11 Cách Chữa Bệnh Chàm Tại Nhà Theo Phương Pháp Dân Gian

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC
Áp dụng các cách chữa bệnh chàm da tại nhà để cải thiện triệu chứng của bệnh là phương pháp rất đơn giản và mang lại hiệu quả tích cực. Bên cạnh đó, việc dùng các loại dược liệu thiên nhiên dễ kiếm để điều trị bệnh thường rất an toàn đối với sức khỏe, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí nên được nhiều người ưu tiên áp dụng.
11 Cách Chữa Bệnh Chàm Tại Nhà Theo Phương Pháp Dân Gian11 Cách Chữa Bệnh Chàm Tại Nhà Theo Phương Pháp Dân Gian

Dưới đây là những cách chữa bệnh chàm tại nhà rất đơn giản và hiệu quả được | thuocthang.com.vn tổng hợp được, bạn có thể tham khảo.

BỆNH CHÀM LÀ GÌ?

Chàm (Eczema) là một hiện tượng rối loạn da mãn tính khá phổ biến. Theo thống kê hiện tượng chàm xuất hiện ở 34 triệu người Mỹ. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh cho tới người lớn. Tuy nhiên, nó thường xảy ra ở trẻ sơ sinh nhiều hơn là người lớn.

Một số triệu chứng và dấu hiệu của bệnh này có thể bao gồm: ngứa liên tục, loét da và đóng vảy, nứt, phồng, rộp, bong, sưng, đỏ và khô da. Các vết chàm có thể làm ảnh hưởng tới các vùng da khác như bàn tay, mắt cá chân, mặt, gáy, đầu gối và ngực.

Bệnh này thường do di truyền, tuy nhiên một số yếu tố bên ngoài cũng là nguyên nhân và điều kiện làm cho các vết chàm xuất hiện. Một số yếu tố có thể khiến da bạn xuất hiện chàm như: dị ứng, do môi trường, do đổ mồ hôi nhiều, căng thẳng về cảm xúc,... Bệnh chàm có thể là mãn tính hoặc cấp tính.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh chàm sẽ gây khó chịu cho người bệnh. Một số biện pháp điều trị tự nhiên vừa an toàn cho da vừa có thể giúp bạn thoát khỏi căn bệnh này.

NHỮNG CÁCH CHỮA BỆNH CHÀM ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Cách trị chàm theo dân gian sử dụng những nguyên liệu tự nhiên như nha đam, lá ổi, trà xanh… để kiểm soát các triệu chứng, giảm bớt cơn ngứa rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy có những cách chữa bệnh chàm theo dân gian nào phổ biến? Thực hư hiệu quả ra sao? Mời theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Chữa Bệnh Chàm Da Tại Nhà Bằng Lô Hội (Nha Đam)

 

 

Nha đam là dược liệu được tận dụng trong rất nhiều mẹo dân gian để cải thiện các các bệnh lý viêm da thường gặp. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong gel nha đam chứa rất nhiều nước, vitamin cùng nhiều khoáng chất khác có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho da. Bên cạnh đó, thành phần hợp chất acid salicylic trong dược liệu này còn có khả năng làm giảm phản ứng viêm trên da, từ đó các triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy do bệnh gây ra sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, việc sử dụng nha đam điều trị bệnh chàm còn có tác dụng cấp ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng lão hóa xảy ra. Đồng thời kích thích tái tạo collagen mới giúp da trở nên săn chắc và lành tổn thương một cách nhanh chóng. Chữa bệnh chàm bằng nha đam rất dễ thực hiện, mang lại hiệu quả tốt và an toàn đối với làn da nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng tại nhà.

Cách thực hiện:

+ Lấy 1 – 2 lá nha đam tươi đem đi gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài và rửa sạch phần mủ để tránh tình trạng da bị kích ứng.

+ Dùng thìa cạo lấy phần gel nha đam rồi cho vào máy xay nhuyễn.

+ Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ, thấm khô rồi bôi gel nha đam trực tiếp lên bề mặt da.

+ Nằm nghỉ ngơi trong khoảng 20 phút để da có thời gian hấp thu dưỡng chất, sau đó tháo ra rửa da lại với nước sạch.

+ Áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.

2. Chữa Bệnh Chàm Da Tại Nhà Bằng Giấm Táo

 

 

Giấm táo chứa nhiều dưỡng chất thực vật như: Carotenoid, flavonoid, isoflavones, và chất ức chế protease… có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và kháng nấm. Do đó, đây được cho là một trong những biện pháp tự nhiên giúp điều trị bệnh chàm eczema hiệu quả. Sau đây là 3 cách bạn có thể sử dụng giấm táo để hỗ trợ điều trị bệnh chàm:

Cách 1: Thoa trực tiếp giấm táo lên da

+ Cần pha loãng giấm táo : nước theo tỷ lệ 1:3 để tránh bị ích ứng da do tính acid của giấm táo khá mạnh.

+ Sau đó dùng một miếng bông, thấm vào dung dịch và thoa đều lên vùng da bị chàm.

+ Thực hiện việc này 1 – 2 lần/ngày sẽ cho hiệu quả rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn.

Cách 2: Ngâm hoặc tắm dung dịch giấm táo

Phương pháp này thường được sử dụng với những người bị chàm nặng hoặc vết chàm lan nhiều trên cơ thể.

+ Thêm 2 cốc giấm táo vào bồn nước ấm (không nóng).

+ Ngâm trong 15 đến 20 phút và sau đó rửa sạch với nước mát, lau khô bằng khăn mềm.

+ Sau đó, sử dụng một loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, không mùi hương.

Cách 3: Uống giấm táo

+ Bạn hãy lấy một cốc nước nóng, cho thêm khoảng 1 thìa canh giấm táo và 1 muỗng canh mật ong, sau đó khuấy đều.

+ Uống dung dịch này thường xuyên 3 lần/ngày, khoảng 30 phút trước bữa ăn sẽ tốt cho việc điều trị bệnh. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng phương pháp này vì nguy cơ gây hại cho dạ dày.

Cách 4: Đắp dung dịch giấm táo

+ Bạn cần một miếng gạc, khăn giấy hoặc vải cotton sạch. Trộn dung dịch bao gồm 1 cốc nước ấm và 1 muỗng canh giấm táo.

+ Cho vải thấm ướt dung dịch và đắp lên các khu vực bị chàm. Sau đó bọc băng vào một miếng vải khô hoặc bọc nhựa, cần duy trì trong ít nhất 3 giờ hoặc giữ nó qua đêm.

3. Chữa Bệnh Chàm Da Tại Nhà Bằng Nghệ Vàng

 

 

Trong nghệ vàng có chứa hàm lượng curcumin rất dồi dào, đây là thành phần chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ nên rất phù hợp sử dụng để cải thiện các bệnh lý ngoài da. Sử dụng nghệ vàng chữa bệnh chàm là mẹo dân gian rất đơn giản và mang lại hiệu quả tốt. Nghệ vàng sẽ có tác dụng giúp người bệnh kiểm soát được triệu chứng của bệnh, làm giảm các mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da để cảm thấy dễ chịu hơn. Cách sử dụng nghệ vàng để chữa bệnh chàm rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Cách thực hiện:

+ Chuẩn bị củ nghệ tươi, tự điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp với diện tích vùng da bị tổn thương.

+ Củ nghệ tươi đem đi rửa sạch đất cát bám bên ngoài, dùng dao gọt bỏ phần vỏ rồi cho vào cối giã nát.

+ Sử dụng dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ để vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, dùng khăn sạch thấm khô nước.

+ Vắt lấy phần nước cốt nghệ thu được thoa đều lên vùng da cần điều trị, nên áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/ngày.

+ Kiên trì thực hiện phương pháp điều trị bệnh chàm bằng nghệ cho đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt thì ngừng lại.

4. Chữa Chàm Da Tại Nhà Bằng Cách Thoa Dầu Dừa

 

 

Dầu dừa là nguyên liệu được chiết xuất từ cơm dừa tươi nên rất an toàn đối với làn da và sức khỏe. Sử dụng dầu dừa để chữa bệnh chàm là phương pháp mang lại hiệu quả rất tích cực, người bệnh hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà. Da khô và bong tróc là triệu chứng điển hình của căn bệnh này, vì vậy dưỡng ẩm là việc làm rất cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh.

