Phương Pháp Điều Trị Bệnh Rối Loạn Lo Âu Lan Tỏa

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Rối loạn lo âu lan tỏa là một chứng bệnh rối loạn tâm lý nói chung và chứng bệnh rối loạn lo âu nói riêng. Căn bệnh tiềm tàng xảy ra với mọi lứa tuổi gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến đời sống sinh hoạt, học tập và công việc của người bệnh. Là một chứng bệnh nguy hiểm, liệu rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không? Và các phương pháp điều trị bệnh rối loạn lo âu lan toản hiểu quả nhất hiện nay là gì ? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây!

Phương Pháp Điều Trị Bệnh Rối Loạn Lo Âu Lan TỏaPhương Pháp Điều Trị Bệnh Rối Loạn Lo Âu Lan Tỏa

RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA LÀ GÌ ?

 

 

Rối loạn lo âu lan tỏa (tiếng Anh: generalized anxiety disorder) là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu có đặc điểm cơ bản là sự lo âu lan tỏa và dai dẳng đồng thời không giới hạn và nổi bật trong bất cứ tình huống đặc biệt nào. Triệu chứng thể chất thường đi kèm với lo âu bao gồm bất an, dễ mệt mỏi, run rẩy, căng thẳng bắp thịt, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp, chóng mặt, đầu óc trống rỗng, đánh trống ngực, khó chịu ở vùng bụng, khó nuốt, buồn nôn, tính tình trở nên cáu kỉnh. Tuy nhiên cần thấy được sự khác nhau giữa lo âu thông thường và lo âu bệnh lý.

Khi cảm thấy lo âu rất nhiều mà không do nguyên nhân nào rõ rệt, không còn khả năng tự kiểm soát được bản thân, lo âu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày thì đó là bệnh lý. Cần phân biệt rối loạn lo âu lan tỏa với các rối loạn lo âu khác vì chúng thường có một số điểm chung dễ gây nhầm lẫn. Ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh sợ khoảng trống, ám ảnh sợ chuyên biệt đều có đặc điểm chung là tình huống gây lo âu đều cụ thể trong một hoặc một nhóm hoàn cảnh, đối tượng nhất định trong khi đó rối loạn lo âu lan tỏa không khu trú ở một tình huống cụ thể nào, cái tên "lan tỏa" của nó cũng bắt nguồn từ tính chất này. Bệnh còn có tên khác là rối loạn lo âu toàn thể.

CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN KẾT HỢP

Rối loạn lo âu lan tỏa hiếm khi là rối loạn duy nhất ở người bệnh, nó thường đi kèm với các loại rối loạn lo âu khác, trầm cảm, hoặc lạm dụng chất.

Ở người mắc rối loạn lo âu lan tỏa thì trầm cảm là bệnh tâm thần thường kết hợp nhất, xảy ra gần 2/3 các trường hợp. Rối loạn hoảng loạn có ở 1/4 số bệnh nhân có rối loạn lo âu lan tỏa, lạm dụng rượu có nhiều hơn 1/3 các trường hợp. Các nghiên cứu gần đây trên trẻ sinh đôi cho thấy xu hướng chung các yếu tố di truyền của cả hai rối loạn lo âu lan tỏa và trầm cảm, và một báo cáo mới đây đề nghị một khác biệt di truyền về gen vận chuyển serotonin có thể góp phần ở người có cả hai bệnh lý này. Theo thống kê riêng ở Mỹ của dự án nghiên cứu National Comorbidity Survey trong năm 2005 (một dự án nghiên cứu về tỉ lệ các rối loạn tâm thần ở người Mỹ) thì 58% bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm có rối loạn lo âu, trong số đó 17,2% là rối loạn lo âu lan tỏa, 9,9% là rối loạn hoảng sợ

TÌM HIỂU BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA

Để biết được chứng bệnh rối loạn lo âu có chữa được hay không trước tiên ta phải hiểu được cơ bản những triệu chứng, nguyên nhân bệnh từ đó mới có thể đi đến kết luận bệnh bởi ở mỗi mức độ bệnh khác nhau sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. Cùng tìm hiểu một số những biểu hiện và nguyên nhân của bệnh.

