Thời gian 9 tháng 10 ngày là giai đoạn mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho thai nhi lẫn lịch tiêm phòng cho mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai. Tiêm phòng đúng cách sẽ giúp mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, tuy nên đâu phải mẹ nào cũng biết cách tiêm phòng đúng và đủ để giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện.
TẠI SAO PHẢI TIÊM PHÒNG BÀ BẦU ?
Khi tiêm vào cơ thể, vắc-xin hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch để sản sinh kháng thể, tức là tạo kháng thể chủ động, giúp cơ thể có thể chống lại bệnh nhiễm trùng và ngăn không cho cơ thể bị bệnh. Tiêm chủng không chỉ bảo bản thân các mẹ mà còn giúp cho thai nhi phát triển tránh khỏi các rủi ro nhất định.
Tuy nhiên nhiều mẹ lại không biết rằng cơ thể họ không có “kháng thể cập nhật mới nhất” và dễ bị các bệnh có thể gây hại cho mẹ hoặc em bé trong bụng. Các mẹ bầu nên đi khám với bác sĩ để tìm ra loại vắc-xin nào họ có thể cần và liệu họ có nên tiêm phòng trong khi mang thai hay chờ cho đến sau khi con họ được sinh ra.
TIÊM PHÒNG BÀ BẦU CÓ AN TOÀN KHÔNG ?
Tất cả các vắc-xin được kiểm tra an toàn dưới sự giám sát của tổ chức y tế có liên quan. Vắc-xin được kiểm tra độ tinh khiết, hiệu lực và độ an toàn, và được theo dõi sự an toàn của nó khi được sử dụng.
Một số người có thể bị dị ứng với một thành phần trong vắc-xin thì không nên tiêm trước khi tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn.
Tuy nhiên các mẹ đều nên tiêm phòng trước khi mang thai vì không phải tất cả các loại chủng vắc-xin này đều được khuyến cáo trong thời gian mang thai.
LỊCH TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI
Trong thai kỳ, sức đề kháng của người phụ nữ yếu hơn bình thường, theo đó nguy cơ nhiễm bệnh cũng sẽ tăng lên, đe dọa sức khỏe của mẹ bầu và an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Do vậy, tiêm phòng trước khi mang thai là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp bảo vệ mẹ và bé yêu tránh khỏi những hiểm họa rình rập trước tình hình dịch bệnh ngày một tăng cao.
1. Sởi – Quai bị – Rubella:
Sởi – Quai bị – Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Bệnh gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm nếu thai phụ mắc phải trong thời gian mang thai:
Sởi: Phụ nữ mang thai mắc sởi có thể có nguy cơ bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm, gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm đường tiết niệu…, ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho thai nhi, khiến thai bị suy, đe dọa nguy cơ sảy thai, sinh non, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Quai bị: Mặc dù không gây vô sinh như ở nam giới nhưng quai bị lại ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai lưu, bệnh đặc biệt nguy hiểm khi mẹ bầu mắc phải trong tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3.
Rubella: Mẹ bầu nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ gây dị tật thai nhi và sảy thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt, hệ thần kinh, xương, tim…).
Sởi – Quai bị – Rubella tuy là bệnh nguy hiểm nhưng đã có thể ngừa được bằng vắc xin. Hiện nay, đã có vắc xin kết hợp giúp phòng cùng lúc 3 bệnh Sởi – Quai bị – Rubella là MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ).
* Lịch tiêm ngừa Sởi – Quai bị – Rubella được khuyến cáo: Tiêm 1 mũi trước khi có thai ít nhất là 1- 3 tháng, không được tiêm khi biết mình đã mang thai.
2. Thủy Đậu
Phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu trong 3 tháng đầu có nguy cơ sảy thai rất lớn. Thủy đậu có thể lây nhiễm từ mẹ sang con và gây bệnh thủy đậu bẩm sinh. Tỷ lệ lây thủy đậu từ mẹ sang con trong 3 tháng đầu thai kỳ là 0.4%. Trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm thủy đậu từ mẹ sau khi chào đời từ 24 – 48%, trong số đó có nguy cơ tử vong.
