Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thường xảy ra ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh lành tính nhưng những phiền toái nó gây ra cho bệnh nhân là đáng kể. Một số trường hợp mạn tính, tái phát nhiều lần gây giảm hoặc mất thị lực tiệm tiến, chất lượng thị giác suy giảm. Bệnh có triệu chứng như thế nào, và phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là gì? hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch có tên tiếng Anh là Central Serous Chorioretinopathy (CSC - được đặt tên từ năm 1971, nhưng trước đó, vào năm 1866, Von Greaf đã mô tả những trường hợp đầu tiên). Đây là bệnh xảy ra khi có thanh dịch của võng mạc nhận cảm thần kinh bị bong ra do có dịch rò rỉ từ mạng mạch qua biểu mô sắc tố võng mạc. Một số căn nguyên rò biểu mô sắc tố võng mạc khác như tân sinh mạng mạch, viêm hoặc các khối u cần được chẩn đoán phân biệt. Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch có thể được phân thành 2 biểu hiện lâm sàng khác nhau.
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch cổ điển gây ra bởi một hoặc nhiều rò rỉ cô lập rời rạc ở mức độ biểu mô sắc tố võng mạc. Bệnh này có thể xảy ra cùng với các rối loạn chức năng biểu mô sắc tố lan tỏa (ví dụ như bệnh biểu mô sắc tố võng mạc lan tỏa, bệnh hắc võng mạch mạc trung tâm thanh dịch mạn tính, biểu mô sắc tố võng mạc mất bù) và đặc trưng bởi sự tách rời võng mạc nhận cảm thần kinh nằm trên vùng teo biểu mô sắc tố võng mạc và lốm đốm sắc tố. Các bác sĩ có thể quan sát một hoặc nhiều điểm rò rỉ nhỏ trên chụp mạch máu huỳnh quang.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM THANH DỊCH
Bệnh nhân bị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch có thể do một số nguyên nhân như sau:
+ Người có nồng độ corticosteroid nội sinh cao
+ Người tăn cortisol do điều trị mắt hoặc một số bệnh hệ thống.
+ Người bị mỏng hố thị giác, phù hoàng mạn tính và tổn thương các lớp tiếp nhận ánh sáng hố thị giác
Một số nguy cơ dễ dẫn đến việc bị măc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch:
+ Đàn ông có khả năng bị bệnh này nhiều hơn phụ nữ đặc biệt là những người ở độ tuổi 30-50.
+ Việc tăng cortisol nội sinh hoặc ngoại sinh có thể khiến cho bệnh phát triển theo chiều hướng xấu, kéo dài và trầm trọng hơn. Hiện tượng tăng cortisol ngoại sinh được gây ra do đường tĩnh mạch, da,…
+ Có thể liên quan đến chủng tộc, những người da trắng, gốc Tây Ban Nha và những người châu Á có nguy có cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh này ít xuất hiện ở những người Mỹ gốc Phi.
+ Các dạn nặng hơn của bệnh này thường xảy ra với những người đến từ vùng Nam Á hoặc là những người gốc Latinh.
NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM THANH DỊCH ?
Các bạn nên chú ý nếu như gặp phải những hiện tượng như sau vì có thể bạn đã bị mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch:
+ Thị lực trung tâm bị tổn thương và tầm nhìn bị hạn chế hoặc mờ đi.
+ Có nhiều khả năng bệnh có thể làm cho mắt xuất hiện những điểm mù tại trung tâm thị lực.
+ Có thể có một biến dạng đường thẳng trong mắt bị bệnh hoặc có các vật thể xuất hiện nhỏ hơn hoặc xa hơn so với thực tế.
+ Có thể có hiện tượng nhìn vào một vật thể màu trắng bạn lại nhìn ra thành một màu khác như màu nâu hoặc màu nhạt hơn.