  • Biểu hiện của bệnh

 

 

Một số biểu hiện cơ bản của người mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa:

+ Dễ bị kích động, cáu gắt với người xung quanh, tâm lý không ổn định, cảm giác lo lắng luôn thường trực

+ Bị rối loạn nhịp tim, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống kèm theo đó là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và mệt mỏi

+ Luôn có những suy nghĩ tiêu cực về mọi thứ, tất cả những điều xảy ra trong quá khứ hay hiện tại đều khiến người bệnh lo lắng và không có lỗi thoát cho bản thân.

  • Nguyên Nhân Của Bệnh

Nguyên nhân cơ bản của rối loạn lo âu được cho là do sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh như Serotonin, norepinephrine và GABA. gây ra những rối loạn về tâm lý cho người bệnh. Ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng gây ra chứng rối loạn lo âu:

+ Do chấn động tâm lý, tuổi thơ sống với nhiều bất hạnh và thiệt thòi

+ Do căng thẳng mệt mỏi kéo dài trong công việc

+ Do áp lực cuộc sống kéo dài

+ Do vấn đề về sức khỏe, bị mắc một số bệnh tật khiến bản thân suy nghĩ và lo âu quá mức

+ Do sử dụng các chất kích thích, gây ảnh hưởng đến thần kinh não bộ

+ Do những yếu tố tâm lý: Những người có tâm lý yếu thường khó chống lại những căng thẳng gây ra rối loạn về lo âu.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐOÁN BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA

Bệnh nhân có rối lọan lo âu lan tỏa thường có các triệu chứng cơ thể, các triệu chứng này khó chẩn đóan phân biệt với các triệu chứng của các bệnh cơ thể kết hợp với lo âu. Các yếu tố đề nghị lo âu là triệu chứng của bệnh nội khoa bao gồm khởi phát các triệu chứng sau tuổi 35, không có tiền sử gia đình và tiền sử cá nhân về lo âu, không có đời sống nhiều sang chấn, ít hay không có sự né tránh các tình huống gây lo âu và đáp ứng kém với các thuốc chống lo âu. Nguyên nhân thực thể nên được nghi ngờ khi lo âu xãy ra sau các thay đổi gần đây về thuốc hay kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng của một bệnh mới.

Trong đánh giá các bệnh nhân có rối lọan lo âu, các Bác Sĩ thực hành nên thường xuyên xem xét các bệnh nội khoa (như là bệnh tim, bệnh phổi, bệnh thần kinh, bệnh nội tiết, ví dụ, cường giáp), sử dụng thuốc (như là cocain, các thuốc kích thích khác, ví dụ, cafein), cai nghiện thuốc (như là nhưng sử dụng cồn, thuốc phiện, hay các thuốc nhóm Benzodiazepine), kể cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (như là corticosteroid, các thuốc cường giao cảm, thuốc đông y, ví dụ, nhân sâm).

Trước khi chẩn đóan rối lọan lo âu lan tỏa, các Bác Sĩ thực hành nên hỏi bệnh sử và khám thực thể để lọai trừ các nguyên nhân nội khoa của lo âu. Cận lâm sàng được thực hiện theo biểu hiện lâm sàng, hiệu quả  thì không rỏ ràng, nhưng tỷ lệ lưu hành cao của rối lọan lo âu lan tỏa trong số bệnh nhân cường giáp, nên đo lường thyrotropin là hợp lý.

