Người xưa có câu ca “ăn cơm không rau như đau không thuốc” ý muốn nhấn mạnh sự quan trọng của rau củ, quả trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên phần đa trẻ em đều không thích ăn rau và trái cây, điều này khiến các bà mẹ đau đầu lo sợ vì trẻ sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, và mắc các căn bệnh về miễn dịch, tiêu hóa, các bệnh về mắt…
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ LƯỜI ĂN RAU CỦ
Có nguyên nhân có thể dẫn đến sự kén ăn các loại rau củ lúc nhỏ, thậm chí kéo dài đến khi trẻ lớn:
- Cha mẹ không thích ăn nên cũng ít giới thiệu cho bé.
- Cha mẹ thường có ít thời gian để mua rau củ tươi mỗi ngày hoặc không biết mua loại gì, phối hợp ra sao trong bữa ăn.
- Cha mẹ thường bỏ cuộc quá sớm khi thấy trẻ không thích loại rau củ đó.
BÍ QUYẾT ĐỂ BÉ ĂN NHIỀU RAU XANH VÀ TRÁI CÂY
Rau xanh, hoa quả rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ, nhưng làm thế nào giúp trẻ ăn được nhiều rau quả? Có thể 6 gợi ý sau đây sẽ giúp chúng ta.
1. Rèn Luyện Cho Trẻ Thói Quen Ăn Nhiều Rau Xanh Khi Trẻ Còn Nhỏ
Để hạn chế tình trạng trẻ lười ăn rau xanh trong các bữa ăn hằng ngày, một phương pháp rất hữu hiện để khắc phục tình trạng này là rèn luyện cho trẻ thói quen ăn nhiều rau xanh ngay khi trẻ còn nhỏ.
Hãy cho trẻ ăn rau bằng cách xay nhuyễn hoặc băm nhỏ rau ra, cho vào cùng với cháo hay bột của trẻ. Các loại rau “lành tính” không gây đau bụng cho trẻ, thường được sử dụng như rau cải, rau ngót, bí đỏ, bí xanh…
Ngoài ra, một số bà mẹ sáng tạo bằng cách chế biến các loại rau thành các loại sinh tố dễ uống như rau má, cà chua hay các loại bánh thơm ngon như bánh gato hoa quả…
Việc bổ sung thêm rau xanh trong chế độ ăn dặm của trẻ không chỉ có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, chất xơ giúp trẻ tiêu hóa tốt mà còn giúp trẻ làm quen được với mùi vị của rau củ, quả.
2. Làm Cho Rau Củ Trở Nên Hấp Dẫn Đối Với Trẻ
Trẻ em thường có sự chú ý tới màu sắc và hình dáng. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên khiến cho trẻ chú ý tới rau củ, quả và có hứng thú ăn chúng. Các mẹ có thể sáng tao ra một bữa ăn đầy màu sắc như một chiếc đĩa màu da cam chứa đầy cà rốt, khoai lang và cơm. Hoặc dùng nhiều loại rau xếp thành chiếc cầu vồng để tăng sự kích thích cho trẻ.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể làm những chiếc bánh hoặc sắp xếp đồ ăn với nhiều hình dáng vui nhộn. Điều này khiến trẻ thích thú với hình ảnh của các bữa ăn, lúc này trẻ sẽ ít tập trung vào thực tế rằng chúng đang ăn rau, Và đương nhiên điều này cũng giúp bạn không phải vật lộn với việc ép trẻ ăn nhiều rau xanh mỗi ngày nữa.
3. Cho Trẻ Cùng Tham Gia Chế Biến Rau Củ Quả
Việc cho trẻ cùng tham gia chế biến bữa ăn gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của thức ăn, giúp trẻ xây dựng thói quen “hay lam hay làm”, tự giác trong công việc, biết quan tâm tới mọi người mà còn giúp trẻ cảm thấy hứng thú với những món ăn do mình “góp sức” cùng làm ra.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ tham gia chuẩn bị bữa ăn với các việc vừa sức của trẻ như rửa rau, nhặt rau, rửa các loại củ quả, tạo hình thức ăn…Bạn sẽ ngạc nhiên lắm khi thấy trong bữa ăn, trẻ cố gắng tìm những miếng cà rốt do trẻ tự tạo hình và ăn một cách ngon lành.
Ngoài ra, trong quá trình nấu ăn, bạn cũng có thể cho trẻ nếm thử đồ ăn. Việc này không chỉ giúp bạn và trẻ trở nên gần gũi hơn mà còn giúp trẻ có hứng thú khi thêm vào bữa ăn dinh dưỡng của mình những loại rau củ quả.
4. Khuyến Khích Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cùng Ăn Rau
Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi không chỉ có lợi cho không chỉ sức khỏe của trẻ mà cho cả người lớn. Chính vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày bạn cũng nên khuyến khích các thành viên khác trong gia đình ăn thật nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
Điều này có thể khuyến khích trẻ học theo và thích thú với các loại thực phẩm này. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ hiểu được ăn rau cũng cần thiết như ăn cơm hay ăn thịt vậy.
5. Tránh Cằn Nhằn, Ép Buộc, Mặc Cả
Dù bạn đã cố gắng khuyến khích trẻ ăn những loại trái cây và rau củ mới, nhưng đôi khi để trẻ khám phá các thực phẩm theo cách riêng của chúng lại là con đường tốt nhất.
Vì vậy nếu bạn đã thử nhiều lần để trẻ ăn một loại thực phẩm mới nào đó và chưa thành công thì bạn nên chờ đợi. Từ từ trẻ sẽ khám phá, và hãy đừng quên luôn giữ không khí bữa ăn vui vẻ.
Ngoài ra nếu lần đầu cho trẻ ăn rau của mới không thành công, hãy thử lại nhiều lần khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy có thể mất 10 lần hoặc hơn để trẻ chấp nhận thức ăn mới. Bạn hãy thử cho trẻ ăn một phần nhỏ để trẻ không thấy quá nhiều hoặc kết hợp "bổ sung" rau, hoa quả vào món gì đó mà bạn biết trẻ thích ăn.
6. Chế Biến Bằng Nhiều Cách Khác Nhau
Hãy cố gắng tìm các cách chế biến khác nhau như xào, hấp, hầm nhẹ hoặc làm salad trộn cho trẻ. Tuy nhiên, nếu có thể, bạn nên cho trẻ ăn rau sống an toàn đã được làm sạch cẩn thận vì đây là cách ăn tốt nhất cho sức khỏe.
Nguyễn Ngọc
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.