Những Kỹ Năng Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách Nhất

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Sau khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ sơ sinh sẽ thoát khỏi sự bao bọc trong cơ thể người mẹ và phải tự thích nghi với môi trường bên ngoài, học cách tự thở, tự bú và chống chọi với thời tiết nóng, lạnh... Để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh rất quan trọng, đặc biệt Với những ai lần đầu làm mẹ, công việc chăm sóc trẻ càng trở nên khó khăn. Cùng Chuyên mục Chăm Sóc Bé của Thuocthang.com.vn tham khảo ngay những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh dưới đây nhé!

Những Kỹ Năng Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách NhấtNhững Kỹ Năng Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách Nhất

NHỮNG Kỹ NĂNG CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH DÀNH CHO NHỮNG AI LẦN ĐẦU LÀM MẸ

Làm mẹ là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên để làm mẹ tốt và có thể chăm sóc em bé một cách chu đáo nhất, người phụ nữ cần học thêm rất nhiều kĩ năng về chăm sóc trẻ và tự chăm sóc bản thân, nhất là khi bạn vừa mới có đứa con đầu lòng. Đây chỉ mới là sự khởi đầu của việc nuôi nấng con nên người, vậy nên nếu những khởi đầu này thuận lợi sẽ tạo tiền đề tốt cho sự phát triển của con sau này. Nếu vẫn còn bỡ ngỡ và chưa biết bắt đầu từ đâu, mẹ hãy ghi nhớ 11 kĩ năng cơ bản sau đây:

1. Kỹ Năng Bế Trẻ Sơ Sinh

Lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ có nhiều chị em phụ nữ không biết phải bế bé sao cho đúng tư thế, vừa không làm bé khó chịu vừa tránh mẹ bị gồng mình quá sức. Mẹ cần lưu ý, bộ phận yếu nhất và cần tập trung nâng đỡ đầu tiên của trẻ sơ sinh chính là phần đầu-cổ. Mẹ cần đặt một tay ngay phía dưới đầu bé, tay còn lại đỡ mông bé.

Trẻ mới sinh nên thóp thở còn mềm, chưa đóng hết, mẹ cần cẩn thận và tránh va chạm vào thóp thở và các điểm mềm khác trên đầu của bé. Luôn bế bé gần với ngực của mẹ nhất, vừa giúp giữ bé an toàn vừa tạo cảm giác được che chở, bảo vệ cho bé.

2. Kỹ Năng Tự Chăm Sóc Bản Thân

Tháng đầu tiên sau khi sinh bé là khoảng thời gian quan trọng với cả mẹ và bé. Điều quan trọng là người mẹ phải tự chăm sóc bản thân để có thể chăm sóc con nhỏ một cách tốt nhất.

Mẹ nên sắp xếp và chuẩn bị cho mình chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất để cho bé bú và giữ sức khỏe cho bản thân. Hãy cố gắng ngủ cùng mỗi khi bé ngủ để đảm bảo mẹ không bị mất ngủ, thiếu ngủ, mệt mỏi vì bận trông bé.

3. Kỹ Năng Quấn Cho Bé

 

 

Đầu tiên, mẹ gấp một mép khăn quấn để tạo thành hình viên kim cương, đặt bé lên mặt khăn, quấn một cạnh khăn với phần thân và một tay rồi kẹp dưới lưng bé. Tiếp tục lấy phần dưới của tấm khăn, gấp ngược lên phía trên bàn chân và nhét sau vai. Cuối cùng gấp nốt phần cạnh khăn còn lại và tay kia sao cho thật gọn gàng rồi nhét xuống dưới thân bé. Việc quấn khăn đúng cách sẽ giúp bé yên tâm hơn vì được bảo bọc an toàn như khi còn trong bụng mẹ, bé sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngon.

4. Các Tư Thế Cho Bé Bú

Những ngày đầu sau khi sinh, nguồn sữa mẹ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho bé. Tuy nhiên mẹ và bé có thể gặp phải một số khó khăn khi cho con bú như đầu vú mẹ quá ngắn, mẹ ít sữa, bé đòi bú quá nhiều, mẹ bị tắc tia sữa, nhiễm trùng vú... Trong đó, mẹ cần đảm bảo và không được bỏ qua kĩ năng lựa chọn tư thế đúng khi cho con bú, bởi việc chọn đúng tư thế sẽ giúp bé thoải mái bú được no sữa mà mẹ vẫn tranh thủ nghỉ ngơi được.

