Thiền định là gì? Bí mật lịch sử của nó đến từ đâu

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Thiền định đã có từ xa xưa, nhưng những tài liệu ghi chép thời đó không có nhiều. Cho đến khoảng năm 500 trước thì đức Phật, xuất hiện ở Ấn Ðộ, là người đề xướng quan trọng nhất về thiền định trong lịch sử. Thiền định sau đó đã được truyền bá sang các nước Á châu khác, kể cả Việt Nam.

Thiền định là gì? Bí mật lịch sử của nó đến từ đâuThiền định là gì? Bí mật lịch sử của nó đến từ đâu

Vậy thiền định là gì? Và bí mật lịch sử của nó đến từ đâu thì mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cùng | thuocthang.com.vn nhé!

1. Thiền định là gì?

Thiền định là hướng sự chú ý của mình vào một điều duy nhất, và được dùng như một hành động tôn giáo hoặc là một phương tiện để giúp lấy lại sự bình tĩnh và làm thư dãn cơ thể.

Thiền định là sự luyện tập đầu óc và cơ thể để trở thành bớt hoạt động trong một giai đoạn thường xuyên nào đó, đặc biệt để có thể kiểm soát nó và giúp ta hành động một cách có hiệu quả hơn.

Thiền định là sự tu dưỡng để ý thức và áp dụng những phương pháp nhằm chuyển hóa con người sống một cách trọn vẹn hơn và để có thể thấy rõ hiện thực hơn.

Trong thiền định, tâm trở thành một cái hồ tĩnh lặng không bị xáo trộn, kích động, và sẵn sàng phản chiếu bản chất thật của sự vật, hiện tượng. Chúng ta sẽ nhận thấy rõ ràng khía cạnh chân thật của chúng khi chúng ẩn nấp dưới kiến ​​thức thông thường và sự bồn chồn của ái dục.

 

12_1Thiền định là gì?

 

Vậy thiền định là một thực hành Phật giáo để làm dịu tâm, phát triển sự tĩnh lặng thông qua chánh niệm. Điều này được thực hiện bằng cách tập trung vào hơi thở để có thể nhận thức rõ ràng các suy nghĩ, hành động và mọi diễn biến xung quanh khi chúng phát sinh và biến mất.

2. Bí mật lịch sử của nó đến từ đâu?

Trong thời điểm bấy giờ xã hội Ấn Độ rất rối ren. Đây là thời kỳ chiếm hữu nô lệ, phân chia giai cấp sâu sắc. Xã hội chia làm 4 giai cấp:

Bà la môn: địa vị cao nhất

Sát đế ly : thuộc dòng họ vua quan, quý tộc

Vệ xá: những người giàu có, buôn bán

Thủ đà la: giai cấp nô lệ

Mâu thuẫn của các giai cấp trên khá gay gắt với những cuộc đấu tranh toàn xã hội . 

Đặc biệt đây cũng là giai đoạn diễn ra sự đấu tranh giữa trường phái duy vật và duy tâm, và giữa các tôn giáo.Thời điểm đó có sự thống trị của đạo Bà la môn và có sự xuất hiện các đạo giáo khác. Những hoàn cảnh đó đã góp phần sự ra đời của đạo Phật.

 

34_1Bí mật lịch sử của thiền định

 

Nhìn thấy được sự hiện hữu hiển nhiên của khổ đau trên thế gian này, Đức Phật đã vạch ra một con Đường gọi là con đường Đạo Pháp để giúp chúng ta tự giải thoát khỏi những khổ đau của sự hiện hữu này. Con đường Đạo Pháp đó đòi hỏi chúng ta phải luyện tập kiên trì, trước nhất là phải biết sống đạo đức, tiếp theo là thiền định và sau hết là quán nhận được bản chất của hiện thực.

Phương pháp thực hành để tập luyện tâm trí được đức phật chia sẽ sau khi ngài giác ngộ vào năm 35 tuổi. Sau đó, phật giáo đại thừa đã hệ thống lại thành một trường phái Phật giáo được gọi là Thiền Tông, xuất hiện ở Trung Quốc cách đây 15 thế kỷ. Thiền Phật giáo được biết đến tại Trung Quốc bởi nhà sư Ấn Độ có tên là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) vào thế kỷ thứ 5 SCN.