 

 

Các rối lọan tâm thần khác có thể chẩn đóan lầm với rối lọan lo âu lan tỏa đòi hỏi được chẩn đóan phân biệt. Trong khi rối lọan lo âu lan tỏa được định nghĩa như lo lắng hầu hết thời gian, tối thiểu 6 tháng; rối lọan hỏang lọan đặc trưng bởi các cơn hỏang lọan tái phát, theo sau, tối thiểu một tháng tồn tại lo âu xãy ra các cơn hỏang lọan. Rối lọan ám ảnh xung động biểu hiện tư duy và hành vi nghi thức; rối lọan sau sang chấn gồm hành vi tránh né, tình trạng tê liệt, tình trạng tăng thức tĩnh; ám ảnh sợ xã hội gồm lo âu về tình huống sắp xãy ra nghiêm trọng liên quan với các tình huống xã hội; rối lọan cơ thể hóa gồm các triệu chứng cơ thể đa dạng nhưng không có hay không tương xứng các bệnh lý ngọai khoa.

Đánh giá trầm cảm và nguy cơ tự sát:

Khi rối lọan lo âu lan tỏa biến chứng đến trầm cảm rỏ rệt thì chúng có nguy cơ tự sát cao. Bệnh nhân nên được hỏi về các triệu chứng trầm cảm, kể cả ý tưởng tự sát. Nếu các câu trả lời gợi ý nguy cơ tự sát, lượng giá về tâm thần nên được thực hiện càng nhanh càng tốt.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ:

Điều Trị Dược Lý

Phần nào vì trầm cảm thường kết hợp với rối lọan lo âu lan tỏa, các thuốc chống trầm cảm thường được dùng là thuốc đầu tay cho điều trị rối lọan lo âu lan tỏa. Các thuốc thường dùng và liều lượng, các tác dụng phụ được tóm tắt ở bảng 2.

• Thuốc chống trầm cảm 3 vòng:

Thuốc 3 vòng điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân có rối lọan lo âu lan tỏa đơn thuần hay kết hợp với trầm cảm. Ơ một thử nghiệm có kiểm sóat, ngẩu nhiên, đáp ứng điều trị với imipramin cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với giả dược, có cải thiện các triệu chứng hơn 50%, ở thời điểm 8 tuần. Khi bắt đầu dùng, các thuốc 3 vòng có thể gây bồn chồn và mất ngủ, vì vậy, điều trị nên được khởi đầu ở nữa liều thông thường. Điều trị với thuốc 3 vòng có thể bị trở ngại bởi các tác dụng phụ,điều này có thể làm giảm tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Các thuốc ức chế lấy vào lại serotonin chọn lọc – SSRI:

Hiệu quả của các thuốc SSRI tương tự các thuốc 3 vòng, các thuốc SSRI có các tác dụng ít gây cản trở điều trị hơn. Ơ một thực nghiệm giả dược – kiểm sóat, ngẩu nhiên, trong 8 tuần trên 326 bệnh nhân ngọai trú, dùng paroxetin (20 đến 50 mg/ngày) có tỷ lệ đáp ứng cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê (với định nghĩa: cải thiện nhiều hay rất nhiều, có giảm lo âu và họat động chức năng tốt hơn) so với nhóm giả dược (72% so với 56%) và có tỷ lệ hồi phục cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê, hồi phục được định nghĩa: lo âu ít hay không lo âu và không giảm họat động chức năng, (42% so với 26%). Những kết quả này gần đây đẵ được xác nhận.

Trong một nghiên cứu có xem xét kỹ, bệnh nhân, đã đáp ứng với paroxetin trong thử nghiệm 8 tuần, được sắp xếp ngẫu nhiên để tiếp tục dùng paroxetin hay lấy giả dược trong 24 tuần tiếp theo. Tỷ lệ tái phát trong thời kỳ này là 11% đối với bệnh nhân nhận paroxetin, so với 41% bệnh nhân lấy giả dược. Trong số bệnh nhân tiếp tục nhận paroxetin, tỷ lệ hồi phục sau 6 tháng (73%) cao hơn so với tỷ lệ ở thời điểm 8 tuần. Một nghiên cứu đề nghị với tiến trình điều trị dài hơn làm tăng khả năng hồi phục.

