Cá trê là một trong những loại cá nước ngọt phổ biến, là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Chế biến cá trê có nhiều cách, nhưng không thể không nhắc đến món cá trê nướng riềng mẻ đơn giản và dễ làm.
Vậy cách làm cá trê nướng như thế nào? Dinh dưỡng và lợi ích của cá trê đối với sức khỏe ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của | thuocthang.com.vn để hiểu rõ hơn nhé.
1. Dinh dưỡng cá trê
Theo bác sỹ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cá trê có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt cá trê có:
+ Lượng calo: 105
+ Chất béo: 2,9 gram
+ Protein: 18 gram
+ Natri: 50 mg
+ Vitamin B12: 121% giá trị hàng ngày (DV)
+ Selen: 26% của DV
+ Photpho: 24% của DV
+ Thiamine: 15% của DV
+ Kali: 19% DV
+ Cholesterol: 24% DV
+ Axit béo omega-3: 237 mg
+ Axit béo omega-6: 337 mg
Ngoài việc ít calo và natri, cá trê chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất.
2. Tác dụng của cá trê
Theo y học cổ truyền, thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, sinh tân, ích khí, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu,…
+ Giải nhiệt, giải cảm
+ Kiện tỳ, dưỡng huyết, điều kinh
+ Mất ngủ, kém ăn, chân tay tê nhức
+ Bổ huyết, nhuận phế, dưỡng da, đen tóc
+ Tăng tiết sữa ở sản phụ sau sinh
+ Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
3. Cách làm cá trê nướng riềng mẻ
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu
+ Cá trê: 4 con
+ Mẻ: 3 thìa
+ Rượu trắng: 1 thìa
+ Riềng: 1 lạng
+ Sả: 10 nhánh
+ Bột nghệ: 30 gram
+ Hạt tiêu xay : 5g
+ Hành, thì là, ớt để trang trí
+ Gia vị: Đường, mắm, muối, bột ngọt, rượu trắng, bột nghệ, hạt tiêu xay và dầu ăn.
3.2 Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế cá trê:
+ Cá trê khi mua về bạn rửa sạch, đeo găng tay nilon vào rồi cho muối trắng xát đều lên mình cá. Khi đó cá sẽ tiết ra các chất nhớt, bạn rửa sạch đi rồi dùng dao sắc mổ bụng cá ra theo chiều dọc, lấy hết nội tạng và đặc biệt là mật cá.
+ Rửa lại bằng nước sạch một vài lần nữa rồi khứa trên mình cá vài đường chéo để khi ướp cá sẽ ngấm gia vị hơn.
Sơ chế các nguyên liệu khác:
+ Riềng, nghệ cạo sạch vỏ, rửa sạch và giã nát.
+ Sả: bóc vỏ già bên ngoài và rửa sạch, đập dập rồi băm nhỏ.
+ Ớt: rửa sạch, bỏ hạt, bỏ cuống, thái lát
+ Hành, thì là: nhặt sạch, rửa rồi thái khúc.
Bước 2: Chế biến cá trê nướng riềng mẻ
Làm hỗn hợp ướp và ướp cá:
+ Hỗn hợp ướp cá bao gồm: 2 thìa mẻ + 3 thìa rượu trắng + 1 thìa hạt tiêu xay + 3 thìa dầu ăn + 2 thìa đường + 1 muôi mắm + riềng, nghệ nát + sả băm + nửa thìa muối + 1 thìa bột ngọt. Tất cả cho vào một bát, trộn đều lên.
+ Sau đó, bạn đeo găng tay nilon vào và cho phần hỗn hợp ướp xoa lên mình cá nhất là phần khứa và cho vào bụng cá.
+ Để ướp khoảng 2 tiếng là được.
Nướng cá:
+ Sau khi đã ướp cá đủ thời gian, bạn cho cá vào khay nướng và chỉnh nhiệt độ lò nướng ở 200 độ C, nướng trong 25 phút. (Để lại phần nước dư khi ướp cá)
+ Sau 25 phút, mở nắp lò nướng ra rồi lật mặt cá lại. Tiếp tục nướng thêm khoảng 10 phút nữa hoặc đến khi cá chín vàng đều.
Pha nước chấm:
+ Cho chảo lên bếp, đun một ít dầu ăn nóng lên rồi cho sả vào phi thơm. Khi sả đã chuyển vàng và dậy mùi thơm thì vớt ra bát.