Thành phần hoạt chất trong dầu dừa rất đa dạng, chúng có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh chàm như acid béo bão hòa, vitamin E, acid lauric, enzym  antimicrobial,… Những chất này đều có khả năng kháng khuẩn rất tốt, giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Đồng thời, vitamin và chất chống oxy hóa trong dầu dừa còn có tác dụng thúc đẩy tái tạo lại các tế bào da mới và hỗ trợ làm lành tổn thương trên da.

Cách thực hiện:

+ Sau khi tắm hoặc vệ sinh da sạch sẽ thì dùng khăn bông thấm khô nước.

+ Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ cho ra lòng bàn tay, tiến hành thoa đều lên những vùng da bị tổn thương do chàm gây ra.

+ Thực hiện massage nhẹ nhàng để thành phần hoạt chất trong dầu dừa có thể nhanh chóng thẩm thấu vào bên trong lớp biểu bì da.

+ Để yên như vậy trong khoảng 20 phút sau đó vệ sinh da sạch sẽ lại với nước ấm.

+ Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để nhanh chóng thấy được hiệu quả mang lại.

+ Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung dầu dừa trong chế biến món ăn hàng ngày để sử dụng để hỗ trợ điều trị từ bên trong.

Chú ý: Khi thực hiện bôi dầu dừa lên da để điều trị chàm bạn chỉ nên bôi một lớp dầu dừa mỏng và vệ sinh sạch sẽ sau đó. Tránh tình trạng dầu dừa còn tồn tại trên da dẫn đến bí tắc lỗ chân lông và gây ra các bệnh lý về da liễu khác như viêm nang lông.

5. Cách Chữa Bệnh Chàm Tại Nhà Bằng Lá Ổi

 

 

Lá ổi là dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong Đông y để cải thiện các bệnh lý về da liễu. Với đặc tính kháng viêm và tiêu độc, khi sử dụng dược liệu này để chữa bệnh sẽ có tác dụng đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu ngay trên bề mặt da do bệnh lý nhiễm khuẩn hoặc viêm da gây ra. Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, một số thành phần hoạt chất trong lá ổi còn có khả năng chống oxy hóa rất tốt, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho da, bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn và ngừa nguy cơ nhiễm trùng như tanin, vitamin K, acid maslinic, alpha limonene,…

Cách làm:

+ Lấy 1 nắm lá ổi rửa thật sạch, xay nhuyễn.

+ Bỏ vào nồi rồi nấu cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút cho tinh chất của lá ổi tan ra trong nước.

+ Đợi nước nguội bớt rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị chàm. Có thể kết hợp lấy xác lá ổi chà lên da để tăng thêm công dụng.

+ Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh.

6. Đắp Dưa Leo Cấp Ẩm Cho Da Và Dịu Cơn Ngứa

 

 

Dùng dưa leo để điều trị bệnh chàm cũng là phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt, công dụng chữa bệnh mang lại cũng tương tự như dầu dừa. Đây là dược liệu tính mát, chứa nhiều nước và vitamin tác dụng tốt đối với làn da. Các thành phần này sau khi thẩm thấu qua biểu bì sẽ có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và mát da. Bên cạnh đó, dưa leo còn có khả năng kháng viêm rất tốt, giúp cải thiện triệu chứng khô ngứa của bệnh một cách đáng kể.

Nếu trong vườn nhà có trồng dưa leo, bạn hãy hái lấy chúng sử dụng để chữa bệnh. Dưa leo tươi mới hái sẽ chứa nhiều thành phần dưỡng chất hơn, giúp mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt hơn. Nếu không có bạn cũng có thể mua trực tiếp tại các quầy rau xanh ở chợ, tuy nhiên hiệu quả mang lại sẽ thấp hơn.

Cách thực hiện:

+ Dưa leo sau khi mua về đem đi rửa sạch sẽ, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để loại diệt khuẩn và loại bỏ hoàn toàn hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật còn bám quanh.

+ Vớt dưa leo ra, rửa sạch với nước một lần nước rồi để cho ráo, dùng dao thái thành từng lát mỏng rồi để vào trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút.

