảy nến. Các phương pháp điều trị được áp dụng chỉ nhằm mục đích là kiểm soát tình trạng viêm, tiêu sưng, giảm đau, phòng ngừa tàn tật.
- Dùng thuốc chữa bệnh viêm khớp vảy nến
- Phẫu thuật và thực hiện các kỹ thuật khác
- Các biện pháp tự nhiên cũng giúp ích rất nhiều cho người bệnh. Sau đây là một số phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị viêm khớp vảy nến hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải tất cả các phương pháp tự nhiên đều có hiệu quả.
1. Nghệ
Curcumin là thành phần tự nhiên trong củ nghệ có đặc tính chống viêm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất curcumin giúp làm giảm các triệu chứng PsA bằng cách thay đổi một số gene trong cơ thể. Người bệnh nên thêm nghệ vào thức ăn hoặc uống các thực phẩm chức năng chiết xuất từ nghệ.
2. Muối Epsom
Người bị viêm khớp tắm nước ấm với muối Epsom sẽ giúp giảm đau khớp và viêm. Trong muối Epsom có chứa nhiều magie. Đây là khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe của xương và làm dịu da bị ngứa.
Nước ấm cũng giúp nới lỏng các khớp và giảm đau, nhiệt độ nước tốt nhất nên từ 33–37,8 độ C. Tuy nhiên, muối Epsom gây kích thích giải phóng insulin, do đó người mắc bệnh tiểu đường không nên sử dụng.
4. Dầu Cá
Omega-3 là thành phần nổi bật nhất trong dầu cá. Chúng là một acid béo không bão hòa có tác dụng làm giảm tình trạng viêm khắp cơ thể. Lượng omega-3 trung bình trong mỗi loại cá phụ thuộc vào sinh lý, chế độ ăn uống và môi trường sinh sống của loài cá đó. Omega-3 thường có nhiều trong các loài cá như cá ngừ, cá hồi, cá cơm…
5. Gừng
Gừng là loại gia vị có đặc tính chống viêm rất tốt. Người bị viêm khớp vảy nến nên dùng gừng 3 lần một ngày để giảm các triệu chứng của bệnh.
6. Massage
Massage là phương pháp sử dụng tay hay các thiết bị máy móc phù hợp tác động lên các cơ và mô liên kết của cơ thể. Liệu pháp massage giúp giảm căng thẳng, lo âu và đau đớn. Ngoài ra, xoa bóp còn giúp cơ thể giải phóng endorphins và acid lactic vào cơ thể, giúp lưu thông mạch bạch huyết.
Trên thực tế, có đến 30% bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp vảy nến thuyên giảm phần nào bệnh tình khi sử dụng phương pháp massage. Tuy nhiên, massage sẽ khiến bệnh trở nặng hơn nếu làm sai cách. Bạn nên đến các trung tâm y tế hoặc gặp các bác sĩ Đông y, chấn thương chỉnh hình để tiến hành, không nên tự thực hiện tại nhà hoặc các trung tâm massage kém uy tín.
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây:
+ Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và nhất là thay đổi cách thực hiện các công việc hàng ngày có tác động đến khớp giúp bảo vệ khớp.
+ Có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh lên khớp bị viêm để giảm sưng đau.
+ Giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định bằng cách: Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi; hạn chế ăn tinh bột và các thực phẩm giàu chất béo. Bởi cơ thể ít tăng cân sẽ giúp giảm áp lực lên các khớp, đặc biệt là tại các khớp đang bị đau.
+ Luôn tạo cho cơ thể một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng bằng việc tập luyện yoga, thiền…
+ Nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để giúp các khớp linh hoạt và dẻo dai hơn.
+ Nhận sự giúp đỡ từ người thân và bạn bè của mình
PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN ĐIỀU TRỊ CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH VẢY NẾN TRÊN DA
Những người bị PsA không chỉ gặp các triệu chứng ở trên khớp mà còn ở trên da. Dưới đây là một số biện pháp giúp làm dịu da cho người bệnh viêm khớp vảy nến:
Giấm táo giúp làm giảm tình trạng ngứa ở da. Bạn nên pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1 để tránh gây kích ứng da, bỏng da. Bôi giấm táo vào các vùng da bị ảnh hưởng 1 lần/tuần. Tuy nhiên, tránh sử dụng giấm táo trên da bị nứt hoặc chảy máu.
Tinh dầu trà xanh có đặc tính chống viêm rất tốt, giúp cải thiện các triệu chứng trên da người bệnh vảy nến. Trước khi sử dụng, tinh dầu nên pha loãng với dầu nền trước để tránh kích ứng. Ngoài ra, cũng nên thử tinh dầu trên vùng da nhỏ rồi mới dùng trên vùng da rộng lớn hơn.
Pha nhão bột yến mạch để tắm hoặc bỏ vào túi lọc, sau đó thả vào bồn tắm. Ngâm mình một vài phút sẽ giúp làm dịu làn da bị kích ứng và giảm ngứa cho người bệnh vảy nến.
Nha đam là loại cây có tác dụng giảm viêm, xoa dịu vết bỏng, vết trầy xước nhờ đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và diệt nấm. Ngoài ra, nha đam còn thúc đẩy tái tạo các tế bào, khử độc cho da. Bôi nha đam lên da từ 2-3 lần một ngày giúp xoa dịu các triệu chứng của bệnh vảy nến trên da.
Người bị vảy nến nên cố gắng giữ ẩm cho làn da của họ ít nhất một lần mỗi ngày. Thời gian tốt nhất để làm điều này là trong vòng 5 phút sau khi tắm. Kem dưỡng ẩm là lựa chọn tốt nhất để giữ ẩm cho da.
mrs Nguyễn Ngọc
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…