Tình trạng không yên có thể xãy ra ở khởi đầu điều trị SSRI, vì thế, liều bắt đầu điều trị nên ở liều thấp. Paroxetin là một SSRI đã được dùng rộng rãi nhất cho điều trị rối lọan lo âu lan tỏa và đã chứng nhận được sử dụng bởi FDA ( cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ) cho chỉ định này, nhưng các thuốc SSRI khác cũng đã được cho thấy hiệu quả như là Citalopram và escitalopram. Đặc biệt, về nguy cơ cao đối với tự sát trong số người dùng SSRI không được xác nhận qua xem xét các nghiên cứu kiểm sóat – giả dược, liên quan đến tổng cộng 48.277 bệnh nhân trầm cảm và 9 thuốc chống trầm cảm. Việc xem xét cho thấy không có khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê về tỷ lệ tự sát trong các nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, khởi đầu điều trị với bất cứ thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân trầm cảm đòi hỏi theo dõi ý tưởng và hành vi tự sát.

Các thuốc ức chế lấy vào lại serotonin và norepinephrin SNRI:

 

 

Venlafaxin phóng thích kéo dài (Effexor XR), một thuốc ức chế lấy vào lại serotonin – norepinephrin, cũng đã chứng nhận được sử dụng cho điều trị cả rối lọan lo âu lan tỏa và trầm cảm, và hiệu quả khi bệnh nhân có cả hai bệnh lý này. Trong báo cáo của hai thử nghiệm mù đôi, kiểm sóat – giả dược của venlafaxin phóng thích chậm, tỷ lệ đáp ứng trong số bệnh rối lọan lo âu lan tỏa là 58% tại thời điểm 8 tuần điều trị và 66% tại thời điểm 6 tháng điều trị (đốivới 36% và 39%, tương ứng, với giả dược). Hầu hết 2/3 số bệnh nhân không đáp ứng với venlafaxin tại thời điểm 8 tuần điều trị đả đáp ứng ở thời điểm 6 tháng điều trị (đối với 15% và 19%, tương ứng, với giả dược). Cần thận trọng với liều hơn 225 mg/ngày, bởi các biến chứng bất thường về chứng cao huyết áp tâm thu và ở bệnh nhân có tiền sử lọan nhịp thất hay rối lọan dẫn truyền, có nguy cơ các biến chứng này khi quá liều.

Thời Gian Điều Trị

Các đáp ứng thuốc điều trị thảo luận ở phần trên có thể xãy ra trong 8 tuần khi bệnh nhân nhận liều điều trị. Mặc dù tiến trình dài hơn có thể có các kết quả tốt hơn, đặc biệt ở các bệnh nhân có đáp ứng không hòan tòan sau 8 tuần điều trị. Mặc dù dữ kiện khách quan về tái phát và hồi phục khi dùng thuốc lâu dài thì rải rác, bệnh nhân đã đáp ứng thuốc nên được khuyến khích tiếp tục dùng thuốc trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Khi thuốc không hiệu quả hay không dung nạp, đổi sang thuốc khác cùng nhóm và nhóm khác với chỉ định hợp lý, mặc dù lập luận này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.

• Các thuốc lo âu không thuộc Benzodiazepine:

Buspirone đã được cho thấy trong một thử nghiệm mù đôi có kiểm sóat, có hiệu quả trong điều trị rối lọan lo âu lan tỏa. Nó không gây an thần, không gây phụ thuộc cơ thể hay không gây cai nghiện chất. Tuy nhiên, nó không có tác dụng chống trầm cảm, vì thế không nên dùng đơn trị liệu cho lo âu kèm trầm cảm. Để cần có đáp ứng điều trị phải có từ 2 đến 4 tuần hay nhiều hơn khi dùng thuốc.

