Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường hô hấp

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa và tái đi tái lại nhiều lần. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những yếu tố tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Vào thời điểm giao mùa đông - xuân, chế độ ăn uống cho trẻ để tránh các bệnh về đường hô hấp luôn là mối bận tâm của các bậc phụ huynh.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường hô hấpChế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường hô hấp

Vậy bệnh đường hô hấp là gì ? Và cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị viêm đường hô hấp hợp lý.

1. Viêm đường hô hấp ở trẻ là gì ?

Bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ như: cúm, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản là nỗi ám ảnh đối với cha, mẹ. Bên cạnh những nguyên nhân khác, yếu tố chính dẫn tới các bệnh về hô hấp là do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Chúng rất mẫn cảm với các yếu tố của môi trường xung quanh, đặc biệt là vi khuẩn, vi – rút

1.1 Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp gồm: Virus (virus Rhino, Adeno, virus cúm Parainfluenza, Coronavirus, virus hô hấp hợp bào RSV), vi khuẩn (Haemophilus influenzae, liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, một số loại nấm,...) và các yếu tố thuận lợi như thời tiết lạnh, giao mùa, trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi), trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, bị suy giảm miễn dịch, sau phẫu thuật, không gian sống chật hẹp, vệ sinh kém,...

Các bệnh viêm đường hô hấp trên bao gồm: viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa ... Những bệnh này có thể xảy ra cấp tính hoặc diễn biến mạn tính. Nếu không chữa trị dứt điểm, viêm đường hô hấp trên có thể chuyển thành viêm đường hô hấp dưới, đặc biệt là viêm phế quản, viêm phổi cấp tính.

1.2 Triệu chứng của bệnh

 

3r2Chảy nước mũi là 1 trong triệu chứng

 

Triệu chứng của viêm đường hô hấp gồm:

Sốt: Sốt vừa hoặc sốt cao 39 - 40 độ C, hầu hết là sốt liên tục, có thể bị co giật, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi;

Ho, chảy nước mũi, hắt hơi, quấy khóc, ngủ kém;

Khó thở do nghẹt mũi nếu viêm đường hô hấp trên hoặc do phế quản bị phù nề và co thắt nếu viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản co thắt). Biểu hiện của khó thở là thở nhanh, môi tím tái, cánh mũi phập phồng, rối loạn nhịp thở và số lần thở, lõm xương ức hoặc lõm các khe liên sườn.

Hầu hết trẻ bị viêm đường hô hấp trên thể nhẹ thường chỉ kéo dài vài ngày là tự khỏi dù không sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn phải theo dõi sức khỏe của trẻ cẩn thận, nếu thấy trẻ ho nhiều, mệt mỏi, nôn ói, tím tái, sốt trên 38°C, co giật, và khó thở cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để xử trí kịp thời, đề phòng các biến chứng viêm phế quản,viêm phổi, viêm cầu thận, viêm não,thấp tim ,... 

Việc điều trị cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp gồm điều trị có dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc. Điều trị có dùng thuốc gồm: Điều trị triệu chứng (giảm ho, giảm đau, chống viêm, hạ sốt) và điều trị căn nguyên (nếu nguyên nhân do vi khuẩn có thể dùng thuốc kháng sinh). Điều trị không dùng thuốc gồm vệ sinh mũi, làm thông thoáng đường thở cho trẻ, duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng của cơ thể và tạo môi trường sống trong lành, sạch sẽ cho bé. Việc điều trị cho trẻ bằng thuốc kháng sinh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc.

2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường hô hấp

 

rYechế độ dinh dưỡng hợp lý

 

Ở giai đoạn ủ bệnh viêm đường hô hấp, trẻ có tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Khi bị bệnh, triệu chứng đau họng, nghẹt mũi, kết hợp sử dụng kháng sinh dài ngày làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột khiến trẻ biếng ăn hơn. Đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ để cải thiện sức đề kháng, giúp bé mau chóng khỏi bệnh;

Cho trẻ ăn uống, bú mẹ theo nhu cầu, không cần thiết phải kiêng cữ quá mức hoặc ép trẻ phải ăn hết phần thức ăn đã được chuẩn bị;

Không nên cho trẻ ăn thức ăn, đồ uống lạnh (ăn lạnh làm tình trạng viêm họng diễn tiến phức tạp hơn) hay thực phẩm mà trẻ bị dị ứng;

Nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày với số lượng ít hơn và thức ăn mềm hơn, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Có thể bổ sung thêm rau xanh và trái cây vào chế độ ăn của trẻ lớn và nước ép hoa quả vào chế độ ăn của trẻ nhỏ;

Cho bé uống đủ nước vì trẻ có nguy cơ mất nước do sốt và thở nhanh. Đồng thời, việc uống nhiều nước cũng có tác dụng làm dịu cổ họng và làm loãng đờm;

Nếu bé bị nôn ói 1 - 2 lần/ngày và vẫn vui vẻ, chơi đùa bình thường thì chỉ cần cho bé ăn hoặc uống thêm sữa ngay sau khi nôn ói để bé không bị đói và sụt cân.

Vì vậy, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ để bé sớm hồi phục sức khỏe. Một số lưu ý quan trọng gồm:

2.1 Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A

 

dfds

 

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị giác và giúp bảo vệ cơ thể trẻ chống lại tình trạng nhiễm trùng. Đặc biệt, vitamin A giúp tăng cường tế bào biểu mô và chất dịch nhầy của hệ hô hấp. Các chất dịch nhầy này ngăn ngừa sự tấn công của vi trùng và vi khuẩn. Chính vì thế, đây là loại vitamin rất quan trọng cho đường hô hấp của trẻ em.

