Mẹo chế biến và bảo quản bánh chưng, bánh tét được lâu, không bị mốc, thiu: Bánh chưng và bánh tét là hai loại bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bánh được sử dụng xuyên suốt một thời gian Tết, lại làm từ những nguyên liệu tự nhiên không chất bảo quản cộng với thời tiết khi vào Tết nên bánh rất dễ ôi thiu hoặc nấm mốc.
Đừng lo lắng, hãy cùng chuyên mục Mẹo Vặt của Thuocthang.com.vn tham khảo những cách bảo quản bánh chưng và bánh tét không hư hỏng đến tận 10 ngày nhé !
NHỮNG CÁCH BẢO QUẢN BÁNH CHƯNG VÀ BÁNH TÉT LÂU HƯ
1. Lá Gói Bánh Phải Thật Sạch
Bước đầu tiên để làm bánh chưng, bánh tét là bạn phải chuẩn bị lá để gói bánh. Lá gói bánh chưng, bánh tét thường là lá dong hay lá chuối. Lá sau khi mua về phải được rửa sạch qua nước ấm, sau đó lấy khăn sạch lau lại và cuối cùng phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Đôi khi, có một vài thợ làm bánh còn trụng lá 1 lượt nhanh qua nước nóng để thật sạch vi khuẩn.
2. Gói Bánh Vừa Tay Giúp Bánh Không Lại Gạo Và Ẩm Mốc
Trong khi gói bánh, bạn không nên gói bánh quá chặt tay. Vì gói bánh quá chặt sẽ làm bánh dễ bị lại gạo ảnh hưởng đến chất lượng của bánh.
Ngược lại bạn cũng không nên gói quá lỏng, vì như vậy bánh khi nấu sẽ rời rạc và dễ bị hỏng hơn. Bạn nên gói bánh vừa tay, không quá chặt hay quá lỏng.
3. Luộc Bánh Chín Thật Kỹ
Bánh cần luộc chín thật kỹ để gạo nếp nở thật đều. Tốt nhất là bạn nên bảo quản bánh chưng, bánh tét trong ngăn mát tủ lạnh.
4. Khi Bánh Đã Được Luộc Chín, Dùng Nước Sạch Rửa Lại Vỏ Bánh
Khi rửa lại vỏ bánh, phần nước và nhớt tiết ra trong quá trình luộc sẽ được loại bỏ và không bám ngoài bỏ bánh nữa, nhờ đó tránh cho bánh bị ôi thiu nhanh, cách bảo quản bánh chưng này đặc biệt hữu hiệu trong thời tiết nắng nóng.
5. Làm Ráo Nước Sau Khi Luộc Chín
Đối với bánh chưng, khi luộc chín xong, bạn đặt bánh lên mặt phẳng. Sau đó, bạn đặt một tấm bìa lên bánh, rồi dùng vật nặng đè lên để ép bánh ra hết nước.
Bánh tét sau khi luộc bạn chỉ cần treo lên để bánh ráo hết nước. Bạn treo bánh tét ở nơi thoáng mát, không bụi bẩn và tránh ánh nắng trực tiếp.
6. Treo Bánh Chưng Ở Nơi Sạch Sẽ, Mát Mẻ, Thoáng Gió
Nhờ quá trình treo này, phần mặt bánh chưng sẽ khô se, đảm bảo vệ sinh nên sẽ vừa giữ được lâu hơn khi để ở mặt đất hay mặt bàn nóng, ẩm.
7. Dùng Đến Đâu Chỉ Cắt Đến Đó Và Bảo Quản Kỹ
Một chiếc bánh tét hoặc bánh chưng bình thường có kích thước khá lớn. Mỗi khi ăn chúng ta chỉ dùng một phần nhỏ, phần còn lại bạn dùng giấy bảo quản thực phẩm gói lại, bảo quản thật kỹ.
Không cho tiếp xúc với bụi bẩn và không khí bên ngoài.8. Dao Cắt Bánh Phải Thật Sạch
Dao bạn dùng để cắt bánh phải là dao sạch chưa qua sử dụng. Nếu không, các chất bẩn từ thực phẩm khác bám vào sẽ làm bánh rất dễ bị thiu.