Các thuốc Benzodiazepine:

Các thử nghiệm mù đôi cũng đãcho thấy hiệu quả của các thuốc Benzodiazepine trong điều trị rối lọan lo âu lan tỏa, nhưng các tác dụng phụ có liên quan đặc biệt ở các bệnh nhân già (bảng 2). Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên so sánh paroxetin, imipramin và một thuốc Benzodiazepin trong số bệnh nhân rối lọan lo âu lan tỏa không trầm cảm. Thuốc Benzodiazepin có hiệu quả nhất trong 3 lọai thuốc trong thời gian 3 tuần điều trị đầu tiên, nhưng ở thời điểm 8 tuần, nó có ít hiệu quả hơn các thuốc chống trầm cảm.

Khi dùng Benzodiazepin kéo dài (khi dùng liều điều trị tối thiểu 2 tháng) bệnh nhân có thể bị phụ thuộc cơ thể. Tuy nhiên, nghiện chất thì rất thường và xảy ra hầu hết ở các bệnh nhân có nguy cơ lạm dụng chất. Để tránh xảy ra các triệu chứng gây nghiện (bao gồm co giật, tăng trương lực giao cảm và lo âu), liều dùng có thể giảm dần (như là, giảm 1mg/tuần với Lorazepam, hay 0,5mg/tuần với Alprazolam). Việc giảm liều dần đặc biệt quan trọng cho các bệnh nhân dùng Benzodiazepin tác dụng nhanh và hoạt lực cao như là Lorazepam và Alprazolam. Alprazolam có thể kết hợp với hội chứng ngưng dùng thuốc nghiêm trọng, gây biến chứng mê sảng. Chuyển đổi liều tương đương với Clonazepam tác dụng dài, của Alprazolam tính liều trong một tuần, có thể dễ dàng giảm liều dần.

Có ít dữ liệu để làm cơ sở đưa ra các quyết định về thời gian trị liệu của Benzodiazepin. Trong một nghiên cứu trên các bệnh nhân chỉ lấy diazepam vì lo âu, ngưng dùng sau 6 tháng đưa đến tỷ lệ tái phát 63% trong vòng một năm. Hơn nữa, trong hầu hết bệnh nhân, khi giảm liều dần thì dễ thực hiện khi điều trị với các thuốc chống trầm cảm có tính giải lo âu.

Các thuốc Benzodiazepin có thể thường mang lợi ích trong thời gian ngắn ở giai đọan đầu dùng các thuốc chống trầm cảm, vì các thuốc benzodiazepin làm giảm nhanh chóng các triệu chứng (trái lại, các thuốc chống trầm cảm thường cần hàng tuần để bắt đầu có tác dụng) và cũng giúp làm giảm bớt tình trạng bứt rứt, căng thẳng đôi khi xãy ra ở giai đọan khởi đầu dùng các thuốc chống trầm cảm. Các thuốc Benzodiazepin có thể giảm dần trên thời gian vài tuần sau khi tác dụng giải lo âu của các thuốc chống trầm cảm bắt đầu có tác dụng. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân tái phát hat không thể dung nạp giảm dần liều để ngưng dùng thuốc, khi đó các thuốc benzodiazepin có thể dùng kéo dài hơn. Một phân tích Meta từ 9 nghiên cứu về kết hợp điều trị thuốc chống trầm cảm – benzodiazepin, bao gồm các thuốc SSRI và các thuốc 3 vòng, đối với các trường hợp có cùng lo âu và trầm cảm cho thấy điều trị kết hợp có thể tốt hơn trị liệu chống trầm cảm đơn thuần để giảm lo âu và trầm cảm, đồng thời cũng làm giảm tỷ lệ bỏ điều trị thấp.

Tâm lý trị liệu

 

 

Phương pháp tâm lý trị liệu được nghiên cứu nhiều nhất là liệu pháp hành vi nhận thức. Trị liệu này dạy bệnh nhân thay suy nghĩ tích cực cho những suy nghĩ gây lo âu, thường gồm 6 đến 12 buổi trị liệu cá nhân, cách tuần. Bệnh nhân ghi chép suy nghĩ của họ và cảm xúc của họ trong nhật ký, ghi chú các tình huống mà họ cảm thấy lo âu và các hành vi làm giảm lo âu. Họ cũng sắm vai và diễn tập các đáp ứng về sự lo âu.

