Những Cách Giúp Giảm Stress Khi Mang Thai Hiệu Quả Nhất

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Khi mang thai là giai đoạn có rất nhiều thay đổi quan trọng trong cơ thể người mẹ không chỉ về mặt thể chất sức khỏe mà còn có cả sự thay đổi về tâm lí, tâm trạng, nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể mà còn vì sự háo hức, lo lắng băn khoăn xung quanh vấn đề làm mẹ và sinh nở khiến bạn thay đổi tâm trạng và rất dễ dẫn đến tình trạng stress, stress không những ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 

Những Cách Giúp Giảm Stress Khi Mang Thai Hiệu Quả NhấtNhững Cách Giúp Giảm Stress Khi Mang Thai Hiệu Quả Nhất

Nếu bạn đang ở trong tình trạng này thì bạn hãy tham khảo một vài gợi ý làm giảm stress khi mang thai dưới đây của Thuocthang.com.vn nhé !

BÀ BẦU BỊ STRESS CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI THẾ NÀO ?

1. Stress Khi Mang Thai Có Thể Khiến Trẻ Sinh Non Hoặc Nhẹ Cân

Sức khỏe của thai nhi là mối quan tâm lớn nhất của những người sắp làm mẹ và những lo lắng này có thể biến thành căng thẳng thực sự. Thế nhưng, điều đầu tiên bạn cần làm để có thể sinh một đứa con khỏe mạnh là sự bình tĩnh. Ann B Border, một bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Evanston, Mỹ, cho biết khi mẹ bầu không thể đối phó với các tình huống căng thẳng, trẻ có thể chào đời sớm và nhẹ cân.

Căng thẳng làm cơ thể tăng sản xuất hormone giải phóng corticotropin (CRH). Ở thai phụ, CRH ảnh hưởng đến thời gian mang thai và sự trưởng thành của thai nhi. Mức CRH càng cao, ngày sinh càng đến sớm.

Đáng ngạc nhiên là điều này lại thường xảy ra vào ba tháng đầu thai kỳ. Các chuyên gia sản phụ khoa từng nghĩ rằng để ngăn ngừa sinh non, thai phụ nên tránh căng thẳng trong ba tháng cuối, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Căng thẳng làm gia tăng CRH dẫn đến sinh non lại xảy ra vào những tuần đầu tiên của thai kỳ.

2. Căng Thẳng Ảnh Hưởng Đến Chỉ Số IQ Và Sự Phát Triển Trí Não

Các nhà khoa học đã phát hiện ra mức cortisol cao có thể giảm chỉ số IQ của một đứa trẻ. Thông thường, nhau thai sản xuất các enzyme phá vỡ cortisol, nhưng nếu căng thẳng quá nhiều hoặc kéo dài, lượng enzyme này không đủ để đối phó với lượng cortisol do căng thẳng sinh ra.

Bên cạnh đó, stress khi mang thai có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé. Cụ thể, một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Wayne State, Mỹ, tìm thấy rằng mẹ căng thẳng ảnh hưởng đến kết nối não bộ và tổ chức các hệ thống chức năng thần kinh khiến não làm việc kém hiệu quả hơn.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết bộ não không phát triển từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất. Thật ra, tiểu não, trung tâm phản ứng căng thẳng, là một trong những cơ quan phát triển đầu tiên. Điều này khiến thai nhi nhạy cảm khi mẹ bị căng thẳng ngay từ đầu.

3. Căng Thẳng Có Thể Gây Các Vấn Đề Về Giấc Ngủ Của Thai Nhi

 

 

Tâm trạng người mẹ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà còn cả giấc ngủ của bé. Một nghiên cứu năm 2007 đã phát hiện ra rằng thai phụ căng thẳng ảnh hưởng đến thời gian ngủ của bé.

Các nhà khoa học đã kiểm tra thời gian ngủ và tần suất thức dậy trong đêm của bé 6, 18 và 30 tháng tuổi. Kết quả, những bé có mẹ lo lắng trong thai kỳ thường gặp vấn đề về giấc ngủ lúc 18 và 30 tháng. Điều này xảy ra do cortisol đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến vùng não chịu trách nhiệm cho nhịp sinh học của bé.

4. Stress Khi Mang Thai Có Thể Gây Ra Vấn Đề Với Sức Khỏe Của Bé

Một nghiên cứu năm 2011 đã xác nhận rằng mẹ bầu căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Kết quả cho thấy trẻ có nguy cơ nhiễm trùng sớm và rối loạn tâm thần khi bị căng thẳng từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, trẻ còn gặp các vấn đề khác như mắt, tai, tiêu hóa, hô hấp, da, cơ xương khớp, tuần hoàn, các bệnh về cơ quan sinh dục, dị ứng và hen suyễn.