Ở Trung Quốc, nó được gọi là Ch’an, sự biểu hiện của Phạn ngữ Dhyana, nói đến một tâm trí hấp thu trong thiền định. Ở Nhật Bản, “thiền” được gọi là Zen thông qua cách phát âm từ chữ “Ch’an” của Trung Quốc, trong bất kỳ ngôn ngữ nào, nó điều có ý nghĩa là Thiền Phật giáo.

Thiền ban đầu giống như một hình thức pha trộn của Đạo giáo và Phật giáo Đại Thừa truyền thống, trong đó các thực hành thiền định phức tạp của Đại Thừa đã gặp phải sự đơn giản dường như vô nghĩa của Đạo giáo Trung Quốc để tạo ra một nhánh mới của Phật giáo là Thiền Tông.

 

3_3Đức phật chia sẽ cho tỳ kheo

 

Các bài giảng của Bodhidharma đã khai thác một số tiến triển đã có trong quá trình, chẳng hạn như sự hợp lưu giữa triết học Đạo Lão với triết học Phật giáo. Các triết lý ban đầu Đại Thừa của Madhyamika (khoảng thế kỷ 2 SCN) và Yogacara (thế kỷ thứ 3 SCN) cũng đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của thiền.

Dưới sự hướng dẫn của Tổ phụ thứ sáu, Huệ Năng (Huineng: 638-713), thiền đã bỏ hầu hết những thứ của Ấn Độ, để trở thành của Trung Quốc và giống như thiền mà chúng ta đang nghĩ đến.

Thời kỳ vàng son của thiền phát triển mạnh vào thời nhà Đường, 618-907 SCN, và các bậc thầy của thời kỳ này vẫn “nói chuyện” với chúng ta thông qua các công án và những câu chuyện ý nghĩa. 

thiền đã được truyền sang Việt Nam và Hàn Quốc rất sớm, có thể là ngay từ thế kỷ thứ 7 và Nhật Bản vào thế kỷ 12. Nó được phổ biến ở phương Tây bởi học giả người Nhật Daisetz Teitaro Suzuki (1870 – 1966), mặc dù nó đã được tìm thấy ở phương Tây trước đó. Eihei Dogen (1200-1253), không phải là vị Thiền sư đầu tiên ở Nhật Bản, nhưng ông là người đầu tiên thiết lập một dòng truyền thừa tồn tại cho đến ngày nay.

Thiền định giữ một vai trò căn bản trong việc tu tập Phật giáo : đó là cách thức mang lại sự bình thản giúp cho ta tìm hiểu những động cơ nào đã chi phối mình từ nơi sâu kín nhất của chính mình. Chính Đức Phật đã thiết đặt ra các kỹ thuật về Thiền định.

 

2_3Thiền định đã có từ xa xưa

 

“Này các tỳ kheo, chỉ có một con đường duy nhất mang lại sự tinh khiết toàn vẹn cho chúng sinh, giúp chúng sinh chiến thắng mọi buồn phiền và ta thán, hủy diệt được khổ đau và sầu muộn để bước vào con đường đúng đắn và đạt được Niết-bàn.

“Này các tỳ kheo, nếu một người tu hành biết xem thân xác như là một thân xác để tự cảnh giác mình, hoàn toàn ý thức và chú tâm, thì người ấy sẽ gạt bỏ được khỏi thế giới này mọi thèm khát và lo toan thế tục ; nếu người ấy biết xem các giác cảm là các giác cảm để tự cảnh giác mình, hoàn toàn ý thức và chú tâm, thì người ấy sẽ gạt bỏ được khỏi thế giới này mọi thèm khát và lo toan thế tục ; nếu người ấy biết xem tâm thức là tâm thức thì người ấy sẽ gạt bỏ được khỏi thế giới này mọi thèm khát và lo toan thế tục ; nếu người ấy biết xem một đối tượng tâm thần là một đối tượng tâm thần để tự cảnh giác mình, hoàn toàn ý thức và chú tâm, thì người ấy sẽ gạt bỏ được khỏi thế giới này mọi thèm khát và lo toan thế tục”

Đấy là những lời phát biểu nổi tiếng của Đức Phật trong kinh Tứ niệm xứ (Sathipatthanasutta thuộc Trung bộ kinh, Majjhima Nikaya, X) để giải thích về nguyên tắc Thiền định của Phật giáo, Thiền định tiếng Phạn là Bhavana, có nghĩa là “Sự rèn luyện tâm thức”. Thiền định theo như Đức Phật thuyết giảng trên đây thì tuyệt nhiên không có gì liên hệ đến sự nghiền ngẫm mang tính cách trí thức. Đó là những kinh nghiệm trực tiếp mà người hành thiền cảm nhận được khi tiếp xúc thật sâu kín với chính tâm thức mình. Đức Phật xác định đấy là cách rèn luyện bao gồm cả ba phép tu : là tu giới, tu định, tu tuệ. 