+ Vệ sinh sạch sẽ vùng da thật sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, lau khô nước bằng khăn mềm và sạch.

+ Lấy dưa leo để trong tủ lạnh ra đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh chàm, có thể dùng gạc y tế cố định lại để thuận tiện hơn trong việc di chuyển.

+ Để yên như vậy trong khoảng 15 phút thì tháo ra rửa sạch lại với nước, áp dụng cách này đều đặn từ 3 – 4 lần/ngày để mang lại hiệu quả chữa bệnh.

7. Cách Điều Trị Chàm Bằng Muối Hạt

 

 

Muối được sử dụng để điều trị bệnh chàm là muối hạt. Tinh chất của nguyên liệu này có khả năng kháng viêm và vệ sinh da khá tốt. Ngoài ra hàm lượng khoáng chất trong muối có thể tăng cường dưỡng chất và làm ẩm da. Tham khảo thêm bài viết: Chăm sóc răng miệng bằng muối.

Cách làm:

+ Cho muối hạt vào chảo nóng đảo cho vàng và giòn đều, chú ý không để muối cháy sẽ làm mất tác dụng.

+ Đợi cho muối nguội bớt.

+ Vệ sinh da bằng nước ấm, khi da còn ẩm thì rắc nhẹ phần muối đã được rang và làm nguội rồi chà xát nhẹ nhàng.

+ Áp dụng hàng ngày sẽ thấy các dấu hiệu bệnh được cải thiện.

8. Cách Chữa Bệnh Chàm Tại Nhà Bằng Chè (trà) xanh

 

 

Trong lá chè xanh chứa một số hoạt chất có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây ra bệnh chàm như phenol, flavonol, tanin,… Ngoài ra, chúng còn có khả năng làm sạch, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ làn da khỏi các gốc tự do gây hại bên trong cơ thể. Từ đó các triệu chứng của bệnh chàm cấp tính như đau nhức, ngứa ngáy sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thay thế lá ổi bằng lá khế.

Cách làm:

+ Rửa sạch lá chè xanh, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để sát khuẩn.

+ Sau đó vớt lá chè để cho ráo nước, cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước.

+ Khi nước sôi bùng lên thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 20 phút nữa thì tắt bếp.

+ Đổ nước sau khi đun ra chậu, pha cùng với một ít nước lạnh cho nguội bớt thì sử dụng để ngâm rửa vùng da bị tổn thương, tận dụng phần bã chè để đắp trực tiếp lên da.

+ Sau khoảng 20 phút thì vệ sinh da sạch sẽ lại với nước rồi dùng khăn thấm khô nước. Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt.

9. Cách Chữa Bệnh Chàm Bằng Chuối Xanh

 

 

Chuối xanh cũng là nguyên liệu có khả năng điều trị bệnh chàm tại nhà rất tốt mà người bệnh có thể tận dụng. Trong cả phần thịt và vỏ của chuối xanh đều chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng điều trị bệnh như tanin, polyphenol, carotenoid,…

Ngoài ra, trong nhựa chuối xanh còn chứa rất nhiều khoáng chất có khả năng tăng cường sức đề kháng cho da, thúc đẩy làm lành tổn thương do bệnh gây ra như vitamin B6, vitamin C, kali,… 

Cách thực hiện:

+ Chuẩn bị 1 – 2 quả chuối tiêu xanh, tùy thuộc vào diện tích vùng da bị chàm ít hay nhiều. Nên chọn những quả còn tươi chứa nhiều nhựa để mang lại hiệu quả tốt nhất.

+ Rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. Dùng dao thái chuối xanh thành từng lát mỏng, sử dụng để đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh chàm.

+ Dùng gạc y tế băng cố định lại rồi để qua đêm, sau đó tháo ra và không cần rửa lại. Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.

Lưu ý: Cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm trước khi tiến hành điều trị bằng phương pháp này để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Tốt hơn hết bạn hãy sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ để làm sạch da.