5. Giúp Bé Ợ Hơi

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, bé rất dễ bị đầy bụng sau khi ăn bú. Mẹ cần biết thao tác vỗ lưng giúp bé ợ hơi, thải ra hết khí thừa trong dạ dày để bé cảm thấy dễ chịu hơn, đặc biệt là trong vài tháng đầu sau khi sinh. Mẹ bế bé vác trên vai, người bé áp vào ngực mẹ, cằm bé dựa vào vai mẹ, chú ý giữ đầu và cổ bé ngả vào vai mẹ. Sau đó mẹ dùng tay xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé để đẩy hết khí ra.

6. Xử Lý Khi Trẻ Bị Hóc, Sặc

Khi phát hiện trẻ bị hóc nghẹn, mẹ cần áp dụng thao tác khai thông đường thở, đẩy dị vật ra khỏi đường thở của trẻ bằng cách đặt trẻ úp lên đùi, đầu hơi chúc xuống dưới. Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.

Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức để đẩy dị vật ra.

7. Kỹ Năng Mát-Xa Cho Bé

Để thực hành xoa bóp, mát xa cho bé, mẹ làm theo các bước sau: Đặt em bé lên tấm khăn trên mặt phẳng rộng rãi như giường, bắt đầu xoa bóp toàn thân bé bằng dầu thực vật. Mát xa từ chân, rồi đến cánh tay, sau đó là ngực và cuối cùng là lưng của em bé.

8. Kỹ Năng Tắm Bé

 

 

Điều quan trọng đầu tiên là trẻ sơ sinh chỉ cần tắm bằng xà bông nhẹ nhàng trong tuần đầu tiên sau khi chào đời. Sau khi bé rụng rốn và rốn hoàn toàn khô ráo thì mẹ mới nên cho bé tắm ngập trong chậu hoặc bồn tắm. Trước khi tắm cho bé, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ nước tắm, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để tắm cho bé, tuyệt đối không để bé một mình trong chậu tắm.

9. Cách Dỗ Con Ngủ

Do có sự thay đổi lớn từ không gian tối và ẩm trong bụng mẹ cho đến bầu không khí ngập ánh sáng và tiếng ồn bên ngoài, bé chưa thể làm quen ngay lập tức. Ban ngày mẹ cố gắng giữ cho căn phòng sáng sủa, thoáng mát và tắt đèn vào ban đêm để giúp bé phân biệt được giữa ngày và đêm. Không giao tiếp bằng mắt hay nói chuyện cùng bé khi đi ngủ. Có như vậy, bé sẽ dần đi vào giấc ngủ và có quy củ hơn.

10. Kỹ Năng Thay Bỉm/Tã

Khi bé chưa rụng rốn, mẹ tuyệt đối không để tã chạm vào hoặc đè lên cuống rốn. Khi vệ sinh cho bé, mẹ cần lau sạch từ trước ra đến phía sau, đặc biệt là bé gái để tránh nhiễm khuẩn vào vùng kín của bé. Lau khô tước khi đóng tã, bỉm mới cho bé. Nếu thấy bé có dấu hiệu bị hăm da, tấy đỏ cần tháo bỏ bỉm, tã, bôi kem chống hăm cho đến khi bé khỏi hẳn thì mới tiếp tục dùng tã, bỉm.

11. Luôn Gần Gũi Bên Con

Để tạo ra sợi dây tình cảm bền chặt ngay từ những năm tháng đầu đời, mẹ hãy tăng cường ốm ấp, vỗ về và thực hiện da kề da với bé. Tầm nhìn của bé còn hạn chế, chỉ khoảng 30cm, nên mẹ hãy lại gần, mỉm cười và nói chuyện với bé. Mẹ có thể hát ru cho bé nghe, chơi trò chơi cùng bé, mát xa cho bé. Tận dụng mọi cơ hội để gần gũi bé nhiều hơn sẽ giúp mối liên kết mẹ và bé được củng cố và phát triển theo năm tháng.