9. Bảo Quản Trong Tủ Lạnh
Để bánh chưng vào tủ lạnh có thể khiến bánh dễ bị lại gạo (cứng gạo) nhưng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, ẩm nồm thì tủ lạnh lại là cách bảo quản bánh chưng quen thuộc này. Bạn chỉ cần để bánh trong ngăn mát tủ lạnh, khi ăn thì cắt đến đâu, ăn tới đó, phần bánh còn lại bạn nên dùng màng bọc thực phẩm bao kín phần bánh còn lại để vỏ chúng không bị khô.
Phần bánh trong tủ lạnh bạn có thể luộc, hấp hoặc rán lại để bánh mềm trước khi ăn. Nên nhớ, hãy hạn chế việc rán bánh vì cách chế biến này làm tăng chất béo (dầu/mỡ) trong bánh.
KINH NGHIỆM GÓI BÁNH CHƯNG ĐƯỢC NGON VÀ ĐỂ ĐƯỢC LÂU
Lá dong chọn lá bánh tẻ (lá không non, cũng không già quá) và phải rửa thật kĩ, lau khô.
Muốn bánh chưng giữ được lâu thì khâu rửa lá là rất quan trọng. Thông thường bánh hay bị vữa, mốc là do vi khuẩn từ lá xâm nhập vào.
Nếp gói bánh phải chọn loại nếp ngon (nếp Hà Nội, hay nếp Bắc hạt to tròn, thơm và dẻo), vo gạo thật sạch dưới vòi nước, để ráo nước.
Để bánh chưng được xanh, có thể dùng lá riềng (hay lá dứa), giã rồi vắt lấy nước, trộn chung với gạo, như thế bánh sẽ có màu xanh tự nhiên. Xóc gạo với một chút muối, để khoảng 30 phút sau thì có thể gói được.
Nhân bánh chưng thường là thịt heo, hành, gừng, đậu xanh và tiêu đen xay. Thịt heo không nên chọn thịt nạc, vì thịt nạc sẽ xác và không thơm bánh. Nên chọn thịt ba chỉ (ba rọi) có cả mỡ lẫn nạc.[ADS Ướp thịt với chút gia vị riêng bên ngoài cho thấm.
Đậu xanh nên chọn đậu còn cả vỏ, ngâm nước cho nở đầy rồi dùng tay bóp nhẹ để lấy hết vỏ. Xóc chút muối và hấp chín đậu, sau đó đánh tơi nhuyễn.
Khi nào bắt đầu gói bánh mới trộn chung thịt + hành, gừng + tiêu đen nêm chút muối trắng cho đậm đà.
Một chiếc bánh chưng nên gói khoảng 600g gạo nếp (khoảng 2 chén) là vừa khéo. Trải mặt sau lá dong (để bánh có màu xanh) vào khuôn làm bánh, hoặc trên một mặt phẳng rồi dùng chén múc gạo nếp đổ vào trong khuôn, cứ một lớp gạo là một lớp đậu, thịt (tùy theo sở thích mà cho nhân nhiều hay ít). Gói bánh thật chặt, cột lại bằng dây lạt (loại lạt được chẻ từ cây giang, hoặc cây vầu rất dai và chắc).
Để bánh chưng ngon, ngoài gạo nếp dẻo, nhân bánh ngon, khâu luộc bánh cũng rất quan trọng. Nên thả bánh vào nồi rồi mới đổ ngập nước lạnh vào. Trong quá trình luộc bánh, phải giữ ngọn lửa lớn để bánh được rền (sôi) nhừ.
Khi châm nước thêm vào nồi, phải dùng nước sôi, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Thời gian luộc bánh phải từ 10 – 12 giờ bánh mới thấm đủ nước và chín đều.
Bánh chín vớt ra để ráo, rải bánh trên nia (làm bằng tre) rồi dùng mâm hay vật nặng ép bánh cho vuông đều. Sau đó lại bánh (gói lại) bằng một lớp lá dong xanh bên ngoài cho đẹp.
CÁCH XỬ LÝ BÁNH TÉT, BÁNH CHƯNG BỊ MỐC, CHUA:
Bánh chưng và bánh tét là những loại thực phẩm có độ ẩm cao và giàu chất dinh dưỡng. Bánh rất dễ bị nấm mốc, thiu, phần lá sẽ bị ôi thiu đầu tiên, nếu bạn phát hiện sớm thì có thể xử lý chúng theo cách sau:
- Bạn loại bỏ phần lá cũ bên ngoài ra, sau đó gói lại bằng lớp vỏ mới và luộc bánh thêm 1 lần nữa.[ADS Cách làm này giúp cho bánh vừa được diệt khuẩn vừa loại bỏ được các nguy cơ nhiễm mốc và ngăn chặn nấm mốc thẩm thấu vào trong bánh.