Một mối liên kết khác còn được tìm thấy giữa căng thẳng và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Ảnh hưởng này còn mạnh hơn so với thai phụ hút thuốc lá.

5. Stress Khi Mang Thai Làm Tăng Mức Độ Sợ Hãi Và Lo Lắng Của Trẻ

Theo tiến sĩ Elysia Davis từ Đại học Denver, Mỹ, mức cortisol cao ở phụ nữ mang thai khiến trẻ dễ bị căng thẳng trong tương lai. Điều này thấy rõ khi trẻ sơ sinh bị lấy máu để xét nghiệm, bé có phản ứng căng thẳng mạnh mẽ hơn.

Khi đến tuổi tập đi, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy một người lạ bước vào phòng hoặc quả bóng lăn về phía mình. Thông thường, trẻ sẽ vui vẻ tham gia vào trò chơi nhưng chúng lại đứng yên hoặc chạy đến bên mẹ để cảm thấy an toàn hơn. Các bà mẹ cũng nhận thấy rằng trẻ còn lo lắng nhiều hơn ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học hay sợ đi học hơn.

KHÔNG PHẢI TẤT CẢ CĂNG THẲNG LÀ NHƯ NHAU

 

 

Sau khi đọc những thông tin ở trên, bạn chắc hẳn muốn tránh mọi tình huống căng thẳng dù là nhỏ nhất, trốn khỏi thế giới và ngồi thiền cả ngày lẫn đêm?

Điều này là không cần thiết. Nghiên cứu cho thấy căng thẳng ngắn hạn không làm hại đến bé. Để xác định điều này, các nhà nghiên cứu đã đo nồng độ cortisol trong nước bọt và nước ối của mẹ bầu sau khi bị căng thẳng và thấy rằng căng thẳng ngắn hạn đã không ảnh hưởng đến thai nhi. Còn căng thẳng kéo dài mới dẫn đến sự gia tăng nồng độ CRH trong nước ối, làm tăng những nguy cơ đã đề cập ở trên.

BIỂU HIỆN BÀ BẦU BỊ STRESS KHI MANG THAI

  • Thay Đổi Về Cảm Xúc

Khi mang thai, bà bầu thường khá nhạy cảm, cảm xúc thay đổi thất thường. Mỗi khi đứng trước bất kỳ vấn đề hay khó khăn gì họ thường cảm thấy bật lực và không thể tìm ra biện pháp giải quyết thậm chi họ cảm thấy bản thân mình rất vô dụng. Do đó, tâm trạng họ luôn chán nản và rất mệt mỏi.

Ngoài ra, người bị stress thường dễ bị kích động, lo lắng, tức giận, và thường xuyên rơi nước mắt. Stress lâu ngày sẽ khiến bà bầu bị trầm cảm.

  • Thay Đổi Trong Cơ Thể

Không chỉ riêng thai phụ mà hẫu hết những người bị tress cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng và sức sống. Họ thường xuyên bị đau đầu và gặp 1 số triệu chứng khác.

  • Thay Đổi Lối Sống

Thói quen và lối sống của phụ nữ mang thai bị stress cũng thay đổi. Một số thai phụ chán ăn, nhạt miệng nhưng cũng có những trường hợp ăn rất nhiều, có thai phụ mất ngủ khó ngủ. Chính vì vậy họ thường hay bị quên, trí nhớ giảm sút, khó khăn trong việc tập trung, không đưa ra được bất kỳ quyết định nào.

Đặc biệt, những người bị stress thường hay thu mình vào thế riêng của mình, không muốn chia sẻ với bất kỳ ai hoặc cảm thấy mọi người xung quanh không hiểu và cảm thông cho mình. Họ chán nản và không thích tham gia vào những hoạt động vui chơi giải trí, những chỗ tập trung đông người.

HƯỚNG DẪN CÁCH GIẢM STRESS KHI MANG THAI HIỆU QUẢ

1. Chế Độ Dinh Dưỡng Phù Hợp

 

 

- Uống nhiều nước giúp giảm căng thẳng

Cơ thể bị mất nước nhiều dễ rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ vì vậy hãy bổ sung đủ lượng nước cần thiết trong ngày. Việc uống đủ nước trong ngày giúp cơ thể thoải mái, chống lại được nhiều bệnh tật và tình trạng stress trong công việc.

