Theo Đông Y, quả phật thủ còn được gọi là Phật thủ cam, Phật thủ thiến, thuộc họ cam quýt. Phật thủ có vị cay, hơi chua, tính ôn vào vào 3 kinh phế, tỳ, vị… Quả phật thủ có công dụng trung tiêu, điều hòa khí, chống nôn, thường được dùng điều trị chứng bệnh can vị không điều hòa, khí trệ, đau dạ dày, khó chịu lồng ngực, chán ăn, nôn mửa… Trong lâm sàng, các thầy thuốc Đông Y thường kết hợp phật thủ với xuyến luyện, thanh bì để chữa chứng nôn ợ, giúp dễ tiêu, điều hòa chức năng của dạ dày.
Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam.
Cây phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5 m, ra hoa kết quả quanh năm.
Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt, nấu chè giống bưởi. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Nhưng công dụng chữa đau dạ dày của phật thủ thì có thể bạn chưa từng nghe đến.
Trong Đông y, quả phật thủ được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày công hiệu, nhiều người khỏi bệnh. Dưới đây, bài viết sẽ trình bày bài thuốc chữa đau dạ dày do lương y Lương Văn Can (Bệnh viện Y học Cổ truyền TP HCM) tư vấn bằng loại quả nom lạ mắt này.
Những nghiên cứu của y học hiện đại cũng chứng minh được trong quả phật thủ có chứa tinh dầu và một chất flavonoit gọi là hesperidin – đây là chất có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh ho , và đau dạ dày.
Như vậy, công dụng chữa đau dạ dày của quả phật thủ không còn phải bàn cãi. Người bệnh có thể yên tâm dùng loại quả trên để khắc phục các triệu chứng đau dạ dày.
Để quả phật thủ phát huy được hết dược tính trị bệnh, bệnh nhân cần thực hiện bài thuốc đúng cách thì mới đem lại hiệu quả trị bệnh cao.
Dưới đây là một số cách dùng quả phật thủ chữa đau dạ dày trong dân gian.
1. Trà phật thủ
Để làm thuốc, người ta thu hái quả chín về, thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi khô dùng làm trà phật thủ, uống đều đặn mỗi bữa sáng hoặc sau mỗi bữa ăn đều giúp chữa bệnh đau dạ dày công hiệu. Để dễ uống hơn, bạn có thể thêm vào trà một ít hoa nhài để trà có vị thơm ngon.
Cách thực hiện: Dùng 15 – 20 gam Phật thủ tươi hoặc 6-10 gam phật thủ phơi khô
Cho quả phật thủ vào nước sôi, hãm trà trong khoảng 10 -15 phút.
2. Phật thủ ngâm rượu
Ngoài dùng trà phật thủ, dân gian ta thường dùng cách ngâm rượu với phật thủ để chữa bệnh đau dạ dày. Bài thuốc được thực hiện như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Phật thủ Phật tươi 100g (khô 40g)
Rượu trắng 1 lít
Cách thực hiện hiệu quả: Phật thủ khô rửa sạch, để ráo nước. Cắt phật thủ khô thành phiến, ngâm rượu từ 7-10 ngày thì dùng được.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 5-10 ml rượu giúp cải thiện các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả. Thời điểm uống tốt nhất nên cách mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.
3. Phật thủ với gạo tẻ
Dùng phật thủ với gạo tẻ sao vàng để nấu uống, cải thiện đáng kể các đơn đau dạ dày do lạnh
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Phật thủ khô 15g, gạo tẻ sao vàng 30g
Cách dùng: sắc nước uống ngày 3 lần. Dùng liên tục 3 – 5 ngày.
4. Phật thủ và bán hạ
Chỉ với bán hạ và phật thủ khô, bạn có thể tự điều chế bài thuốc chữa đau dạ dày công hiệu. Bài thuốc được thực hiện như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 6 gam phật thủ khô, 6 gam bán hạ (tìm mua bán hạ tại các hiệu thuốc Nam)
Cách thực hiện: Rửa sạch những nguyên liệu trên, sắc với 400 ml nước.Khi nước cô lại còn 250 ml, thì tắt bếp.
Cách dùng: Uống 2 lần trong ngày. Có thể cho thêm đường vào uống để tăng hương vị. Bài thuốc trên dùng để chữa chứng ho đờm cũng rất công hiệu.
Lưu ý:
Quả phật thủ chữa bệnh đau dạ dày khá tốt, được nhiều người áp dụng và khỏi bệnh. Tuy vậy, nếu ăn nhiều phật thủ sẽ bị hao tổn khí, người hư nhược kiêng dùng.
