Huế không những nổi tiếng về danh lam thắng cảnh, mà xứ huế còn nổi tiếng về nhiều món ăn, trong đó có món chả tôm. Chả tôm là món ăn ngon, dai ngọt, đậm chất ân tình của quê hương xứ huế. Tôm có vị ngọt thanh của thịt, vị mặn của biển, là món ăn bổ dưỡng mang hương vị của vùng duyên hải nắng gió.
Vậy chả tôm là gì ? Dinh dưỡng và tác dụng của chả tôm đối với sức khỏe như thế nào? Cách làm chả tôm ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết này của | thuocthang.com.vn để tìm hiểu chi tiết nhé.
1. Chả tôm là gì?
Chả tôm được làm từ thịt tôm xay nhuyễn cùng với một số loại gia vị và nguyên liệu cần thiết khác. Tôm sau khi được xay sẽ được đem đi hấp hoặc chiên để trở thành chả tôm. So với độ ngọt, thì chả tôm sẽ nhạt và bở hơn so với chả thịt, nhưng chả tôm có chứa nhiều canxi, và các nhóm chất dinh dưỡng khác.
2. Dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của chả tôm
Chả tôm không chỉ chứa nhiều năng lượng, protein, choresterol, natri mà còn chứa rất nhiều các loại nhóm khoáng chất và vitamin. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, việc ăn nhiều tốt rất có lợi cho sức khỏe con người. Nếu bạn muốn duy trì một chế độ ăn kiêng hợp lý mà ít tinh bột thì ăn tôm có thể là một lựa chọn không tồi. Trong tôm có đầy đủ các loại thành phần dinh dưỡng cho một bữa ăn đầy đủ rau xanh và thịt cá.
Trong chả tôm có chứa nhiều chất chống oxy hóa, tốt cho tim mạch và giảm quá trình lão hóa da ở phụ nữ. Một số nhóm chất như selen có trong tôm cũng được xem là có khả năng ngăn ngừa một số căn bệnh ung thư hiệu quả.
Mặc dù, hàm lượng choresterol trong tôm cũng khá cao nên bạn không nên duy trì ăn tôm quá thường xuyên. Tôm cũng là loại hải sản dễ gây dị ứng với một số người, nên bạn cần cẩn trọng khi dùng. Tôm có chứa hàm lượng kcal cũng khá cao, trung bình 100g tôm có tới 90calo, bạn chỉ nên ăn từ 500g tôm mỗi ngày, trong trường hợp bạn không ăn thêm gì khác nhiều và muốn áp dụng chế độ giảm cân.
3. Cách làm chả tôm Huế
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu
+ 250g tôm
+ 20g mỡ heo
+ 1 quả trứng vịt
+ 200ml nước dừa
+ 2 củ hành tím
+ 3 tép tỏi
+ Gia vị: Muối, bột ngọt, đường phèn, tiêu, dầu hạt điều.
+ Giấy nến, xửng hấp
3.2 Cách chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
+ Bạn lấy 250g tôm, bóc vỏ rồi bỏ đi phần đầu tôm và chỉ lưng. Tiếp đến, bạn chà tôm với ½ muỗng cà phê muối, rửa lại với nước sạch rồi để ráo. Lấy tôm ngâm với 200ml nước dừa trong 30 phút rồi vớt tôm ra, dùng khăn sạch để thấm bớt nước nữa nhé!
+ Mỡ heo mua về bạn rửa sơ với nước rồi thái hạt lựu.
+ Hành tím, tỏi thì bạn lột vỏ và thái lát mỏng.
+ Tách lấy lòng đỏ trứng vịt, bỏ vào một cái chén rồi thêm ⅓ muỗng cà phê dầu hạt điều, khuấy đều. Đừng để lên bọt nhé
Bước 2: Giã thịt tôm
Tôm sau khi ngâm nước dừa và thấm nước, bạn nêm vào ⅓ muỗng cà phê muối, ⅓ muỗng cà phê bột ngọt, ⅓ muỗng cà phê tiêu, ⅓ muỗng cà phê đường phèn rồi đổ hết phần hành tím, tỏi đã xắt lát vào rồi bắt đầu giã nhuyễn.
Tiếp đến, bạn cho ½ phần lòng trắng trứng vịt vào và giã hỗn hợp thêm 2 phút nữa.
Bước 3: Trộn chả tôm
Bạn lấy hỗn hợp tôm đã giã nhuyễn ra đĩa lớn, cho hết phần mỡ heo vào rồi trộn đều lên. Nhào hỗn hợp chả khoảng 5 - 10 phút cho đến khi thịt tôm săn lại là được.
Bước 4: Gói và hấp chả
Bạn lót giấy nến ở dưới rồi cho hết phần chả tôm vừa nhào tạo hình tùy thích. Tiếp đó, bạn quét toàn bộ lòng trắng trứng còn lại lên bề mặt thịt tôm.
Đặt xửng hấp lên bếp, đợi cho nước sôi rồi bạn cho thịt tôm có lót giấy nến vào nồi, phủ 1 lớp khăn lên miệng nồi để tránh hơi nước nhỏ vào chả, đậy nắp kín và hấp trong 30 phút với lửa lớn.
Sau 30 phút, bạn mở nắp nồi hấp rồi dùng khăn giấy khô thấm bớt nước trên mặt chả rồi quét lòng đỏ trứng gà lên.
Tiếp tục hấp trên lửa vừa, mở nắp cho đến khi lòng đỏ khô lại là được.
Chả tôm Huế vẻ ngoài rất bắt mắt. Chả tôm dai, thơm, vị vừa phải. Hy vọng rằng với bài viết này bạn sẽ tham khảo và thực hiện thành công công thức trên nhé. Chúc bạn ngon miệng!.
Danh Trường
Thịt dê được biết đến là một nguyên liệu bổ dưỡng và chế biến được thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau, đặc biệt là món thịt dê hầm thuốc bắc rất bổ dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe, và có tác dụng phòng và chữa bệnh.
Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.
Cây tía tô là một trong những loại rau thơm rất phổ biến hiện nay, đây là một trong những loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài công dụng làm gia vị trong các món ăn ra thì tía tô còn có công dụng khác là chữa bệnh.
Mứt vỏ bưởi không chỉ là món ngon ngày tết được yêu thích mà còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, giúp ngăn ngừa một số căn bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, chán ăn. Những người có bệnh về gan cũng nên sử dụng mứt vỏ bưởi.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.