Ngải cứu thường mọc hoang ở những vùng quê Việt Nam, ngày nay có nhiều hộ gia đình trồng ngải cứu để ăn, và dùng để chế biến nhiều món ăn quen thuộc. Trong Đông y, ngải cứu có tính ôn, vị cay, là loại cây dược liệu rất tốt với sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm, rối loạn kinh huyệt, lưu thông máu lên não và nhiều công dụng khác. Ngoài ra, trong lá ngải cứu cũng có các chất trị mụn, làm đẹp da hiệu quả. Ngải diệp phơi khô, tán bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, Đông y thường dùng ngải nhung làm thuốc châm cứu.
Những tác dụng của cây ngải cứu luôn vô cùng rộng rãi, theo như sách y học cổ truyền thì đây là một cây thuốc nam rất thân thiện với sức khỏe, nó giúp chữa các bệnh như:
1. Ngải Cứu Hỗ Trợ Điều Trị Đau Bụng Kinh, Rối Loạn Kinh Nguyệt:
Ngải cứu có tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết và trị chứng kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, thống kinh. Tác dụng của cây ngải cứu giảm các cơn đau gây nên cơn đau bụng khi hành kinh do: Khí huyết ứ trệ, máu không lưu thông gây chèn ép lên các bộ phận khác trong cơ thể dẫn đến những cơn đau bụng khó chịu diễn ra trước, trong và sau kinh nguyệt. Tác dụng lưu thông khí huyết của ngải diệp giúp kinh nguyệt ổn định.
Theo dược sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Hội Dược liệu Tp. HCM, có những cách chữa đau bụng kinh như massage, chườm đá nóng hay lăn bình nước ấm qua bụng.
Ngoài ra bạn có thể dùng một nắm lá ngải cứu cùng muối hạt, hơ nóng chườm trên bụng cũng có tác dụng tốt xoa dịu cơn đau.
Bài thuốc điều kinh từ ngải cứu:
Một tuần trước chu trình kinh nguyệt, sử dụng ngải theo bài thuốc sau:
- Với đau bụng kinh: Mỗi ngày lấy khoảng 6-12g lá ngải sắc đặc với nước, hoặc nếu bạn không thể uống được như vậy có thể hãm với nước sôi để uống như trà. Nước ngải chia làm 3 lần uống trong ngày, và uống mỗi ngày.
- Với kinh nguyệt không đều: đến ngày bắt đầu chu kỳ kinh và trong suốt những ngày đang có kinh uống trà ngải cứu theo công thức sau:
Lá ngải cứu khô 10g, thêm vào 200 ml nước và sắc tới khi còn 100 ml, có thể thêm chút đường để uống. Uống 2 lần/ngày.
Ngoài ra còn có thể nấu Canh ngải cứu với thịt nạc: Thịt nạc băm nhỏ, ướp gia vị, xào qua, nêm nước, đun sôi rồi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi đều, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng. Dùng chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...).
2. Giúp An Thai:
Trên thực tế hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một kết luận nào cho rằng ăn lá ngải cứu sẽ gây sảy thai, đặc biệt là 3 tháng đầu. Tuy nhiên trong vòng 3 tháng đầu thì sản phụ không nên quá lạm dụng ngải diệp bởi có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai. Nếu bà bầu có ý định ăn rau ngải diệp, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Trong thời kỳ mang thai, nếu bà bầu ăn ngải cứu với tần suất phù hợp, từ 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé. Ngải diệp có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.
Thai phụ đang trong quá trình thai nghén nếu thấy xuất hiện triệu chứng đau bụng, ra máu:
+ Lấy 16gam lá ngải cứu tươi
+ Lấy 16gam lá tía tô
+ Đem sắc cùng với khoảng 600ml nước, đến khi cô lại còn 1 bát nước nhỏ
+ Uống 3-4 lần 1 ngày.
Nước ngải cứu sắc theo cách này có tác dụng an thai mà vẫn an toàn với em bé, nên bạn có thể an tâm sử dụng.
3. Ngải Cứu Điều Trị Hệ Tiêu Hóa
Các nhà khoa học đã tìm thấy trong ngải diệp có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Vì vậy, cây ngải cứu có công dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra. Ngoài ra, ngải cứu còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm bớt đau bụng, đầy hơi, tăng cường sự thèm ăn.
Trong ngải diệp còn chứa chất chamazulene – một chất chống viêm tự nhiên hoạt động như thuốc nhuận tràng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Ngải diệp là phương pháp tự nhiên để chống giun sán, giun kim và giun tròn.