Nếu trước đây chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu hoặc chưa từng bị thủy đậu, mẹ bầu nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất 1 tháng. Hiện nay, VNVC đang có 2 loại vắc xin ngừa thủy đậu: Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc).
* Lịch tiêm phòng được khuyến cáo: Tiêm 2 mũi trước khi có thai ít nhất là 1-3 tháng, không được tiêm khi biết mình đã mang thai.
3. Cúm
Bà bầu là đối tượng rất dễ bị tổn thương khi mắc cúm do hệ miễn dịch bị suy giảm. Cúm khi tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm phổi và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Trong trường hợp nặng nhất, cúm có thể gây dị tật bẩm sinh thai nhi, bé nhẹ cân hoặc sinh non. Vắc xin ngừa cúm hiện nay có 3 loại: Influvac 0.5ml (Hà Lan), CG Flu 0.5ml (Hàn Quốc) và Vaxigrip 0,5ml (Pháp).
* Lịch tiêm phòng được khuyến cáo: Tiêm 1 mũi vắc xin cúm mỗi năm một lần, có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào nhưng tốt nhất bà bầu nên tránh tiêm trong 3 tháng đầu thai kỳ.
4. Viêm Gan B
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể, gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc phải. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có khả năng cao lây lan cho bé. Vì vậy, trước khi mang thai, phụ nữ nên chủ động xét nghiệm và tiêm vắc xin ngừa viêm gan B (nếu chưa có kháng thể) để bảo vệ cho cả mẹ và con. Có 2 loại vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn bao gồm: Engerix B 1ml (Bỉ) và Euvax B 1ml (Hàn Quốc).
Lịch tiêm phòng được khuyến cáo:
+ Lần tiêm đầu tiên
+ Mũi 2 cách mũi 1: 1 tháng
+ Mũi 3 cách mũi 1: 6 tháng
5. Tiêm Phòng HPV Trước Khi Mang Thai
Ngoài các mũi tiêm phòng trước khi mang thai trên, với phụ nữ dưới 26 tuổi trước khi mang thai cần tiêm thêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) theo chỉ định của bác sĩ
LỊCH TIÊM PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI
Trong thời kỳ mang thai, việc tiêm phòng cũng vô cùng quan trọng mà các mẹ bầu không nên bỏ qua.
– Tiêm vacxin uốn ván: Đây là loại vacxin mà mẹ bầu phải 2 lần tiêm ngừa, mũi thứ 2 cách mũi thứ 1 ít nhất 4 tuần và tối thiểu trước ngày dự sinh 1 tháng, tức là tiêm mũi uốn ván này tốt nhất từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 8 của thai kỳ.
– Bạch hầu – ho gà – uốn ván: Đây là mũi tiêm duy nhất mẹ có thể tiêm phòng từ 27 – 35 tuần. Đây là loại vacxin cần tiêm trong khi mang thai để phòng ngừa ho gà cho con yêu.
NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ CÓ THỂ GẶP SAU KHI TIÊM PHÒNG BÀ BẦU
Các tác dụng phụ có thể xảy ra tối đa ba tuần sau khi tiêm phòng bà bầu. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ và nhân viên y tế
+ Viêm gan A: Đau nhức và đỏ ở chỗ tiêm, nhức đầu, mệt mỏi, phản ứng dị ứng nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra.