+ Cho phần nước dư khi ướp cá và phần nước tiết ra khi nướng vào trong chảo, đun sôi, đảo đều và thêm chút nước vào. Hãy nếm thử xem đã có vị chua chua, ngọt ngọt chưa và điều chỉnh. Thêm ớt cay vừa với khẩu vị.
Bước 3: Trình bày và thưởng thức món ăn
Cẩn thận đem cá từ lò nướng ra đĩa, trang trí thêm bằng hành lá, thì là, sả phi thơm, hoặc thêm bất kỳ thứ gì bạn muốn để món ăn trông hấp dẫn hơn.
Cá trê nướng riềng ăn kèm với bánh tráng, với bún tươi hay với cơm nóng đều rất ngon. Ăn thêm với xà lách, dưa chuột để món ăn tươi mát hơn, không bị ngấy nhé.
Với những bước đơn giản trên bạn đã hoàn thành món cá trê nướng đầy dinh dưỡng rồi đấy. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc tham khảo và hiểu rõ hơn về cách chế biến, lợi ích và tác dụng của cá trê nhé. Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!.
Danh Trường
Sâu chít là một trong những loại thuốc bổ của Đông y giúp bồi bổ và nâng cao sức khỏe. Ngoài việc được người dân thu hái về làm thức ăn, nó còn là một loại thực phẩm giàu giá trị điều trị bệnh, đặc biệt là phục hồi sức khỏe sau khi bệnh. Rượu sâu chít có mùi thơm đặc trưng, rất ngon và bổ dưỡng.
Nha đam là loại cây phổ biến, được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhờ khả năng làm đẹp, nguyên liệu nấu ăn và lợi ích như một vị thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, nha đam ngâm rượu mang lại hiệu quả dưỡng ra và tăng tuần hoàn máu rất cao.
Hà thủ ô là thảo dược quý và quen thuộc được nhiều người nhắc đến, sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh. Bên cạnh đó hà thủ ô còn dùng để ngâm rượu để bồi bổ cơ thể, giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh và giúp làm chậm lão hóa, trẻ hóa làn da cho chị em.
Sâm đương quy là một trong những dược liệu quý hiếm sở hữu nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Ngoài việc sắc uống thì sâm đương quy còn có thể ngâm rượu. Sử dụng rượu ngâm sâm đương quy mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, bổ huyết, trẻ lâu …
Người ta đã sử dụng củ gừng trong nhiều thế kỷ qua để chữa nhiều bệnh như đau bụng, làm đẹp da, giữ dáng… Bên cạnh đó, việc ngâm rượu gừng còn mang tới cho người dùng rất nhiều công dụng khác về sức khỏe cho phái nữ.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Sơn móng tay là thói quen làm đẹp phổ biến của chị em phụ nữ và vì vậy tẩy sơn móng tay cũng trở thành một trong những việc không thể thiếu trong quy trình này. Ngoài acetone, sử dụng các nguyên liệu quen thuộc có sẵn trong nhà cũng là cách tẩy sơn móng tay an toàn và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để “chữa cháy” trong những trường hợp cần thiết.
Chắc hẳn chúng ta ai ai cũng đều mong muốn sở hữu làn da mịn màng, sạch sẽ, khỏe mạnh và không có chiếc lông xấu xí phải không nào ? Những chiếc lông trên da vừa thiếu thẩm mỹ vừa khiến bạn tự ti vì thế bạn thường nghĩ ngay tới chiếc dao cạo để loại bỏ chúng ngay lập tức. Nhưng đây là cách làm không tốt cho làn da của chúng ta, dùng dao cạo có thể gây tổn thương và để lại sẹo trên da. Vì thế ngày càng nhiều người sử dụng phương pháp waxing hay còn gọi wax lông với những công thức wax lông tại nhà vừa mang tới hiệu quả triệt lông tốt mà còn đảm bảo độ an toàn cho làn da của bạn đó.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Quyết định để tóc cụp có nghĩa là bạn phải dành thời gian đầu tư chăm sóc cho mái tóc của mình hơn hẳn so với những loại tóc bình thường. Chỉ cần lơ là một chút là mái tóc sẽ xơ rối, lòa xòa nhìn mất thẩm mỹ.