Lưu ý: Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
4. Giảm Chứng Chuột Gút
Ngâm chân bằng lá ngải cứu không chỉ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu nhanh chóng mà còn có lợi ích lớn trong việc giảm chứng co thắt cơ bắp. Nếu ngâm chân xong tiếp tục mát xa xoa bóp thì hiệu quả càng tuyệt vời hơn.
Cách làm: Dùng một ít lá ngải cứu tươi hoặc lá đã phơi khô cho vào nồi. Đun nước sôi lên rồi đổ ra chậu. Chờ nước nguội đủ độ phù hợp thì cho chân vào ngâm. Trong khi ngâm, mồ hôi có thể ra nhẹ lấm tấm. Không nên để nước quá nóng khiến mồ hôi ra quá nhiều.
Ngâm chân xong cũng nên uống một chút nước ấm để làm nóng cơ thể từ trong ra ngoài. Trong thời gian chữa bệnh thì không tiếp tục ăn những thực phẩm có tính hàn lạnh, nghỉ ngơi hợp lý. Mỗi liệu trình ngâm chân tối thiểu phải 2-3 ngày để những chứng vệnh về viêm sưng tấy đỏ đau có đủ thời gian hồi phục.
Những người bị bệnh quá lạnh hoặc quá dư thừa độ ẩm ở mức nặng, nên kết hợp ngâm chân với việc uống nước gừng táo gai hàng ngày để tăng cường hiệu quả, chữa bệnh nhanh chóng hơn.
Lưu ý:
Thời gian ngâm chân không nên quá dài, tốt nhất là 15 - 30 phút. Khi ngâm chân, máu sẽ chảy về chân nhiều hơn, vì thế có thể bị thiếu máu não, gây chóng mặt, nhức đầu. Người thiếu máu nên cẩn thận đề phòng bằng cách thử từng ít một trước khi tiến hành liệu trình ngâm.
Ngâm chân ngải cứu có hiệu quả tốt, nhưng không phải thích hợp với tất cả mọi người. Phụ nữ bị hành kinh nhiều thì không ngâm trong kỳ kinh nguyệt. Bệnh nhân tiểu đường hoặc người ngâm xong bị sốt thì không nên áp dụng cách này.
5. Phòng Chống Lạnh, Loại Bỏ Chứng Dư Âm
Có nhiều người có thể trạng hư hàn, thân nhiệt thấp, lúc nào cũng cảm thấy lạnh. Một nhóm người khác cơ thể dư thừa độ ẩm, hay phù thũng. Theo Đông y, ngải cứu có tác dụng rất mạnh trong việc loại bỏ hàn lạnh.
Dùng lá ngải cứu để ngâm chân có tác dụng cải thiện hệ tuần hoàn, lưu thông khí huyết, giúp loại bỏ lượng nước dư thừa trong cơ thể, tác động tới 20 dòng kinh mạch trên cơ thể và điều hòa âm dương trở về trạng thái cân bằng.
Khi khí huyết khỏe mạnh thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, do đó khí hàn lạnh cũng tự nó tiêu tan.
Đối với tác dụng loại bỏ hàn lạnh, kiến nghị mọi người thường xuyên ngâm chân hoặc dùng cách hơ nóng lá ngải cứu đắp vào chân để tăng cường hiệu quả.
6. Loại Trừ Bệnh Nóng Trong Người
Các triệu chứng bệnh phổ biến xảy ra trong mùa hè như loét miệng, viêm miệng, viêm tai giữa, viêm họng thường được gọi chung là do cơ thể "bốc hỏa". Trên thực tế, nguyên nhân của các triệu chứng này thường là do nhiệt trong cơ thể tăng lên quá cao mà bạn không kịp thời "hạ hỏa".
Một bí quyết rất đơn giản trong tình huống này là bạn hãy dùng một nắm nhỏ lá ngải cứu, đun sôi cùng với nước rồi để ấm và ngâm chân cho đến khi toàn thân ra mồ hôi là có thể giải quyết tình hình.
Sau khi ngâm chân, bạn nên uống một chút nước ấm, liên tục ngâm trong 2-3 ngày, đồng thời ăn thêm một số thực phẩm có tính mát, nghỉ ngơi hợp lý là các chứng bệnh do nhiệt này sẽ có thể được loại trừ.
