Sức đề kháng của trẻ là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập có hại, giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt và tránh tình trạng trẻ thường xuyên ốm vặt. Vì vậy cha mẹ nào có con nhỏ cũng đều trải qua cảm giác lo lắng khi trẻ bị bệnh đặc biệt là với trẻ dưới 6 tuổi.
Vậy những cách hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ là những cách nào ? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cùng | thuocthang.com.vn tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
1. Sức đề kháng là gì ?
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống đỡ lại các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh tật. Tác nhân xâm nhập có thể là vi khuẩn, vi rút, vi nấm, ký sinh trùng, khói bụi hay hóa chất từ môi trường xung quanh, từ thực phẩm ăn uống hàng ngày.
Khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ đã có một sức đề kháng nhất định giúp chống lại các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, do sức đề kháng của trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện nên khi mới sinh ra, trẻ phải tiếp xúc với môi trường sống mới nên rất dễ bị bệnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.
Trong 6 tháng đầu sau sinh, sức đề kháng của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào kháng thể từ mẹ truyền sang qua nhau thai và sữa mẹ. Đây gọi là miễn dịch thụ động.
Trẻ bắt đầu ăn dặm từ sau 6 tháng tuổi, khi đó việc tiếp xúc với thức ăn, với các kháng nguyên đồng nghĩa với tăng nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh trong khi khả năng tự bảo vệ của trẻ còn non yếu.
Bên cạnh đó, bắt đầu từ 6 tháng trở đi, nguồn kháng thể từ mẹ truyền sang cạn kiệt dần, trẻ phải tăng sức đề kháng bằng cách tự tạo ra kháng thể cho mình. Trong năm đầu tiên, hệ miễn dịch của trẻ mới bắt đầu hình thành và phải đến 3 hay 4 tuổi thì hệ miễn dịch mới dần hoàn thiện.
2. Hệ khuẩn đường ruột là gì ?
70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột và cụ thể hơn, sức mạnh của hệ miễn dịch hay còn gọi là sức đề kháng nằm ở hệ vi khuẩn đường ruột. Hê vi khuẩn đường ruột là tập hợp khoảng hơn 100 nghìn tỉ vi khuẩn hay vi sinh vật tồn tại trong đường ruột. Ngoài một số hại khuẩn sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh đường ruột ở trẻ thì còn có rất nhiều lợi khuẩn, đóng vai trò hỗ trợ phát triển và điều hòa hệ miễn dịch, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.
Sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và khả năng miễn dịch của trẻ.
3. Những cách hỗ trợ "nuôi dưỡng" hệ miễn dịch tăng sức đề kháng của trẻ
3.1 Tìm hiểu về HMOs.
Một trong những lý do khiến sữa mẹ tốt nhất và giàu dinh dưỡng nhất chính là vì trong sữa mẹ có HMOs, là loại kháng thể tự nhiên, là dưỡng chất nhiều thứ ba trong sữa mẹ sau chất béo và carbohydrate. HMO sẽ kích thích các lợi khuẩn phát triển, hỗ trợ giúp phát triển hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa, là nền tảng để trẻ khỏe mạnh về thể chất. Trong số hơn 200 loại HMO có trong sữa mẹ thì 2'-fucosyllactose (2'-FL) HMO là loại HMO phổ biến nhất. Các nghiên cứu chuyên sâu về 2'-FL HMO cho thấy loại HMO này có thể mang lại nhiều lợi ích về miễn dịch cho trẻ.
Tuy nhiên, việc tiết HMO phụ thuộc nhiều và chủng tộc, điều kiện địa lý cũng như gen của mẹ. Với những mẹ có gen tiết HMO thì sữa mẹ sẽ có thành phần 2'-FL HMO chiếm đa số. Đối với những mẹ có gen tiết HMO thấp thì trong thành phần sữa mẹ sẽ có 3-fucosyllactose (3-FL) nhằm đảm bảo trẻ nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ sữa mẹ. Similac của Abbott là sữa công thức đầu tiên có bổ sung 5 HMOs bao gồm cả 2'-FL HMO và 3-FL HMO, đánh dấu một bước giúp sữa công thức tiến gần hơn đến tiêu chuẩn vàng của sữa mẹ. Đây được xem là một trong những phát kiến và đổi mới quan trọng của lĩnh vực dinh dưỡng nhi nhằm giúp trẻ em có được nền tảng dinh dưỡng để phát triển ngay từ giai đoạn đầu đời.3.2 Giữ môi trường sống sạch sẽ
Môi trường sống sạch sẽ có thể loại trừ được mầm bệnh. Cách tạo môi trường sống sạch sẽ để tăng sức đề kháng cho bé là:
Nơi ở phải thông thoáng và sạch sẽ, nên mở cửa sổ vào ban ngày để đón nắng ấm gió và trong lành. Các tác nhân gây bệnh cũng thoát ra khỏi nơi ở.
Trong nhà tuyệt đối không hút thuốc lá để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm khói thuốc lá sẽ gây hại đến sức đề kháng của trẻ.
Tạo cho trẻ thói quen giữ vệ sinh thân thể, đánh răng sạch sẽ, tắm gội thường xuyên, để loại bỏ các tác nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh, phòng chống các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, vi rút gây ra.