Trên đây là một số thông tin về cách chữa đau dạ dày bằng phật thủ. Người bệnh nên dùng phật thủ thường xuyên, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để đẩy nhanh tiến độ trị bệnh. Ngoài ra, những người bị ho, viêm phế quản dũng bài thuốc trên cũng rất công hiệu.
Chúc các bạn khỏe mạnh.
Mrs Ngọc Nguyễn
Bệnh đau dạ dày được coi là căn bệnh phổ biến ngày nay, gây ra những cơn đau âm ỉ, cùng với tình trạng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn. Khi mắc bệnh, người bệnh cần dùng thức ăn giảm tiết dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày và bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ rau củ quả. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý một số loại trái cây không tốt cho bệnh dạ dày.
Đối với nhiều phụ nữ, trào ngược dạ dày là một trong những dấu hiệu mang thai sớm, bắt đầu vào khoảng tháng thứ hai. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi khi gặp phải tình trạng này bởi vị đắng hoặc chua ở trong khoang miệng gây không ít khó chịu. Bài viết sau, Thuocthang.com.vn sẽ chỉ ra những nguyên nhân khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày cũng như cách cải thiện bằng những biện pháp tự nhiên.
Viêm túi thừa có thể dẫn tới tình tràng chảy máu, áp xe… và nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều này khiến cho không ít người hoang mang, lo lắng không biết bệnh xuất phát từ đâu? Cách điều trị như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây của Thuocthang.com.vn để có cái nhìn chính xác nhất nhé!
Viêm túi thừa có thể dẫn tới tình tràng chảy máu, áp xe… và nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều này khiến cho không ít người hoang mang, lo lắng không biết bệnh xuất phát từ đâu? Cách điều trị như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây của Thuocthang.com.vn để có cái nhìn chính xác nhất nhé !
Dạ dày khỏe, bạn có thể ăn bất kỳ thứ gì, nhưng nếu chúng có vấn đề, hãy biết ăn uống cẩn thận. Việc chọn sai thực phẩm có thể gây khó chịu hoặc làm cho tình trạng bệnh thêm nặng, bởi Axit nhiều trong dạ dày rất khó chịu và tạo ra cảm giác nóng rát ở dạ dày. Nhiều axit có thể gây hại niêm mạc dạ dày và thực quản.
Bệnh viêm dạ dày là một trong những bệnh lý về dạ dày chiếm tỷ lệ cao hiện nay. Đây là bệnh không quá khó chữa nhưng nếu không tìm đúng phương pháp điều trị, bệnh dễ tái phát và có thể trở thành mãn tính. Chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn tình trạng bệnh. Sau đây là những thực phẩm mà người bị bệnh viêm dạ dày cần hạn chế, tránh để bệnh trở nặng hơn
Dạ dày khỏe, bạn có thể ăn bất kỳ thứ gì, nhưng nếu chúng có vấn đề, hãy biết ăn uống cẩn thận. Việc chọn sai thực phẩm có thể gây khó chịu hoặc làm cho tình trạng bệnh thêm nặng, bởi Axit nhiều trong dạ dày rất khó chịu và tạo ra cảm giác nóng rát ở dạ dày. Nhiều axit có thể gây hại niêm mạc dạ dày và thực quản.
Bệnh viêm dạ dày là một trong những bệnh lý về dạ dày chiếm tỷ lệ cao hiện nay. Đây là bệnh không quá khó chữa nhưng nếu không tìm đúng phương pháp điều trị, bệnh dễ tái phát và có thể trở thành mãn tính. Chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn tình trạng bệnh. Sau đây là những thực phẩm mà người bị bệnh viêm dạ dày cần hạn chế, tránh để bệnh trở nặng hơn
Bệnh viêm dạ dày là một trong những bệnh lý về dạ dày chiếm tỷ lệ cao hiện nay. Đây là bệnh không quá khó chữa nhưng nếu không tìm đúng phương pháp điều trị, bệnh dễ tái phát và có thể trở thành mãn tính. Chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn tình trạng bệnh. Sau đây là những thực phẩm mà người bị bệnh viêm dạ dày cần hạn chế, tránh để bệnh trở nặng hơn
Có rất nhiều loại thuốc tây để điều trị chứng bệnh đau dạ dày, thế nhưng không phải thuốc nào cũng có thể dùng được.