7. Tăng Cường Hệ Thống Miễn Dịch
Theo Đông y, ngải diệp có tính hàn, vị cay, đặc tính có lợi cho việc tăng cường hệ miễn dịch. Ăn ngải diệp giúp bạn loại bỏ các độc tố trong cơ thể, chống sốt và nhiễm trùng. Ngoài ra, ngải diệp kết hợp với bạc hà có thể điều trị cúm, sốt và ngộ độc thực phẩm. Các đặc tính khử trùng của ngải diệp giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn trong dạ dày.
Ngải cứu có chứa absinthin – Chất được coi là một loại thuốc giảm đau có chất gây mê có ảnh hưởng đến não để thúc đẩy sự thư giãn và loại bỏ căng thẳng, lo lắng. Nếu sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ có lợi trong việc điều trị chứng đau nửa đầu và điều tiết khí.
8. Chữa Đau Xương Khớp
Theo Đông y, cây lá ngải chứa nhiều tinh dầu và các chất kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng giảm đau hiệu quả. Ngải cứu còn chứa rất nhiều cineol, chất kháng khuẩn tự nhiên và thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol… giúp làm giảm các cơn đau thần kinh.
Theo y học hiện đại, ngải diệp chứa nhiều chất tamin có tác dụng giảm đau, giãn cơ, tăng cường sự đàn hồi của dây chằng giúp khớp xương vận động linh hoạt. Sử dụng ngải diệp hỗ trợ điều trị các bệnh như:
- Đau nhức xương khớp
- Gai cột sống
- Đau lưng
- Đau vai gáy
- Đau khớp gối…
Ngoài ra, ngải diệp còn có tác dụng kích thích, tăng cường cơ bắp và sức đề kháng cho cơ thể bởi trong ngải cứu có chứa các thành phần thujone, tanacetone, azulene và cadinene. Uống trà ngải cứu thường xuyên có tác dụng lưu thông mạch, giảm viêm sưng, chống lại được nhiều bệnh tật.
Món ăn Cháo ngải cứu: Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Lá ngải cứu thái nhỏ, nấu lấy nước rồi cho gạo tẻ vào nhinh nhừ thành cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày giúp hỗ trợ giảm đau thấp khớp.
9. Ngải Cứu Có Tác Dụng Trị Mụn Nhọt, Làm Đẹp Da
Những loại dầu chiết xuất từ ngải cứu, tinh dầu ngải cứu, được coi như một chất chống viêm, một loại dầu sử dụng khi cơ bắp đau. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ trong việc chữa lành vết thương, vết bầm tím, vết cắt, bong gân, viêm loét và côn trùng cắn. Ngải diệp có chứa chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ da khỏi nguy cơ bị lão hóa, phá vỡ các mô sẹo. Do đó tinh dầu ngải cứu không chỉ trị sẹo mụn trứng cá hiệu quả mà còn hỗ trợ điều trị của sẹo lồi.
Ngải cứu có tác dụng làm đẹp với mọi làn da: Nó làm mềm và giữ ẩm cho da khô rất tốt. Với những chị em có làn da nhờn, ngải cứu lại có tác dụng phân giải chất béo, loại trừ những cặn bã bám trên da, nên nó là chất làm sạch da rất tốt.
Trong ngải cứu có tanin – là chất có tác dụng giúp ngăn ngừa các vết chàm, mụn nước nhỏ và một số chứng bệnh viêm da khác. Mặt khác, ngải diệp còn chứa một số hoạt chất giúp xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân. Nhờ vậy, quá trình trao đổi chất cơ thể được cải thiện, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương mau lành và nhanh lên da non.
Cách dùng:
Đắp mặt nạ ngải cứu
Bạn lấy lá ngải cứu, rửa sạch rồi giã (xay) nhuyễn, đắp lên da khoảng 20 phút. Mặt nạ ngải cứu có tác dụng kích thích lưu thông, tuần hoàn máu, thấm hút sạch các chất nhờn từ da và giúp làn da có thêm độ ẩm mới, tái tạo bề mặt da. Bạn nên đắp mặt nạ 1 – 2 lần/tuần để có hiệu quả tốt. Với những người bị mụn trứng cá, đắp mặt nạ ngải diệp sẽ mau hết mụn, da mịn màng.
