Sức đề kháng kém có thể làm giảm chức năng hô hấp, làm tăng nguy cơ tái phát và làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vậy người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Vậy hôm nay | thuocthang.com.vn gửi đến bạn đọc những chia sẽ về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh phổi mạn tính tăng cường sức đề kháng nhé !
1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì ?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh viêm phổi mãn tính được gây ra luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho, tiết chất nhầy (đờm) và thở khò khè. Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc lâu dài với các chất khí hoặc hạt vật chất kích thích, thường là từ khói thuốc lá. Những người bị COPD có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư phổi và một loạt các tình trạng khác.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm:
Khí phế thủng: Tổn thương túi khí trong phổi
Viêm phế quản mãn tính: Đặc trưng bởi sự tăng tiết nhiều đờm nhầy trong phế quản và có biểu hiện ho khạc đờm tối thiểu 3 tháng liên tục trong năm, kéo dài 2 năm liên tiếp.
COPD là một tình trạng phổ biến chủ yếu ảnh hưởng đến người trung niên hoặc người cao tuổi hút thuốc. Tuy nhiên, có khá nhiều người không nhận ra mình bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các vấn đề về hô hấp có xu hướng trở nên tồi tệ dần theo thời gian và có thể hạn chế các hoạt động bình thường, mặc dù điều trị có thể giúp kiểm soát tình trạng này.
2. Vai trò dinh dưỡng
Cơ thể của chúng ta sử dụng thực phẩm làm nhiên liệu cho tất cả các hoạt động. Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên áp dụng chế độ dinh dưỡng ”riêng” cho người bệnh. Chế độ dinh dưỡng này không thể chữa khỏi được bệnh; nhưng sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn, thể chất và tinh thần sẽ tốt hơn. Người bệnh cần duy trì tốt cân nặng phù hợp với chiều cao. Vì tình trạng dư cân béo phì sẽ làm gia tăng tình trạng khó thở. Hoặc, gầy yếu quá lại làm cho người bệnh nhanh chóng kiệt sức, suy nhược cơ thể, dễ mắc bệnh lý nhiễm trùng,…
3. Chế độ dinh dưỡng
Nhóm chất đạm (protein):
Thức ăn chứa nhiều đạm: sữa, trứng phô mai, thịt, cá, thịt gia cầm, các loại hạt và đậu khô hoặc đậu Hà Lan.
Ăn chất đạm ít nhất hai lần một ngày để giúp duy trì cơ hô hấp mạnh mẽ.
Ăn nhiều đạm thực vật: đậu hủ, đậu nành, và các loại đậu
Ăn đạm động vật ở mức giới hạn (ăn ít): thịt (< 100g/ngày), trứng (1.5 gà, hoặc 1 vịt/ ngày), sữa (< 400ml/ngày)
Để giảm cân: Chọn các nguồn đạm ít chất béo như thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo.
Để tăng cân: Chọn chất đạm có hàm lượng chất béo cao hơn, như sữa nguyên chất, phô mai, và sữa chua.
Nhóm chất béo (fat):
Chọn chất béo đơn và đa không bão hòa, không chứa cholesterol: chất béo này thường ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng và đến từ các nguồn thực vật, chẳng hạn như dầu cải, dầu oliu, hướng dương,…
Sử dụng khoảng 4 muỗng cà phê hoặc < 20 g / ngày
Để giảm cân: Hạn chế ăn các chất béo này.
Để tăng cân: Thêm các loại chất béo vào bữa ăn của bạn (món ăn xào, chiên, trộn salad…)
Hạn chế thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa: như bơ sữa, bơ thực vật, mỡ lợn, mỡ và da từ thịt, dầu thực vật hydro hóa, thực phẩm chiên và bánh ngọt.
Nhóm chất xơ – vitamin và khoáng chất:
Ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón, 300 – 500 gram các loại hạt, trái cây và rau quả.
Vitamin và các khoáng chất: Nên bổ sung Canxi, vitamin D
Thức ăn giàu Canxi và sinh tố D: tôm, cá (100 – 200g/ngày), phô mai (2 miếng), sữa (200ml), sữa chua (1 hũ).
Phơi nắng
Bổ sung thêm Kali (đặc biệt trong gia đoạn dùng Corticoid đường toàn thân): từ trái cây (chuối, cam, trái cây khô), nước dừa, rau, nước canh rau.
Muối ăn (Natri): Giảm ăn muối, < 5 g / ngày.
Tăng cường rau xanh, trái cây tươi:
Các loại rau xanh và trái cây tươi rất tốt cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Loại thực phẩm này bổ sung đầy đủ chất xơ, các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Rau xanh và trái cây tươi cũng là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tốt cho chức năng hô hấp của người bệnh.
Uống đủ nước:
Bệnh nhân cần uống đủ 1,5 - 2 lít/ngày. Nước giúp làm loãng đờm, dễ khạc đờm. Uống đủ nước cũng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp phòng ngừa táo bón.
Ưu tiên thức ăn dễ tiêu:
Do bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, khó thở nên cần ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. Khi chế biến cần lưu ý nấu mềm, nhừ giúp người bệnh dễ nhai, nuốt và dễ tiêu hóa.
Chia nhỏ bữa ăn:
Nếu người bệnh mệt, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Tuy nhiên cần đảm bảo đủ số lượng và đủ chất. Nên ăn chậm, nhai kỹ. Khi ăn nên ngồi thẳng lưng để tránh tạo áp lực lên phổi.
Tăng thực phẩm có tính kháng viêm:
Thực phẩm có nhiều Omega 3 (EPA): Cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi… ăn 3 lần/tuần. Hoặc uống bổ sung
Thực phẩm chống Oxy hóa:
Rau: Cải mầm, xà lách, bó xôi, baro, cải cay…
Quả: Đu đủ, mơ, cà rốt,…
Uống nước trà xanh
Trên này là những chia sẽ về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được bạn đọc tăng cường sức khỏe cho người thân và gia đình nhé!.
Danh Trường
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.