Người bệnh ung thư phổi ngoài việc dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Với biểu hiện ho có đờm, kèm theo rêu lưỡi trắng hoặc nhầy, nên kiêng những thực phẩm chiên, rán, tôm, cua, cá, thịt mỡ; kiêng các thức ăn cay, nóng, thực phẩm hun khói...
Dưới đây, Thuocthang.com.vn xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
1. Phổi lợn + hạt sen và bách hợp
Nếu người gầy, tức ngực, ho khan, trong đờm có những sợi máu tươi, sốt về chiều, lòng bàn tay, bàn chân nóng, môi khô, miệng khát, đổ mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ… Dùng bài: hạt sen 30g, bách hợp 30g, phổi lợn 200g, gia vị vừa đủ. Phổi lợn rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng hạt sen và bách hợp, hầm mềm, nêm gia vị vừa đủ. Chia ăn vài lần trong ngày.
2. Thịt vịt và đông trùng hạ thảo
Nếu tức ngực khó thở, ho có đờm dính máu sắc không tươi, đổ mồ hôi, ngại nói, môi tím, mặt nặng, chân phù, hồi hộp, đánh trống ngực, đại tiện lỏng.
Dùng bài: thịt vịt 1 con, đông trùng hạ thảo 20g, tỏi vỏ tím 15g, gừng tươi 10g, gia vị vừa đủ. Thịt vịt làm sạch, chặt miếng ướp với gia vị, gừng, tỏi 20 phút rồi đem hầm cùng đông trùng hạ thảo cho mềm. Ăn nóng.
Đông trùng hạ thảo nấu vịt là món ăn tốt cho người ung thư phổi. Đông trùng hạ thảo có tác dụng ích khí bổ âm, bổ ích phế, gan, thận.
3. Cháo phổi lợn
Nếu ho nhiều, khó thở, ngại nói, đờm trắng dễ khạc, sắc mặt nhợt, sợ gió, ăn uống kém, bụng sườn đầy tức, đại tiện lỏng…
Dùng bài: phổi lợn 100g, ý dĩ 50g, táo tầu 10g, gạo 100g. Nấu chung thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.
4. Sa sâm ngọc trúc nấu với thịt vịt
Nguyên liệu: Sa sâm 30g, ngọc trúc 30g, nửa con vịt hoặc một con, muối ăn, hành, gừng, mỗi thứ một ít.
Cách nấu: Vịt làm sạch, mổ lấy đồ lòng ra; sa sâm, ngọc trúc rửa sạch, bỏ chung vào nồi nấu với vịt, thêm nước lã, muối ăn, hành, gừng vừa phải đun lửa liu riu trên một giờ cho đến khi vịt chín.
5. Nước xuyên bối và ngọc trúc
Nguyên liệu: Xuyên bối từ 9g , ngọc trúc 15g, đường phèn 25g.
Cách nấu: Để xuyên bối, ngọc trúc, đường phèn vào nồi đất, đổ thêm nước sạch vào nấu cho sôi lên. Để ấm uống mỗi ngày 2 lần, uống lâu sẽ có hiệu nghiệm.
6. Canh thịt nạc
Nguyên liệu: Bạch cập 30g, ý dĩ nhân 20g, thiên hoa phấn 16g, bạch anh 18g, ngư tinh thảo 30g.
Cách nấu: Cho dược liệu cùng 3 bát nước, ninh kỹ chắt lấy nước, thịt nạc 100g thái miếng cho vào nấu cùng với nước thuốc rồi ăn như canh.
7. Lươn hấp với hoài son, bách hợp
Nguyên liệu: Lươn từ một tới hai con (khoảng 250g), hoài sơn dược 30g, bách hợp 30g, muối ăn, bột ngọt, chút ít hành gừng.
Cách nấu: Mổ bụng lươn lấy ruột ra, rửa sạch, cắt thành khúc dài, bỏ vào tô cùng với bách hợp, hành, gừng, đặt tô vào nồi chưng cho chín. Trước khi ăn có thể thêm bột ngọt. Ăn tuỳ thích.
8. Cá lóc hầm hồng táo
Nguyên liệu: 1 con cá lóc, hồng táo 3 quả, gừng sống 2 miếng.
Cách nấu: Mổ bụng cá tươi lấy ruột, rửa sạch, để vào nồi đất, đổ thêm 7 chén nước vào, bỏ hồng táo và gừng sống vào nồi, nấu với lửa liu riu, còn khoảng 2 chén nước bắc nồi xuống. Ăn sáng và chiều, một tuần ăn 3 lần.
9. Cá trích nấu củ cải
Nguyên liệu: Cá trích sống 1 con (nặng 300g) củ cải 200g, muối ăn, bột ngọt, hành, gừng, mỗi thứ một chút.
Cách nấu: Mổ bụng cá, lấy hết đồ lòng, để nguyên vảy, củ cải gọt vỏ, cắt thành cục, bỏ chung vào nồi, thêm muối, hành, gừng, nước nấu chung, lửa riu riu, nấu chín, thêm chút bột ngọt vào là ăn được.
Ngoài những món ăn bổ dưỡng trên, bạn có thể tìm hiểu và tham khảo thêm những món ăn khác từ những bệnh nhân đã chữa khỏi ung thư phổi.
Mrs Ngọc Nguyễn
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…