Rửa mặt bằng nước ngải cứu
Dùng lá ngải cứu đun sôi kỹ cho nhừ. Sau đó, bạn lấy vải mỏng lọc lấy nước, để vào lọ, cho vào tủ lạnh dùng dần. Có thể dùng để rửa mặt mỗi sáng hoặc vào buổi tối. Sau khi rửa mặt, bạn dùng khăn thấm nước ngải cứu đắp lên mặt. Sau vài phút khăn tự khô, gỡ khăn ra rửa lại bằng nước sạch.
Dùng ngải cứu trị sẹo và vết thâm
Các mụn trứng cá khi vỡ thường để lại sẹo và vết thâm. Bạn có thể lấy một ít tinh dầu ngải cứu, sau đó thêm dầu oliu trộn theo tỷ lệ 1:2. Trước khi đi ngủ hãy rửa mặt thật sạch rồi bôi tinh dầu này lên vết sẹo để qua đêm. Hỗn hợp này sẽ giúp tuần hoàn máu dưới da lưu thông dễ dàng, các tế bào da nhanh chóng được tái tạo do đó sẹo mụn sẽ dần dần biến mất. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ giúp bạn xóa mờ các vết thâm sẹo hiệu quả.
10. Dùng Ngải Cứu Trị Đau Đầu, Cảm Cúm
Chữa đau đầu bằng lá ngải cứu là một trong những mẹo dân gian được sử dụng phổ biến. Bởi ngải diệp là loại thảo dược thiên nhiên dễ kiếm, có công dụng làm giảm các cơn đau đầu. Bạn có thể giã nát 300 gam ngải diệp, cho thêm mật ong khoảng 2 muỗng. Vắt lấy nước uống 2 bữa trưa và chiều, uống liên tục trong 2 tuần.
Ngoài ra, bạn có thể dùng ngải cứu để xông hơi. Lá ngải cứu kết hợp với các loại thảo mộc như lá bưởi, lá sả, đun với 1 lít nước trong khoảng 20 phút. Khi đã đun xong, bê nồi xuống và mở vung ra, bệnh nhân lấy một cái mền hoặc khăn to trùm kín người và xông hơi trong tầm từ 15 – 20 phút.
Khi xông, bạn nên giữ mền trùm kín người, tránh hơi nước lá bay ra ngoài. Ngay trong lần xông hơi đầu tiên, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm vào các loại lá như cúc tần, tía tô, lá sả, nhánh gừng, lá ổi, lá lốt, lá tre… tùy thích để tạo mùi thơm.
Hay dùng Trứng gà tráng ngải cứu: Lấy một nắm lá ngải cứu, thái nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm gia vị vừa miệng, đổ vào chảo rán chín. Món ăn này giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu.
Những Lưu ý khi dùng Ngải cứu :
Ngải cứu vốn được xem là một loại cây quý, chữa được nhiều bệnh và là một món ăn bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, không phải trong mọi trường hợp sử dụng lá ngải cứu đều có lợi, đôi khi nó có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người. Việc sử dụng quá nhiều ngải cứu có thể dẫn tới ngộ độc và nhiều tác hại khác, vì có thành phần độc tố. Khi dùng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3 - 5g khô (9 - 15g tươi) và dùng theo từng đợt, khỏi bệnh thì ngừng. Đối với những chị em cần dùng các món có ngải cứu để tẩm bổ hoặc để an thai… chỉ nên dùng 3 - 5 ngọn nhỏ (9 - 15g tươi), tránh dùng quá liều.
Tinh dầu trong ngải diệp là thành phần có độc tính cao trong ngải diệp. Dùng tinh dầu ngải diệp có thể làm cho niêm mạc da bị nóng rát, đỏ ửng. Dùng uống trong với liều khoảng 3 – 5g có tác dụng kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, khiến ăn ngon hơn. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy ngải cứu độc tố nhưng nếu sử dụng với liều lượng hợp lý sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng dùng liều cao có thể dẫn tới phản tác dụng hoặc trúng độc, biểu hiện trúng độc do ngải diệp gây ra như sau:
+ Ban đầu, miệng và họng bị kích thích nhẹ, họng người bệnh có cảm giác khô, khát.
+ Sau khi dùng khoảng nửa giờ, xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị;
+ Đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, nôn… do dạ dày, ruột bị viêm cấp tính.
+ Sau vài ngày, khi dược chất đã đi vào gan, có thể gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da; gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria)…
+ Dược chất của ngải cứu cũng có thể gây tổn hại huyết quản và thành các vi huyết quản, dẫn tới sung huyết và xuất huyết tử cung, khiến cho thai phụ bị sảy thai…
Mrs Ngọc Nguyễn
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…