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THEO DÕI, CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SAU KHI RA VIỆN

Trong thời gian nằm viện trẻ đã bị nhiều tác động như tiếng ồn, ánh sáng và các thủ thuật y tế như: Lấy máu, tiêm thuốc, truyền dịch và uống thuốc… bên cạnh đó trẻ còn bị thiếu sự âu yếm của bà mẹ và gia đình. Một số trẻ do bệnh lý cần phải nhịn ăn hoặc ăn bằng ống thông dạ dày… Khi trẻ được ra viện trẻ cần có sự chăm sóc đặc biệt để phục hồi lại sức khoẻ và bắt kịp sự tăng trưởng theo lứa tuổi. Vì vậy, các bà mẹ cần có kiến thức và kỹ năng để chăm sóc trẻ đúng cách.

Những vấn đề cần theo dõi, chăm sóc:

+ Hô hấp

+ Thân nhiệt

+ Dinh dưỡng

+ Vệ sinh da, mắt, rốn

+ Tiêm chủng theo lịch, tái khám theo hẹn của bác sĩ.

1. Theo Dõi Hô Hấp

 

 

Theo dõi sát nhịp thở, màu sắc da, kiểu thở của trẻ

Trẻ sơ sinh có nhịp thở bình thường 40-60 l/phút, trẻ thở đều, nếu thấy trẻ thở nhanh hơn 60l/p hoặc thở chậm hơn 40l/phút, hoặc thở không đều, khò khè hoặc co kéo lồng ngực là bất thường.

Cấu tạo đường thở của trẻ sơ sinh rất mềm và khí quản hẹp nên chú ý đến tư thế bế và đặt trẻ nằm sao cho đường thở không bị gập hoặc ngửa quá. Kê gối dưới vai, giữ cổ trẻ ở tư thế trung gian, đánh giá tư thế tốt bằng nhịp thở nhẹ nhàng, đều đặn, trẻ ngủ yên giấc,

Trẻ đẻ non thường có cơn ngừng thở ngắn <15s, khi đó cần kích thích để trẻ thở, nên dùng phương pháp da kề da để phòng và chống cơn ngừng thở. Nếu cơn ngừng thở >15 s, trẻ tím tái, hoặc cơn ngừng thở ngắn nhưng liên tục, cần kích thích cho trẻ thở, đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế .

Quan sát màu sắc da của trẻ: Bình thường da trẻ hồng, môi và đầu chi hồng. Nếu thấy da trẻ tái, nhợt hoặc tím cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Nếu trẻ bị ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi cần nhỏ mũi cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng nước muối sinh lý ấm. Nếu trẻ ho nhiều, thở khò khè cần đưa trẻ đi khám.

2. Theo Dõi Thân Nhiệt

Nhiệt độ bình thường của trẻ: 36,5°C – 37,2°C (nhiệt độ cặp nách). Trẻ sơ sinh có thể bị hạ thân nhiệt cả khi vào mùa hè, từ đó trẻ dễ bị viêm phổi, do vậy cần cho trẻ nằm phòng thoáng, nhiệt độ phòng 28-300C (>250C), đủ ánh sáng. Không quấn trẻ quá kỹ dễ làm trẻ sốt, viêm da, viêm phổi …

Nếu nhiệt độ >37,50: cho trẻ nằm phòng thoáng, nới lỏng quần áo, dùng khăn ấm chườm cho trẻ ở trán, nách, bẹn. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ. Nếu >38,50C đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.

Nếu nhiệt độ <360C: ủ ấm tích cực cho trẻ bằng chăn hoặc bằng phương pháp da kề da.

3. Nuôi Dưỡng

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không cho trẻ ăn bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ, bú mẹ hoàn toàn cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi.

Nếu mẹ chưa đủ sữa – sữa chưa về cũng phải cho BM đúng và lâu trước mỗi bữa bú bình để kích thích tiết sữa và trẻ không quên BM, cho trẻ ăn đủ cữ, 3h/lần, 8 bữa/ ngày và BM hiệu quả ( trẻ ngủ yên, đái nhiều, không chồng khớp sọ, tăng cân)

Nếu mẹ thiếu sữa nuôi con, có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức phù hợp với tuổi (Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ).

Nếu trẻ bú kém có thể đổ thìa thêm cho trẻ. Chú ý: dụng cụ cho trẻ ăn cần được luộc sôi trước khi sử dụng. Tay người chăm sóc rửa sạch sẽ.

Theo dõi cân nặng hàng tháng theo biểu đồ tăng trưởng.