+ Nếu thấy một trong những hiện tượng, triệu chứng như trên bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và điều trị ngay lập tức. Điều này sẽ giúp việc chẩn đoán và điều trị trở nên dễ dàng hơn khi bệnh chưa phát triển nặng phải cấp cứu.
+ Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
NHỮNG KỸ THUẬT Y TẾ NÀO DÙNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM THANH DỊCH ?
Nếu nghi ngờ rằng bạn bị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, bác sĩ sẽ làm giãn đồng tử bằng thuốc nhỏ mắt để kiểm tra võng mạc của bạn. Để xác định rằng bạn bị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, bác sĩ sẽ chụp ảnh mắt bằng máy chụp mạch huỳnh quang và chụp cắt lớp vi tính gắn kết quang học.
Khi chụp mạch huỳnh quang, bác sĩ sẽ tiêm một loại thuốc nhuộm huỳnh quang vào tĩnh mạch ở cánh tay của bạn. Thuốc nhuộm đi khắp cơ thể, bao gồm cả đôi mắt. Bác sĩ sẽ thực hiện chụp mạch huỳnh quang khi thuốc nhuộm đi qua các mạch máu võng mạc. Khu vực bất thường sẽ được rõ lên bằng thuốc nhuộm và bác sĩ có thể biết bạn có bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch hay không.
Chụp cắt lớp vi tính gắn kết quang học là một kỹ thuật hình ảnh tạo ra một hình ảnh cắt ngang của võng mạc, giúp đo độ dày võng mạc và phát hiện sưng võng mạc.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÀO DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM THANH DỊCH ?
Hầu hết các trường hợp bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch tự nhiên tự khỏi trong một hoặc hai tháng mà không cần bất kỳ phương pháp điều trị. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ theo dõi mắt của bạn để xem liệu dịch có đang được tái hấp thu không. Nếu bị mất thị lực trầm trọng hoặc rò rỉ nghiêm trọng hoặc không đi xa được, bạn có thể được điều trị bằng điều trị bằng laser hoặc liệu pháp quang động để bịt rò rỉ và phục hồi thị lực. Hầu hết mọi người bị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch lấy lại thị lực tốt ngay cả khi không điều trị.
Tuy nhiên, thị lực có thể không được tốt như trước khi tình trạng này xuất hiện. Khoảng một nửa số bệnh nhân bị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch sẽ tái phát. Điều quan trọng là phải được bác sĩ theo dõi và khám thường xuyên, kỹ lưỡng kể từ khi tích tụ dịch lâu dài có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT THÓI QUEN CHO NGƯỜI BỊ BỆNH
- Bạn nên có kế hoạch ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh những món ăn không tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tránh nhìn nhiều vào màn hình điện thoại, máy tính
- Nên tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
ĂN UỐNG GÌ ĐỂ BỔ MẮT ?
Theo các chuyên gia nhãn khoa, việc bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho mắt là cách chăm sóc mắt hằng ngày một cách hiệu quả. Cụ thể như các thực phẩm:
+ Các loại rau có màu xanh đậm như: rau bina, cải xoăn, bông cải, rau muống,… là các loại rau giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ đôi mắt sáng và khỏe.
+ Các loại nước ép, sinh tố từ những loại trái cây có màu đỏ như: cà chua, cà rốt, dưa hấu,… giúp bảo vệ thị lực tốt hơn.
+ Các loại cá, trứng: trứng chứa đạm, cá chứa nguồn axit béo dồi dào, dặc biệt là cá hồi giúp mắt sáng lại có thể hỗ trợ cải thiện bệnh khô mắt hiệu quả.
+ Ngũ cốc: đặc biệt là hạt hạnh nhân và ngô giúp làm giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa hoàng điểm, đặc biệt là ở những người cao tuổi.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch được Thuocthang.com.vn tổng hợp. Tất cả những thông tin này chỉ mang tính tham khảo. Để có những thông tin và cách điều trị chính xác hơn bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa điều trị. Thuocthang.com.vn Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Nguyễn Ngọc
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.