10. Cách Chữa Bệnh Chàm Tại Nhà Bằng Khoai tây

 

 

Khoai tây là thực phẩm rất quen thuộc, chúng được sử dụng khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình, giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, nguyên liệu này còn được sử dụng trong các mẹo dân gian để điều trị một số bệnh lý ngoài da như chàm, chàm khô, viêm da cơ địa,…

Cách làm:

+ Rửa sạch khoai tây và gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài. Cần lưu ý lựa chọn những củ còn tươi và không bị sâu bệnh.

+ Đem khoai tây đi hấp chín, dùng thìa nghiền nhuyễn rồi sử dụng để đắp trực tiếp lên vùng da bị chàm sau khi đã được vệ sinh sạch.

+ Dùng gạc y tế băng cố định lại để tránh làm rơi vãi khoai tây. Để yên như vậy trong khoảng 30 phút thì tháo ra rửa sạch lại với nước ấm.

+ Áp dụng phương pháp điều trị bệnh chàm này khoảng 2 lần/ngày, thực hiện đều đặn để nhanh chóng mang lại hiệu quả.

11. Dùng Lá Khế Để Chữa Chàm Da Tại Nhà

 

 

Khế là loại cây rất quen thuộc đối với chúng ta, chúng được trồng phổ biến ở những gia đình vùng nông thôn nước ta. Y học cổ truyền có lưu lại, lá khế là dược liệu có khả năng tán nhiệt và lợi tiểu, có thể sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da như chàm, viêm da dị ứng, mề đay mẩn ngứa. Y học hiện đại cũng đã tìm thấy, trong lá khế có chứa một số hoạt chất có khả năng sát trùng, kháng viêm và làm lành tổn thương trên da rất tốt như salmonella typhus, mircobial bacillus cereus, acid oxalic, vitamin,… Dưới đây là hai cách chữa bệnh chàm được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả tích cực bạn có thể tham khảo:

Cách thực hiện:

– Cách 1: Tắm nước lá khế

Hái lấy một nắm lá khế tươi đem đi rửa sạch rồi cho vào chậu ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.

Sau 15 phút vớt lá khế ra rửa sạch lại một lần nữa, sau đó cho dược liệu vào nồi đun sôi với 2 lít nước.

Đổ nước ra chậu đợi cho bớt nóng thì sử dụng để ngâm rửa vùng da bị bệnh chàm, phần bã lá khế đem đắp trực tiếp lên da.

Sau 20 phút thì vệ sinh da sạch sẽ lại với nước, áp dụng cách này đều đặn khoảng 2 lần/ngày.

Kiên trì áp dụng cách này trong khoảng 2 – 3 tuần sẽ thấy triệu chứng của bệnh dần được cải thiện theo hướng tích cực.

– Cách 2: Uống nước lá khế

Lấy 1 nắm lá khế tươi không bị sâu bệnh đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước rồi vớt ra để ráo.

Vò nát lá khế, cho vào nồi cùng với 1 lít nước rồi bắc lên bếp đun sôi.

Đun trong khoảng 10 phút để thành phần hoạt chất trong lá khế hòa tan vào nước thì tắt bếp.

Lọc lấy nước và bỏ phần bã, sử dụng phần nước thu được sử dụng để uống hết trong ngày.

Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tốt

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÀM

Ngoài tiến hành theo những bước được chúng tôi hướng dẫn, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một vài điều như sau: 

Vệ sinh da thường xuyên, không được gãi có thể làm da bị trầy xước và nhiễm khuẩn. 

Tăng cường uống nước để hỗ trợ quá trình trao đổi chất và duy trì độ ẩm tự nhiên. Có thể xen kẽ dùng thêm nước ép, nước trái cây để bổ sung thêm dưỡng chất. 

Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó hạn chế đồ ăn cay nóng, hải sản… các loại thực phẩm có thể gây kích ứng da. 

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức đề kháng, giúp tinh thần luôn thoải mái. 

Trên đây là những cách trị bệnh chàm theo dân gian phổ biến nhất. Việc sử dụng các nguyên liệu khá đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Bởi các phương pháp này chỉ giúp làm giảm bớt phần nào triệu chứng, chứ không điều trị bệnh tận gốc. Ngoài ra, Thuocthang.com.vn khuyên bạn khi áp dụng cần chú trọng yếu tố vệ sinh, nguồn nguyên liệu đảm bảo để phòng tránh nhiễm trùng da, bội nhiễm khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn. 