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiân có kiểm sóat, 32% bệnh nhân trong nhóm nhận liệu pháp hành vi nhận thức có cải thiện có ý nghĩa lâm sàng sau 3 tháng và 42% trường hợp có cải thiện có ý nghĩa lâm sàng sau 6 tháng. Trái lại, không có bệnh nhân nào trong nhóm kiểm sóat có cải thiện có ý nghĩa lâm sàng sau 3 tháng. Trong nghiên cứu mới đây theo dõi các nghiên cứu ngẫu nhiên trước đây trong vòng 8 đến 14 năm, cho thấy nữa số bệnh nhân có đáp ứng ban đầu với trị liệu hành vi nhận thức, phần còn lại cải thiện đáng kể, tiếp tục, xấp xĩ 1/3 bệnh nhân có một số cải thiện và phần còn lại có lo âu tái phát và mất năng lực làm việc.

Một phương pháp trị liệu hành vi nhận thức khác được đề nghị là liệu pháp thư giãn ứng dụng, bệnh nhân tưởng tượng các tình huống yên tĩnh để thư giãn tinh thần và giãn cơ. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm sóat so sánh liệu pháp nhận thức với liệu pháp thư giản ứng dụng cho thấy không có khác biệt có ý nghĩa ơ tỷ lệ cải thiện trong thời gian một năm. Tương tự, khi xem xét so sánh các kết quả của 2 nghiên cứu trị liệu thư giản ứng dụng với kết quả của 4 nghiên cứu về trị liệu hành vi nhận thức, tỷ lệ đáp ứng sau 6 tháng thì tương tự (52% đối với trị liệu thư giản ứng dụng và 41% với trị liệu hành vi nhận thức thức). Các phương pháp tâm lý trị liệu khác đang được cố gắng cải thiện tỷ lệ đáp ứng, mặc dù liệu quả của các kết hợp trị liệu tâm lý này chưa rỏ ràng

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA

Với nhịp độ cuộc sống công nghiệp hiện nay, việc chung sống với stress là điều tất yếu nhưng chúng ta phải biết xử lý các vấn đề trong cuộc sống như thế nào để giữ được cân bằng cho chính mình.

- Biết sắp xếp giữa công việc, học tập, thư giãn phù hợp và khoa học; biết gác mọi việc ở cơ quan sang một bên, bước về nhà với tâm trạng nhẹ nhàng, vui vẻ; cùng gia đình trò chuyện nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cảnh...

- Ngày cuối tuần tổ chức dã ngoại cùng gia đình, bạn bè; không bàn bạc đến những vấn đề có liên quan đến công việc;

- Thường xuyên để dành từ 30 đến 45 phút để tập thể dục mỗi ngày;

- Khi có các vấn đề căng thẳng stress, lo âu mất ngủ, thay đổi cảm xúc hay cáu gắt… nên chia sẻ với những người bạn thân nhất... hay tìm gặp các chuyên gia tâm lý để trị liệu. Nếu phát hiện mình có những vấn đề về hồi hộp, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ… nên tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa tâm thần để tư vấn cũng như cho các lời khuyên và trị liệu.

- Nên đa dạng hóa cuộc sống mình bằng những đam mê: hội họa, thơ văn, thể dục thể thao, yoga hay môn nghệ thuật nào mà mình yêu thích.

- Tập buông bỏ những thứ âu lo không cần thiết khác trong cuộc sống.

Ngọc Nguyễn

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.

19/05/2018

Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.

19/05/2018

Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.

19/05/2018

Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.

19/05/2018

Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.

Xem nhiều

Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.

 

Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.

Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.

Ngâm rượu với quả la hán không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Rượu quả la hán rất bổ dưỡng giúp tăng sự dẻo dai cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể đề kháng được các loại bệnh tật thường gặp như ho, khản tiếng, dát họng…

Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.