2.2 Bổ sung chất xơ trong bữa ăn cho trẻ

Y học đã chứng minh, chất xơ có vai trò rất lớn trong tiêu hóa, làm sạch đường ruột, góp phần tăng cường hệ miễn dịch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, người lớn cần 20 gam – 22 gam chất xơ mỗi ngày, còn ở trẻ em thì chỉ cần ½ số này. Các vị phụ huynh có thể chế biến đa dạng món ăn bổ sung chất xơ cho trẻ từ nhiều loại thực phẩm. 

2.3 Chất đạm động vật

Các loại thực phẩm giàu đạm động vật như: thịt heo, bò, gà, tôm, cua… và trứng chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu. Theo nghiên cứu của nhóm TS. Mark M., ĐH Washington, Mỹ, đạm động vật được xem là quan trọng cho trẻ trong giai đoạn đang tăng trưởng vì đạm này ngoài cung cấp đủ 9 axit amin thiết yếu, còn cung cấp thêm sắt, vitamin B12. Trong đạm động vật có rất nhiều protein giúp tham gia miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, chất đạm động vật phòng bệnh rất tốt cho trẻ nhỏ.

2.4 Cho trẻ uống đủ nước

Nước có tác dụng đưa bạch cầu đi khắp cơ thể, đồng thời đào thải những chất độc hại ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Một lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường trao đổi chất ở trẻ, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào. Cha mẹ cần luyện tập thói quen uống nước thường xuyên ở trẻ.

 

greg

 

Cách phòng tránh bệnh: 

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh viêm đường hô hấp
  • Tránh các yếu tố gây hại cho đường hô hấp của trẻ như bụi bẩn, khí độc, hơi nóng,...
  • Giữ vệ sinh và bảo quản sữa mẹ đúng cách, tránh nhiễm khuẩn
  • Phụ huynh nên rửa tay đúng cách trước và sau khi chăm sóc trẻ
  • Cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng hằng ngày bằng nước muối
  • Giữ ấm cơ thể của bé vào mùa đông, đặc biệt là vùng cổ, ngực, bụng, bàn tay, gan bàn chân
  • Tránh cho trẻ nằm phòng điều hòa quá lạnh hoặc sinh hoạt ngoài trời quá lâu, đặc biệt trong thời điểm chuyển mùa
  • Hạn chế đưa bé đến những nơi đông người trong mùa dịch
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học: Bữa ăn của trẻ nên đa dạng và cân bằng giữa 4 nhóm chất là chất đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
  • Vệ sinh môi trường sống, phòng ở nên lưu thông không khí tốt, tránh tình trạng bí bách, ẩm thấp
  • Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để tạo miễn dịch chủ động giúp bé phòng tránh được nhiều căn bệnh truyền nhiễm.

Trên đây là những chia sẽ về bệnh viêm đường hô hấp,chế độ dinh dưỡng và cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Hy vọng những chia sẽ này sẽ giúp ích cho các phụ huynh phòng và lên chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ khi mắc bệnh

Danh Trường

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018
Tiêm vắc xin trước khi mang thai là việc làm cần thiết đối với tất cả mẹ bầu. Bởi việc mắc các bệnh do virus, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy việc tiêm phòng trước khi mang thai là vô cùng cần thiết.
19/05/2018
Trẻ ở độ tuổi đi học mầm non rất cần tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin do “khoảng trống miễn dịch”, độ tuổi này trẻ gia tăng tiếp xúc xã hội thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn, nên đây chính là đối tượng cần tiêm nhắc và tiêm mới nhiều loại vắc xin phù hợp để phòng tránh các bệnh nguy hiểm khi cho trẻ đến trường.
19/05/2018

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến 59.000 người tử vong do dại. Dại là căn bệnh nguy hiểm vô cùng nguy hiểm khi phát hiện, 100% người bị vật cắn khi đã lên cơn dại sẽ tử vong. Vì vậy việc tiêm vắc xin phòng dại là cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại khi bị động vật cắn, mỗi bậc phụ huynh cần tìm hiểu về lịch tiêm phòng dại cho trẻ em để đảm bảo tiêm đủ và đúng phác đồ.

19/05/2018
Quai bị là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy căn bệnh này gây ra các biến chứng với tỷ lệ khá thấp nhưng lại rất nguy hiểm tới tính mạng hoặc để lại di chứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.
19/05/2018
Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ cao đối với viêm gan A, đặc biệt là trẻ em. Bệnh viêm gan A có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ em. Vì vậy cần tiêm vắc xin phòng viêm gan A cho trẻ, Đây là việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ bé yêu khỏ bệnh viêm gan A.
Xem nhiều

Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..

Tập Yoga cho trẻ em là sự lựa chọn của nhiều cha mẹ khi tìm kiếm cho con mình một bộ môn thể dục giúp vận động, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Theo các giáo viên Yoga, tập Yoga cho trẻ em mang lại rất nhiều lợi ích cho bé như tăng cường sức khỏe, mang đến niềm vui cho trẻ hay giúp tăng chiều cao...

Sử dụng thuốc tẩy giun khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ vô cùng khiếp sợ hay ám ảnh. Chúng có thể gây “dị ứng” cho một số người. Do đó, để tẩy giun nhanh chóng, an toàn và không phải đụng chạm đến thuốc bạn có thể tẩy giun bằng những nguyên liệu thiên nhiên sau:

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.

Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.