Lưu ý: Trẻ sơ sinh dễ nôn trớ khi ăn no do cơ thắt tâm vị đóng chưa tốt. Trẻ đẻ non hay bị sặc, tím tái khi ăn do chưa có sự phối hợp tốt 3 phản xạ thở, bú và nuốt. Vì vậy không ép trẻ bú nhiều. Cho trẻ ăn ít một, đổ thìa. Sau khi trẻ ăn no, không đặt trẻ nằm ngay, đỡ trẻ ở tư thế đầu cao, mặt nghiêng sang một bên, vỗ ợ hơi.

4. Chăm Sóc Da, Rốn, Mắt

 

 

  • Chăm sóc da:

+ Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm 370C

+ Phòng tránh hăm cho trẻ: Da trẻ sơ sinh mỏng, dễ bị tổn thương, hăm, đỏ. Vì vậy không để da trẻ tiếp xúc lâu với tã ẩm, ướt, nên thay tã thường xuyên cho trẻ, khi trẻ bị hăm cần bôi thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc.

  • Chăm sóc rốn:

Vệ sinh rốn cho trẻ hàng ngày đến khi rốn rụng và khô bằng cồn 70° và bông vô khuẩn, không nên bôi bất cứ thứ thuốc mỡ hay thuốc bột gì vào rốn trẻ.

Cần đưa trẻ đến khám khi có một trong các triệu chứng sau:

+ Rốn có mùi hôi hoặc rỉ nước vàng hoặc rỉ máu.

+ Rốn có nang, rỉ nước.

+ Da quanh rốn sưng tấy đỏ.

+ Rốn chậm rụng sau 3 tuần.

+ Vệ sinh mắt cho trẻ, theo dõi xem mắt có sưng đỏ, có nhử, mủ không?

  • Vệ sinh miệng

Vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý .

  • Các theo dõi khác:

+ Tiêm chủng đúng lịch.

+ Theo dõi sự phát triển về tinh thần, vận động của trẻ theo đúng lứa tuổi.

+ Tái khám theo hẹn của bác sỹ (Khám mắt cho trẻ đẻ non có cân nặng lúc sinh dưới 2000g khi trẻ được 4 tuần tuổi, trẻ bị bệnh tim mạch…).

+ Trẻ sơ sinh nên được khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế( 1 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng…)

Chú ý : Trước khi chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà cần rửa tay sạch sẽ , không đong đưa và ru lắc bé quá mạnh vì sẽ gây tác động đến não của trẻ , thường xuyên thay tã giúp trẻ k bị hăm da , khi trẻ bị bệnh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế tuyệt đối không dùng thuốc bừa bãi , thận trọng trong việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc trẻ , trẻ cần được tiêm ngừa lao và viêm gan B ngay trong những ngày đầu sau sinh .

NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH

 

 

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh thật sự là khó khăn đối với những ông bố, bà mẹ chưa có kinh nghiệm. Dưới đây là 6 điều nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần biết.

1/ Đừng Để Tã Bẩn Quá Lâu

Trẻ sơ sinh bài tiết và đi tiểu nhiều hơn so với đứa trẻ trên 6 tháng tuổi. Điều này có nghĩa là bé cần được thay tã thường xuyên. Kiểm tra tã của bé liên tục để đảm bảo rằng bé không bị ẩm ướt khó chịu. Điều này cũng giúp ngăn ngừa việc hăm tã.

2/ Không Dùng Ti Giả Quá Sớm

Em bé được sinh ra với bản năng mạnh mẽ là bú mút, và sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé lúc này. Mút núm ti giả quá sớm có thể gây nhầm lẫn lịch trình ăn uống của bé. Bé sơ sinh đã quen với hơi ấm cơ thể, nhip tim và mùi hương của bạn vì thế cho con bú là 1 trải nghiệm thoải mái, là quà tặng tuyệt vời dành cho bé của bạn. Dĩ nhiên không phải tất cả các bà mẹ đều có điều kiện để cho con bú. Nếu trong trường hợp bé của bạn cần phải bú bình, hãy làm theo hướng dẫn của bác sỹ. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn cũng đừng bao giờ quên tiệt trùng các dụng cụ trước khi cho bé ăn.