- Cách khác bạn có thể hơ bánh trên bếp gas cho lửa đốt hết phần nấm mốc bên ngoài bánh.
- Tuy nhiên, trong trường hợp mốc đã vào trong bánh, tốt nhất bạn nên cắt bỏ phần bánh bị hỏng và chế biến ngay bằng cách chiên bánh. Mẹo nhỏ để chiên bánh không ngán dầu mỡ là dùng nồi chiên không dầu giúp bạn chiên giòn mà không lo béo, thừa cân.
Với những mẹo và lưu ý trên hi vọng đã mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn. Giúp bạn bảo quản bánh được lâu hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Way.com.vn chúc các bạn áp dụng thành công bí quyết bảo quản bánh chưng ngày Tết của chúng tôi.
Mrs Hoàng Quyên
Sâu chít là một trong những loại thuốc bổ của Đông y giúp bồi bổ và nâng cao sức khỏe. Ngoài việc được người dân thu hái về làm thức ăn, nó còn là một loại thực phẩm giàu giá trị điều trị bệnh, đặc biệt là phục hồi sức khỏe sau khi bệnh. Rượu sâu chít có mùi thơm đặc trưng, rất ngon và bổ dưỡng.
Nha đam là loại cây phổ biến, được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhờ khả năng làm đẹp, nguyên liệu nấu ăn và lợi ích như một vị thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, nha đam ngâm rượu mang lại hiệu quả dưỡng ra và tăng tuần hoàn máu rất cao.
Hà thủ ô là thảo dược quý và quen thuộc được nhiều người nhắc đến, sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh. Bên cạnh đó hà thủ ô còn dùng để ngâm rượu để bồi bổ cơ thể, giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh và giúp làm chậm lão hóa, trẻ hóa làn da cho chị em.
Sâm đương quy là một trong những dược liệu quý hiếm sở hữu nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Ngoài việc sắc uống thì sâm đương quy còn có thể ngâm rượu. Sử dụng rượu ngâm sâm đương quy mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, bổ huyết, trẻ lâu …
Người ta đã sử dụng củ gừng trong nhiều thế kỷ qua để chữa nhiều bệnh như đau bụng, làm đẹp da, giữ dáng… Bên cạnh đó, việc ngâm rượu gừng còn mang tới cho người dùng rất nhiều công dụng khác về sức khỏe cho phái nữ.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Sơn móng tay là thói quen làm đẹp phổ biến của chị em phụ nữ và vì vậy tẩy sơn móng tay cũng trở thành một trong những việc không thể thiếu trong quy trình này. Ngoài acetone, sử dụng các nguyên liệu quen thuộc có sẵn trong nhà cũng là cách tẩy sơn móng tay an toàn và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để “chữa cháy” trong những trường hợp cần thiết.
Chắc hẳn chúng ta ai ai cũng đều mong muốn sở hữu làn da mịn màng, sạch sẽ, khỏe mạnh và không có chiếc lông xấu xí phải không nào ? Những chiếc lông trên da vừa thiếu thẩm mỹ vừa khiến bạn tự ti vì thế bạn thường nghĩ ngay tới chiếc dao cạo để loại bỏ chúng ngay lập tức. Nhưng đây là cách làm không tốt cho làn da của chúng ta, dùng dao cạo có thể gây tổn thương và để lại sẹo trên da. Vì thế ngày càng nhiều người sử dụng phương pháp waxing hay còn gọi wax lông với những công thức wax lông tại nhà vừa mang tới hiệu quả triệt lông tốt mà còn đảm bảo độ an toàn cho làn da của bạn đó.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Quyết định để tóc cụp có nghĩa là bạn phải dành thời gian đầu tư chăm sóc cho mái tóc của mình hơn hẳn so với những loại tóc bình thường. Chỉ cần lơ là một chút là mái tóc sẽ xơ rối, lòa xòa nhìn mất thẩm mỹ.