Sỏi mật là sự kết tụ thành khối rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật, sỏi có thể được hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống dẫn mật như sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan (sỏi gan)…. Có hai loại sỏi chính là: sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật.
CÁC LOẠI SỎI MẬT
Nguyên nhân khiến gây nên sỏi mật là do bệnh viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật. Cùng là sỏi mật nhưng sẽ có nhiều vị trí khác nhau cũng như chất tạo thành sỏi mà chúng phân thành:
Sỏi cholesterol: Được hình thành do cholesterol kết tinh trong dịch mật, khi nồng độ cholesterol trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, sự ứ đọng của dịch mật và một số nguyên nhân khác gây nên. Nguyên nhân sỏi cholesterol hình thành như: do tuổi tác, ăn nhiều thức ăn có hàm lượng cholesterol cao, sử dụng nhiều chất béo động vật, do quá trình sinh đẻ nhiều (phụ nữ); đến các biến chứng từ một số bệnh tiêu hoá như bệnh Crohn, cắt đoạn hồi tràng, do dùng nhiều thực phẩm clofibrate, estrogen…. Sỏi cholesterol thường đơn độc, không cản tia X và có màu nhạt.
Sỏi sắc tố mật (loại này ít gặp hơn): Được tạo thành chủ yếu là canxi bilirubinate, có màu sậm, thường hình thành đám sỏi, cản tia X nhiều. Chúng hình thành khi bilirubinate tăng, không liên hợp hoặc nhiễm vi trùng, nhiễm ký sinh trùng đường mật. Nguyên nhân: có thể do tuổi tác, ăn thiếu chất béo và protein, sự ứ đọng dịch mật, mật nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng, xơ gan, bệnh tán huyết, thiếu máu hồng cầu liền.
NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH SỎI MẬT
Sỏi mật là các viên sỏi nhỏ, trong suốt, hình thành bên trong túi mật. Sỏi mật thường được hình thành do sự lắng đọng cholesterol và canxi. Sỏi mật có thể gây tắc ống mật, gây đau, viêm và thậm chí có thể bị nhiễm trùng nặng. Nguyên nhân dẫn đến bệnh có thể do:
Chế độ ăn uống quá nhiều cholesterol
Giảm vận động của túi mật: Lười vận động, ngồi nhiều, chế độ ăn uống quá kiêng khem hoặc nuôi ăn qua đường tĩnh mạch cũng rất dễ bị sỏi mật.
Di truyền: Nếu trong gia đình từng có người bị sỏi mật thì khả năng bạn bị sỏi mật sẽ cao hơn những người khác.
Tăng cân đột ngột, thừa cân béo phì.
Giới tính: Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ có nguy cơ bị sỏi túi mật cao hơn nam giới.
Sỏi túi mật thường có 3 loại lớn là sỏi cholesterol, sỏi sắc tố và sỏi hỗn hợp. Trong đó, sỏi sắc tố lại gồm có 2 loại là sỏi đen và sỏi nâu với thành phần, cơ chế hình thành khác nhau.
TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT SỎI MẬT
Sỏi mật vẫn có thể hình thành ngay cả khi bạn đã có chế độ ăn và lối sống tốt. Và khi điều này xảy ra, bạn cần chú ý đến các triệu chứng nhận biết bệnh. Các triệu chứng của sỏi mật thường rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Tuy nhiên bạn có thể nhận biết bệnh qua các triệu chứng như:
Các cơn đau đột ngột và dữ dội ở phần phía bên phải vùng bụng. Thông thường đau ngay dưới hạ sườn, ở vị trí túi mật. Những người bị sỏi mật có thể bị đau ở vùng trên bên phải của bụng (đau góc phần tư phía bên phải ) hoặc ở phía trước phần dưới xương ức (đau vùng thượng vị).
Các cơn đau do sỏi mật gây ra còn gọi là đau bụng đường mật và thường kéo dài khoảng 15 phút, thỉnh thoảng có thể lan ra phía sau lưng.
Các cơn đau cấp tính của sỏi ở túi mật có thể gây buồn nôn và nôn. Một số trường hợp khác người bệnh có thể cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ và thường những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh dạ dày – tá tràng hay do đường tiêu hóa.
Không phải không có nhưng khả năng gây vàng da do sỏi mật khá thấp vì túi mật chỉ là bộ phận phụ bên cạnh đường mật chính. Trước khi bị vàng da người bệnh có thể gặp các biểu hiện như: nước tiểu vàng sậm, sau đó đến mắt vàng và da vàng. Trường hợp nếu chỉ thấy da vàng mà nước tiểu không vàng thì không phải là chứng vàng da.
Sốt chính là biểu hiện khi người bệnh đã bị nhiễm trùng ở túi mật và đây là một biến chứng thường gặp của bệnh túi mật nhất là sỏi hoặc bùn mật.
CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA CĂN BỆNH SỎI MẬT
Nếu không điều trị căn bệnh này kịp thời, sỏi mật sẽ khiến cho bạn gặp phải tình trạng đau đớn kéo dài và dẫn tới hàng loạt biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng tới chức năng của túi mật. Những biến chứng khó lường của bệnh sỏi mật mà bạn cần phải đề phòng chính là:
Khi bệnh nhân bị sỏi ống mật chủ, sỏi mật sẽ có thể bị nhiễm trùng đường mật, tạo các ổ áp xe trong gan. Tình trạng này sẽ dẫn tới viêm mủ đường mật vô cùng nguy hiểm cho chức năng của gan mật. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi và đã bị xơ gan, suy thận, áp xe gan từ trước đó.
Biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh sỏi mật chính là đây. Khi dịch mật tích tụ và bị tắc, túi mật nhiễm vi khuẩn thứ cấp và ăn sâu vào hủy hoại túi mật, hay hoại tử, rò dịch mật, thậm chí có thể tử vong.
Các hạt sỏi mật không những gây tắc nghẽn đường lưu thông của dịch mật mà còn ngăn không cho dịch tụy đi xuống đường tiêu hóa. Chính vì vậy, bệnh nhân sỏi mật có thể bị viêm tụy cấp, gây tổn thương tuyến tụy và nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường.
Căn bệnh sỏi mật có những dấu hiệu bệnh và biến chứng rất khó lường, chính vì vậy mà không thể không nói đây là một bệnh nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Nếu phát hiện triệu chứng bất thường, bạn nên khám ngay để điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI MẬT
Hiện nay có 2 phương pháp để điều trị bệnh sỏi mật:
Ngoại khoa: phẫu thuật cắt bỏ túi mật trong trường hợp bệnh sỏi mật thường hay tái phát.
Nội khoa: sử dụng thuốc để làm tan sỏi mật và quá trình điều trị diễn ra trong một thời gian dài. Phương pháp này thường được áp dụng cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật.
Axít ursodeoxycholic là hoạt chất chủ yếu được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh sỏi mật. Thuốc này được chỉ định điều trị trong trường hợp sỏi mật có số lượng ít hay sỏi mật không cản quang tia X, có đường kính
Trong tự nhiên, axít ursodeoxycholic là một axít mật có trong thành phần của mật.
Cơ chế tác dụng:
Axít ursodeoxycholic có tác dụng làm giảm sự sản sinh cholesterol từ gan và ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol từ ruột, tạo điều kiện thuận lợi làm tan các sỏi thận được hình thành do sự tích tụ cholesterol.
Tác dụng phụ:
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, ói…
- Ngứa, phát ban.
- Mệt mỏi, chóng mặt…
Chống chỉ định:
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Không sử dụng cho bệnh nhân có tổn thương thực thể ở gan, dạ dày, ruột.
- Không sử dụng cùng lúc với các thuốc antacid, charcoal, colestipol, colestyramin… vì gây ra tương tác làm giảm hoạt tính.
Đối với bệnh sỏi mật, việc phòng ngừa là hết sức quan trọng. Một chế độ ăn uống cân bằng ít chất béo, tăng cường tập luyện thể dục, thể thao, tránh béo phì, và ngăn chặn nhiễm khuẩn đường ruột nhất là do ký sinh trùng bằng vệ sinh ăn uống và tẩy giun định kỳ... sẽ góp phần giảm thiểu các yếu tố thuận lợi làm phát sinh bệnh sỏi mật !
Nguyễn Ngọc
Viêm gan là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Bệnh viêm gan có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, rượu bia, thuốc lá,...
Bác sĩ Nguyễn Thành Phú có chuyên môn cao về thăm khám và điều trị các vấn đề bệnh lý liên quan đến Thận, hô hấp và tim mạch.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huấn có chuyên môn cao trong việc thăm khám và điều trị các vấn đề bệnh lý liên quan đến Thận như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận, thận hư …
Bác sĩ Lê Ngọc Trân có kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các bệnh lý về thận và thận nhân tạo như thận tiểu đường, suy thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng tiểu, khám phù…
Thận đa nang hay còn gọi bệnh thận nang là loại bệnh lý di truyền chủ yếu do tình trạng rối loạn gen gây ra. Bệnh có thể kết hợp đa nang ở gan và biến chứng dẫn đến suy thận nghiêm trọng. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu về bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hiện nay.
Viêm gan B là tình trạng nhiễm gan bị nhiễm virus viêm gan B (HBV). Các nghiên cứu lâm sàng đã ghi nhận, rất nhiều bệnh nhân ung thư gan có lịch sử xuất phát từ viêm gan B cấp tính chuyển sang mãn tính, sau đó chuyển sang xơ gan và cuối cùng là đến giai đoạn ung thư gan, điều đó có thể thấy viêm gan B liên quan chặt chẽ với ung thư.
Ung thư biểu mô tế bào cơ bản – Basal cell carcinoma (BCC) là một loại ung thư da bắt đầu trong các tế bào đáy. Các tế bào cơ bản bình thường xếp lớp biểu bì. Chúng là những tế bào da thay thế tế bào cũ bằng những tế bào mới. Ung thư của các tế bào cơ bản dẫn đến các khối u xuất hiện trên bề mặt da. Những khối u này thường trông giống như vết loét, tăng trưởng, vết sưng, vết sẹo hoặc các mảng màu đỏ.
Hiện nay trên thị trường, thuốc hay thực phẩm chức năng giải độc gan, bổ gan được bày bán rộng khắp với lời quảng cáo có nhiều công dụng thần kỳ, như: giúp phòng và cải thiện các bệnh về gan; trị mụn nhọt; giảm mệt mỏi... Do vậy, nhiều người tự ý mua thuốc bổ gan về sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ mà không biết rằng cách làm như vậy sẽ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các Công dụng của thuốc giải độc gan, những quan niệm sai lầm khi sử dụng thuốc giải độc gan, và cách sử dụng thuốc giải độc gan sao cho đúng nhất .
Theo Y học cổ truyền, cây thuốc an xoa có vị cay, không đắng như các vị thuốc khác, có mùi thơm nhẹ rất giống vị trà và được quy vào kinh Can. Nhờ đó, cây thuốc này cực kỳ tốt cho gan.