- Bổ sung vitamin

Hãy sử dụng thêm các loại sữa và bổ sung vitamin cho bà bầu, tích cực uống nước cam, nước dâu nữa! Thời tiết nóng nực hay những lúc căng thẳng, mẹ bầu nên uống 1 ly nước cam, nước dâu sẽ giải tỏa được mọi mệt mỏi trong cơ thể.

Bên cạnh đó, cam và dâu chứa nhiều vitamin C rất tốt cho phụ nữ mang thai. Những lúc căng thẳng, thời tiết nóng nực, mẹ bầu hãy bổ sung cho cơ thể 1 ly nước cam hoặc dâu để giải tỏa cơ thể sau thời gian làm việc mệt mỏi. Cam, dâu còn có tác dụng làm đẹp da, vị chua ngọt giúp đánh tan mệt mỏi rất tốt.

- Ăn quả óc chó

Quả óc chó chứa nhiều axit béo omega-3 được đánh giá là loại quá rất tốt cho sức khỏe của mẹ mang thai. Omega-3 giúp cho hệ thần kinh của mẹ luôn ổn định và có thể hoạt động tốt . Nếu não bộ bị thiếu đi loại axit béo mẹ bầu sẽ cảm thấy tâm trạng mệt mỏi, lo lắng dẫn đến công việc không được như ý muốn. Quả này còn có tác dụng an thai, điều hòa cơ thể mẹ giúp thai nhi phát triển ổn định kháng được nhiều bệnh tật. Khi mang thai mẹ bầu nên nhớ không quên loại quả này.

- Ăn sữa chua

Đa phần bà bầu ai cũng thích ăn sữa chua, không chỉ chứa các loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ đồng thời cũng cung cấp cho bà bầu lượng protein duy trì cảm giác thoải mái, giúp mẹ luôn ở trạng thái vui vẻ, năng động và tràn đầy sức sống.

2. Tâm Sự Và Chia Sẻ Với Chồng

 

 

Phụ nữ mang thai ai cũng muốn được chồng quan tâm và chăm sóc chu đáo. Không gì tuyệt vời hơn là được chồng chăm sóc, lo lắng khi mệt mỏi đặc biệt là trong giai đoạn thai kì. Và sẽ rất hạnh phúc nếu được chồng nấu cho một món gì đó mỗi khi căng thẳng trở về nhà sau giờ làm việc. Ai cũng muốn được người khác quan tâm, lo lắng và phụ nữ mang thai thì lại càng cần điều này!

3. Đi Bộ

Đi bộ là một cách rất tốt để giảm stress không chỉ đối với bà bầu mà còn đối với hầu hết những người đang bị stress. Đi bộ giúp cho cơ thể được thả lỏng, tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn. Đi bộ 20 phút mỗi ngày, bạn đã giảm được phần lớn căng thẳng trong người và cảm thấy thoải mái thần kinh. Đối với bà bầu bạn nên đi bộ thật nhẹ nhàng, đi dạo là tốt nhất để có tác dụng hiệu quả nhất.

4. Tập yoga

Tập yoga cũng là một phương pháp hữu ích không thua kém gì đi bộ. Tập yoga giúp cho cơ thể bạn uyển chuyển, thư giản, giảm stress, ngoài ra còn giúp cho quá trình chuyển dạ ở những người sắp sinh được thuận lợi hơn. Bạn có thể tìm đến các lớp học yoga để được sự chỉ dạy tận tình của các giáo viên hoặc nếu bạn đã có kiến thức về tập yoga thì bạn nên duy trì tập đều đặn 2 đến 3 lần trong một tuần.

5. Massage

Massage là phương pháp tốt nhất giúp cho những người đang mang thai có thể giảm stress nhanh chóng và được hầu hết mọi người ưa dùng phương pháp này. Phương pháp này không mất nhiều thời gian và công sức, chỉ với một giờ massage vùng bụng, hoặc ở đầu, đảm bảo mọi căng thẳng, mệt mỏi trong cơ thể bạn sẽ tan biến hết. Bạn có thể massage tại nhà và nhân viên chính là những ông xã tận tình yêu thương mình. Hoặc có thể đến các trung tâm massage để thực hiện phương pháp này.

 

 

6. Giảm Lượng Đường Và Chất Nóng

Bạn có sở thích ăn ngọt hay là những thức ăn nóng khi mang thai, đó chính là một trong những nguyên nhân làm bạn cảm thấy căng thẳng. Để giảm stress bạn cần hạn chế những thứ đó, nếu sử dụng quá nhiều, chúng sẽ làm giảm sự hấp thụ Vitamin B trong cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi và tăng áp lực hơn khi đang mang thai.