Có thể phát triển trí tuệ nhờ nghe thuyết giảng giáo lý, nhờ suy tư hoặc thiền định. Dầu sao thì nếu chỉ thiền định suông mà không học hỏi thêm thì sẽ có thể bị rơi vào chỗ bế tắc tâm thần, hoặc tình trạng lơi là và buồn ngủ, giống như động vật ngủ vùi trong mùa đông ! Dầu sao thì Phật giáo cũng luôn nhắc nhở phải hội nhập thiền định vào cuộc sống hằng ngày. Người hành thiền phải cố gắng trong cuộc sống thường nhật lúc nào cũng duy trì được sự chú tâm và cảnh giác đã đạt được trong những lúc ngồi thiền.

Danh Trường

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Lo lắng thường góp phần khiến chúng ta mắc kẹt trong những thói quen mà chúng ta không muốn. Trong bài viết hôm nay, Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn đến bạn bài Thực hành chánh niệm Để Xoa Dịu Sự Lo Lắng Và Nuôi Dưỡng Sự Tò Mò. Thực hành chánh niệm này cho phép chúng ta xoa dịu những suy nghĩ đua đòi bằng cách cho phép chúng ta điều chỉnh để thể hiện nhận thức.

19/05/2018

Tứ thiền nghĩa là bốn cấp độ nhập định được chia ra Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đây là bốn cấp độ tu thiền mà người hành thiền có thể đạt được.

19/05/2018

Thiền rất tốt cho sức khỏe và tinh thần, nó hướng đến một cuộc sống đầy tích cực và lạc quan nhưng đó là bạn thực hiện ngồi thiền đúng phương pháp. Ngược lại, nếu ngồi thiền không đúng cách sẽ rước những tác hại vào thân.

19/05/2018

Đi bộ có chánh niệm có thể là một cách để đánh thức niềm vui của chúng ta khi chúng ta chú ý đến cảnh vật, mùi và âm thanh xung quanh.

19/05/2018

Thiền Chánh Niệm là phương pháp thiền mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, được công nhận bởi cả y học truyền thống lẫn hiện đại. Khác với hoạt động thể dục thể thao, bộ môn này đòi hỏi người thực hành tôi luyện cả về tâm trí lẫn thể xác, từ đó đạt được sự viên mãn trong cuộc sống. Bài viết này, Thuocthang.com.vn sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc những bài tập cơ bản trong phương pháp thiền Chánh Niệm, phù hợp cho người mới bắt đầu.

Xem nhiều

Với áp lực cuộc sống như hiện nay ngồi thiền hiện đang là trào lưu được rất nhiều người quan tâm và thực hiện. Khi nói đến thiền, nhiều người sẽ nghĩ đến việc ngồi thiền trong phật pháp. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thiền trong yoga.

Với áp lực cuộc sống như hiện nay ngồi thiền hiện đang là trào lưu được rất nhiều người quan tâm và thực hiện. Khi nói đến thiền, nhiều người sẽ nghĩ đến việc ngồi thiền trong phật pháp. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thiền trong yoga.

Thiền rất tốt cho sức khỏe và tinh thần, nó hướng đến một cuộc sống đầy tích cực và lạc quan nhưng đó là bạn thực hiện ngồi thiền đúng phương pháp. Ngược lại, nếu ngồi thiền không đúng cách sẽ rước những tác hại vào thân.

Có lẽ bạn đã nghe về xu hướng ngày càng tăng trong thiền định và tất cả những lợi ích của việc thực hành thiền định. Bạn có lẽ đã nghĩ đến việc tập luyện nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu. Trong bài viết này, Thuocthang.com.vn sẽ đề cập đến cho bạn những lý do và cách thiền chánh niệm đơn giản nhất cho người mới bắt đầu để bạn rút ngắn thời gian và thực hành Thiền một cách hiệu quả hơn.

Tứ thiền nghĩa là bốn cấp độ nhập định được chia ra Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đây là bốn cấp độ tu thiền mà người hành thiền có thể đạt được.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.