3.3 Lựa chọn nhiều trái cây và rau xanh cho trẻ.
Trái cây và rau xanh chứa nhiều chất xơ cũng là thực phẩm quan trọng mà cha mẹ nên bổ sung vào bữa ăn hằng ngày cho trẻ. Cụ thể là chuối, dâu và măng tây rất giàu chất xơ, giúp thúc đẩy các lợi khuẩn đường ruột phát triển, hỗ trợ đề kháng, chống táo bón. Trong công thức Similac cải tiến có thành phần Bifidobacterium Lactis BB-12® (BB12®), là chủng lợi khuẩn phổ biến, cần thiết cho sức khỏe của bé, hỗ trợ tiêu hóa tốt, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
3.4 Tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc
Thường xuyên cho trẻ vận động, tập thể dục thể thao để giúp tăng sức đề kháng cho bé. Các môn thể thao như đạp xe, bơi lội, đá bóng không chỉ hiệu quả trong việc tăng cường kháng thể tự nhiên, hấp thụ vitamin D mà còn giúp bé ăn được nhiều hơn, ngon miệng hơn, giúp trẻ hòa động năng động và sáng tạo.Cần tập cho trẻ một lối sống lành mạnh, tập cho trẻ đi ngủ sớm, đảm bảo cho ngủ đủ giấc. Vì giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn trong việc cải thiện và củng cố sức đề kháng của trẻ. Việc thiếu ngủ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn do giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên và khiến cho trẻ khó chịu, tinh thần không tỉnh táo, giảm khả năng tiếp thu.
3.5 Cho trẻ chơi đùa ngoài trời
Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ chơi đùa ngoài trời và khám phá thế giới xung quanh vì đó là cơ hội để trẻ. Cha mẹ cần lưu ý giúp con rửa tay sạch sẽ trước khi ăn để hạn chế vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp và thức ăn, có thể khiến trẻ bệnh.
3.6 Tiêm ngừa đầy đủ
Vắc – xin có thể cung cấp kháng thể hoặc kích thích cơ thể tạo kháng thể, từ đó có được miễn dịch với tác nhân gây bệnh. Tiêm vắc - xin đầy đủ và đúng lịch là biện pháp khoa học và hữu hiệu giúp tăng sức đề kháng cho bé.Tóm lại, trẻ thường xuyên ốm vặt, dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp và đường tiêu hoá là biểu hiện cho tình trạng sức đề kháng của trẻ yếu. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần tăng sức đề kháng cho bé, thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày hợp lý, lối sống lành mạnh và tiêm ngừa đầy đủ.
Những năm tháng đầu đời là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Thời kỳ này, nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài. Nhất là đối với những trẻ có vấn đề về dinh dưỡng (còi xương, suy dinh dưỡng) hay trẻ có hệ miễn dịch (dễ mắc bệnh, chậm lớn).
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
3.7 Vận động nhiều hơn.
Theo nghiên cứu khoa học về tác dụng của vận động đối với lợi khuẩn đường ruột thì vận động sẽ giúp đa dạng vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa. Mỗi ngày, cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ chạy nhảy, tham gia các hoạt động thể chất trong nhà và ngoài trời và bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa của trẻ không ngừng phát triển kể từ khi trẻ chào đời và những năm đầu đời rất quan trọng để trẻ gia tăng các lợi khuẩn đường ruột, giúp hỗ trợ miễn dịch tốt hơn. Bằng 4 bước đơn giản trên, cha mẹ hoàn toàn có thể an tâm hỗ trợ xây dựng hệ miễn dịch cho con thông qua một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, là nền tảng cho sự phát triển và sức khỏe trọn đời của trẻ.
Trên đây là những chia sẽ về những cách tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Hy vọng những chia sẽ này sẽ giúp ích cho các mẹ chăm sóc bé nhé !.
Danh Trường
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến 59.000 người tử vong do dại. Dại là căn bệnh nguy hiểm vô cùng nguy hiểm khi phát hiện, 100% người bị vật cắn khi đã lên cơn dại sẽ tử vong. Vì vậy việc tiêm vắc xin phòng dại là cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại khi bị động vật cắn, mỗi bậc phụ huynh cần tìm hiểu về lịch tiêm phòng dại cho trẻ em để đảm bảo tiêm đủ và đúng phác đồ.
Tập Yoga cho trẻ em là sự lựa chọn của nhiều cha mẹ khi tìm kiếm cho con mình một bộ môn thể dục giúp vận động, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Theo các giáo viên Yoga, tập Yoga cho trẻ em mang lại rất nhiều lợi ích cho bé như tăng cường sức khỏe, mang đến niềm vui cho trẻ hay giúp tăng chiều cao...
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Sử dụng thuốc tẩy giun khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ vô cùng khiếp sợ hay ám ảnh. Chúng có thể gây “dị ứng” cho một số người. Do đó, để tẩy giun nhanh chóng, an toàn và không phải đụng chạm đến thuốc bạn có thể tẩy giun bằng những nguyên liệu thiên nhiên sau:
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.