Nếu những triệu chứng của bệnh chàm nghiêm trọng hơn, hoặc đã thử áp dụng những cách trên nhưng không có chuyển biến, bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. 

Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Bệnh vảy phấn hồng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Dù không phải là bệnh truyền nhiễm tuy nhiên vảy phấn hồng có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gặp khó khăn trong sinh hoạt đời thường. Vậy, vảy phấn hồng là bệnh gì ? Nguyên nhân gây bệnh và điều trị thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé !
Bệnh vảy phấn hồng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Dù không phải là bệnh truyền nhiễm tuy nhiên vảy phấn hồng có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gặp khó khăn trong sinh hoạt đời thường. Vậy, vảy phấn hồng là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và điều trị thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé !
Xơ cứng bì là tình trạng bệnh lý khá hiếm gặp, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi đã phát hiện mắc bệnh thì cần có những hiểu biết đúng đắn để giúp điều trị, phòng ngừa, ngăn chặn bệnh tiến triển và tái phát. Vậy bệnh xơ cứng bì là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Xơ cứng bì là tình trạng bệnh lý khá hiếm gặp, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi đã phát hiện mắc bệnh thì cần có những hiểu biết đúng đắn để giúp điều trị, phòng ngừa, ngăn chặn bệnh tiến triển và tái phát. Vậy bệnh xơ cứng bì là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào ? Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé !
Hội chứng Bloch-Sulzberger là một loại hội chứng di truyền có ảnh hưởng nghiêm trọng đến da, tóc, răng và hệ thống thần kinh trung ương. Đặc trưng của tình trạng này gây nên những nốt phồng rộp ở thân và chân tay ngay sau khi sinh. Sau một thời gian những vết phồng này sẽ lành lại song chúng để lại các vết tăng sắc tố da.
Hội chứng Bloch-Sulzberger là một loại hội chứng di truyền có ảnh hưởng nghiêm trọng đến da, tóc, răng và hệ thống thần kinh trung ương. Đặc trưng của tình trạng này gây nên những nốt phồng rộp ở thân và chân tay ngay sau khi sinh. Sau một thời gian những vết phồng này sẽ lành lại song chúng để lại các vết tăng sắc tố da.
Phù mạch di truyền ( hay còn gọi mề đay phù mạch ) là một rối loạn di truyền hiếm gặp có thể gây phù đột ngột, nhanh và ở nhiều vị trí của cơ thể (mặt, tay, chân, bộ phận sinh dục,… có lúc phù hầu họng, đau bụng do phù mạch ở thành ruột,…).
Phù mạch di truyền ( hay còn gọi mề đay phù mạch ) là một rối loạn di truyền hiếm gặp có thể gây phù đột ngột, nhanh và ở nhiều vị trí của cơ thể (mặt, tay, chân, bộ phận sinh dục,… có lúc phù hầu họng, đau bụng do phù mạch ở thành ruột,…).
Nám da, tàn nhang hay đồi mồi đều là những yếu tố làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của chị em trầm trọng, các tình trạng này xuất hiện là do các bệnh lý liên quan đến việc tăng hắc sắc tố Melanin trên da. Để loại bỏ được những yếu tố “cứng đầu” này, chị em cần phải biết cách phân biệt nám tàn nhang đồi mồi từ đó mới có cách điều trị phù hợp! Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu cách phân biệt nám tàn nhang đồi mồi qua bài viết dưới đây nhé!
Nám da, tàn nhang hay đồi mồi đều là những yếu tố làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của chị em trầm trọng, các tình trạng này xuất hiện là do các bệnh lý liên quan đến việc tăng hắc sắc tố Melanin trên da. Để loại bỏ được những yếu tố “cứng đầu” này, chị em cần phải biết cách phân biệt nám tàn nhang đồi mồi từ đó mới có cách điều trị phù hợp! Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu cách phân biệt nám tàn nhang đồi mồi qua bài viết dưới đây nhé!
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.

19/05/2018

"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."

19/05/2018

Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...

19/05/2018

Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.

19/05/2018

Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.

Xem nhiều

Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.

Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.

Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới. 

Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!

Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.