3/ Đừng Để Bất Cứ Ai Hôn Bé Sơ Sinh Của Bạn

Trong những tuần đầu đời của trẻ, tiếp xúc với vi trùng và vi khuẩn là vấn đề nghiêm trọng. Hôn và không rửa tay khi tiếp xúc với trẻ có thể lây truyền các bệnh không mong muốn cho trẻ, vì hệ miễn dịch của trẻ lúc này còn rất non yếu để có thể chống chọi, bảo vệ. Bố mẹ nên yêu cầu mọi người không hôn bé và rửa sạch tay trước khi ôm, bế bé. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn cũng nên tránh đưa trẻ đến những nơi đông đúc, nơi công cộng, nơi có nguy cơ lây bệnh cao. Sau khoảng thời gian này, bé sẽ sẵn sàng những cuộc phiêu lưu cùng bố mẹ, nên cần kiên nhẫn 1 chút trong thời gian này nhé.

4/ Chú Trọng Hơn Đến Trang Phục Của Bé

Trang phục cũng là yếu tố khiến trẻ trở nên khó chịu. Quấn quá nhiều thứ cũng khiến trẻ khó chịu. Bạn nên mặc cho bé nhiều lớp và bạn có thể dễ dàng cởi bớt hoặc mặc thêm vào để giữ nhiệt độ vừa phải cho bé.

5/ Không Cần Thay Đổi Sinh Hoạt

Trẻ sơ sinh rất cần sự quan tâm, nhưng bạn cũng không cần thiết phải phá vỡ thói quen sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Hãy bỏ đi suy nghĩ phải đóng cửa sổ hay kéo rèm thì trẻ mới ngủ ngon hơn. Bạn cũng không cần phải ngăn mọi người xem tivi, nói chuyện hoặc nghe đài nhỏ âm thanh khi bé đang ngủ trưa. Buổi tối, cũng hãy cố gắng giữ thói quen cũ của bạn. Hãy tắt đèn để tạo thói quen này hàng ngày cho bé. Bạn cũng đừng lo lắng nếu như các anh chị của bé gây ồn, trẻ sơ sinh càng tiếp xúc với tiếng ồn sớm thì sẽ càng ngủ ngon hơn, dù bất cứ thời gian nào.

Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018
Tiêm vắc xin trước khi mang thai là việc làm cần thiết đối với tất cả mẹ bầu. Bởi việc mắc các bệnh do virus, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy việc tiêm phòng trước khi mang thai là vô cùng cần thiết.
19/05/2018
Trẻ ở độ tuổi đi học mầm non rất cần tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin do “khoảng trống miễn dịch”, độ tuổi này trẻ gia tăng tiếp xúc xã hội thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn, nên đây chính là đối tượng cần tiêm nhắc và tiêm mới nhiều loại vắc xin phù hợp để phòng tránh các bệnh nguy hiểm khi cho trẻ đến trường.
19/05/2018

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến 59.000 người tử vong do dại. Dại là căn bệnh nguy hiểm vô cùng nguy hiểm khi phát hiện, 100% người bị vật cắn khi đã lên cơn dại sẽ tử vong. Vì vậy việc tiêm vắc xin phòng dại là cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại khi bị động vật cắn, mỗi bậc phụ huynh cần tìm hiểu về lịch tiêm phòng dại cho trẻ em để đảm bảo tiêm đủ và đúng phác đồ.

19/05/2018
Quai bị là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy căn bệnh này gây ra các biến chứng với tỷ lệ khá thấp nhưng lại rất nguy hiểm tới tính mạng hoặc để lại di chứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.
19/05/2018
Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ cao đối với viêm gan A, đặc biệt là trẻ em. Bệnh viêm gan A có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ em. Vì vậy cần tiêm vắc xin phòng viêm gan A cho trẻ, Đây là việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ bé yêu khỏ bệnh viêm gan A.
Xem nhiều

Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..

Tập Yoga cho trẻ em là sự lựa chọn của nhiều cha mẹ khi tìm kiếm cho con mình một bộ môn thể dục giúp vận động, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Theo các giáo viên Yoga, tập Yoga cho trẻ em mang lại rất nhiều lợi ích cho bé như tăng cường sức khỏe, mang đến niềm vui cho trẻ hay giúp tăng chiều cao...

Sử dụng thuốc tẩy giun khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ vô cùng khiếp sợ hay ám ảnh. Chúng có thể gây “dị ứng” cho một số người. Do đó, để tẩy giun nhanh chóng, an toàn và không phải đụng chạm đến thuốc bạn có thể tẩy giun bằng những nguyên liệu thiên nhiên sau:

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.

Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.