+ Viêm gan B : Đau nhức tại chỗ tiêm, sốt
+ Cúm: Tấy đỏ và sưng tại chỗ tiêm có thể kéo dài đến hai ngày, sốt
+ Uốn ván / Bạch hầu: Sốt nhẹ, đau nhức và sưng tại chỗ tiêm
+ Sởi, Quai bị, rubella(MMR): Phát ban không lây nhiễm, sưng các tuyến ở cổ và má, đau và cứng khớp sau một đến hai tuần sau khi chủng ngừa
+ Thủy đậu: Sốt, đau nhức hoặc tấy đỏ tại chỗ tiêm, phát ban hoặc các vết sưng nhỏ đến ba tuần sau khi chủng ngừa
+ Phế cầu khuẩn: Sốt, đau tại chỗ tiêm
+ Vắc xin bại liệt bằng miệng (OPV ): Không
+ Vắc-xin bại liệt bất hoạt (IPV): Đỏ, khó chịu tại chỗ tiêm.
Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ và nhân viên y tế
MẸ BẦU CÓ THỂ TIÊM VẮC-XIN PHÒNG BỆNH Ở ĐÂU?
Tại Hà Nội, mẹ bầu có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh ở những địa điểm uy tín dưới đây:
+ Trung tâm Y tế dự phòng: Địa chỉ 50C Hàng Bài và 70 Nguyễn Chí Thanh.
+ Phòng tiêm chủng Quốc tế: Địa chỉ số 3 Ông Bích Khiêm, quận Ba Đình.
+ Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế: Địa chỉ số 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy
+ Trung tâm dịch vụ Khoa học kỹ thuật và Y tế dự phòng: Địa chỉ 131 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng
+ Phòng tiêm chủng SAFPO: Địa chỉ 135 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng.
+ Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương: Địa chỉ số 1 Yecxanh, quận Hai Bà Trưng.
+ Bệnh viện nhi Trung ương: Địa chỉ 18/879 La Thành, quận Đống Đa
+ Bệnh viện Việt Pháp: Địa chỉ số 01, đường Phương Mai, quận Đống Đa.
+ Trung tâm phòng chống dịch Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: Địa chỉ số 78, Giải Phóng, quận Đống Đa.
Tại TP. Hồ Chí Minh, các mẹ có thể tiêm phòng ở những địa điểm dưới đây:
+ Viện Pasteur: Địa chỉ 167 Pasteur, phường 8, Quận 3.
+ Bệnh viện Từ Dũ: Địa chỉ 248 Cống Quỳnh, Quận 1.
+ Bệnh viện Đại học Y Dược: Địa chỉ 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận.
LƯU Ý NHỎ KHI BÀ BẦU ĐI TIÊM PHÒNG
Với mũi tiêm phòng uốn ván thì đa số thai phụ điều mắc phải là sốt nhẹ và đau ngay vị trí tiêm. Hiện tượng này có thể là giả cúm như hắt hơi, chảy mũi nhưng bạn không nên quá lo lắng, vì hiện tượng này kéo dài tầm 1 – 2 ngày sẽ hết mà không cần dùng thuốc. Để giúp mẹ bầu hiệu quả mà không thuốc đấy chính là khăn chườm đá lau lên vùng trán hoặc dùng khăn ấm lau người cho hạ nhiệt, cung cấp nhiều nước và trái cây giàu vitamin,….
MỘT SỐ MẸO GIÚP BÀ BẦU GIẢM SỐT SAU TIÊM PHÒNG
Sốt là hiện tượng thường gặp sau khi tiêm phòng. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau. Thứ nhất chườm đá lạnh để giúp hạ sốt nhanh. Nếu đã hiểu về 18 tác dụng của lá tía tô, mẹ có thể sử dụng lá đun lấy nước uống hoặc ăn trực tiếp để làm giảm triệu chứng sốt.
Hy vọng với những thông tin bổ ích từ lịch tiêm phòng cho bà bầu trước và trong giai đoạn mang thai sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, Giúp chị em phụ nữ có thêm kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như quá trình hình thành phát triển của thai nhi. Thuocthang.com.vn Chúc bạn mẹ tròn con vuông!
Nguyễn Ngọc
Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.
Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.
Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.
Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.
Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.