7. Ngủ Đủ Giấc

Mất ngủ là triệu chứng thường xuyên và hay gặp nhất ở những người đang mang thai nhất là vào giai đoạn cuối thai kì. Sự thay đổi lớn về kích thước cũng như các thay đổi bên trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến mất ngủ. Và đó cũng là nguyên nhân chính làm bạn căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình mang thai, vì vậy việc duy trì một giấc ngủ ngon là điều rất cần thiết. Bạn cần tìm hiểu kĩ những phương phương pháp tốt nhất để tránh hiện tượng mất ngủ, nếu cảm thấy khó khăn bạn có thể tìm đến các bác sĩ hay các chuyên gia để được tư vấn và có những lời khuyên tốt tránh tình trạng mất ngủ.

8. Đọc những cuốn sách hay về gia đình

Lựa chọn một không gian yên tĩnh, thoáng đãng, nhiều cây xanh cùng một ly nước ép hoa quả và đọc một cuốn sách hay về cách chăm sóc con và gia đình sẽ là phương pháp giúp bà bầu giảm stress khi mang thai hiệu quả. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng có thể thử qua những cuốn tiểu thuyết tình yêu lãng mạn, những trang truyện tranh vui nhộn hay một cuốn sách về thai giáo… Nó không chỉ giúp bạn bổ sung, mở rộng kiến thức mà khi đầu óc cuốn theo những trang sách, bạn sẽ không còn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi nữa.

9. Thử viết nhật ký

 

 

Phụ nữ vốn có nhiều tâm sự, đặc biệt là khi mang thai. Những suy nghĩ ấy cứ bám lấy tâm trí bạn, khiến bạn cần tìm một người tri kỉ để giãi bày. Hãy lựa chọn một cuốn sổ thật đẹp và viết ra đấy. Đó có thể là lời tâm sự với con yêu về quá trình con hình thành và phát triển, những thay đổi về tính cách, cơ thể của mẹ hay nhật ký với chồng. Những tâm sự của mẹ không chỉ là cách để giảm stress khi mang thai mà bạn còn là những dòng kỉ niệm đáng nhớ dành cho con sau này.

10. Lắng nghe những bản nhạc nhẹ

Tìm đến những bài nhạc nhẹ nhàng cũng là cách để các mẹ giảm stress khi mang thai đơn giản nhất. Hãy tạo cho mình một thói quen nghe những bài nhạc giao hưởng, nhạc không lời với giai điệu chậm rãi, nhẹ nhàng vừa giúp cho tình thần thoải mái, vừa giúp bé phát triển tốt. Những gì bạn cần chuẩn bị chỉ là một danh sách các bài nhạc kèm theo một đôi tai nghe êm, chất lượng và thoải mái khi đeo để thưởng thức.

11. Gặp Gỡ Chuyên Gia

Nếu bạn không thể tự đối phó với căng thẳng, hãy tìm sự giúp đỡ của các chuyên gia. Sự thay đổi tâm trạng có thể là một dấu hiệu của trầm cảm hoặc bạn đang đối mặt quá lớn với căng thẳng và không thể tự kiểm soát. Đừng ngại ngần nhờ sự giúp đỡ nếu cần nhé.

Với các cách làm giảm stress mà Thuocthang.com.vn đã chia sẻ, hy vọng sẽ nhanh chóng giúp bạn lấy lại một tinh thần thoải mái. Nếu thay đổi tâm trạng của bạn kéo dài hơn 2 tuần và không có vẻ tốt lên thì bạn hãy đến bác sĩ để được khám và tư vấn nhé. Chúc bạn thành công.

Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.

19/05/2018

Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.

19/05/2018

Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.

19/05/2018

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.

19/05/2018

Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Xem nhiều

Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.

Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.

 

Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.

Khi mang thai nội tiết tố thay đổi làm cơ thể mẹ bầu tiết ra lượng mồi hôi khiến làn da mặt của mẹ trở nên nhờn và khô sần thiếu sức sống, đây được coi là một trong những tác nhân gây ra mụn. Để cải thiện tình trạng này, cách tốt nhất ngoài việc ăn uống những chất dinh dưỡng giàu vitamin và chất xơ mẹ bầu nên sự dụng sản phẩm sữa rửa mặt để giúp làn da mặt thêm căng bóng và trắng hồng.
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.