Cách Phòng Tránh Hiện Tượng Băng Huyết Sau Sinh Hiệu Quả

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Băng huyết sau sinh là một trong những tình trạng tai biến sản khoa phổ biến. Nguy hiểm hơn là đây là vẫn là nguyên nhân dẫn đến sản phụ tử vong hàng đầu trên thế giới và cả Việt Nam. Bởi vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ tình trạng này để bảo vệ thật tốt sức khỏe của cả mẹ và bé.

Cách Phòng Tránh Hiện Tượng Băng Huyết Sau Sinh Hiệu QuảCách Phòng Tránh Hiện Tượng Băng Huyết Sau Sinh Hiệu Quả

Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu quá nhiều sau khi chuyển dạ dẫn đến tử vong ở người mẹ. Có hai loại băng huyết được xếp theo thời gian là:

+ Băng huyết nguyên phát: tình trạng mất máu nhiều hơn 500ml trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh, cứ 100 phụ nữ sẽ có 5 người mắc phải tình trạng này. Tình trạng băng huyết nghiêm trọng ít phổ biến hơn, trong 1000 người chỉ có 6 người bị băng huyết.

+ Băng huyết thứ phát: chảy máu nhiều và có bất thường ở âm đạo trong khoảng từ sau 24 giờ đầu đến 12 tuần sau khi sinh, cứ 100 người thì sẽ có 2 người mắc tình trạng bang huyết thứ phát.

NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN BĂNG HUYẾT SAU SINH ?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng băng huyết sau sinh, có thể kể đến một số nguyên nhân như:

Đờ tử cung (tử cung không thể co hồi nhỏ lại sau khi thai nhi đã được lấy ra)

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất và các yếu tố có thể dẫn đến bị đờ cổ tử cung có thể kể đến là:

- Chất lượng cơ của tử cung kém: do người mẹ sinh nhiều lần, hoặc do tử cung có u xơ, tử cung dị dạng.

- Tử cung quá căng: do người mẹ chửa sinh đôi hoặc sinh ba.., nước ối quá nhiều và con to.

- Do chuyển dạ kéo dài.

- Bị nhiễm trùng ối.

- Thai phụ bị suy nhược và thiếu máu.

  • Do Bất Thường Của Bánh Rau

- Khi diện tích bánh rau lớn, đến lúc bị bong ra sẽ gây chảy máu nhiều như trong phù nhau thai.

- Rau bám có hiện tượng bất thường: Rau tiền đạo và rau bám thấp...dẫn tới chảy máu nhiều.

- Do rau không bong được (rau cài răng lược)

  • Bị Tổn Thương Đường Sinh Dục

 

 

- Vỡ tử cung hay rách cổ tử cung và âm đạo cũng có thể xảy ra trong các trường hợp đẻ thường. Nhưng các biến chứng này thường xuất hiện nhiều hơn trong ở các trường hợp đẻ khó nên cần can thiệp thủ thuật.

- Một số trường hợp đẻ quá nhanh hoặc đẻ rơi cũng có thể dễ dẫn tới tổn thương đường sinh dục.

  • Bị Rối Loạn Đông Máu

Hiện tượng này thường xảy ra trong các trường hợp như: rau bong non, thai lưu, tắc mạch ối, nhiễm trùng...

Phụ thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, việc cầm máu có tích cực hay không mà băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau:

- Thiếu máu và viêm tắc tĩnh mạch.

- Dẫn đến hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến gây ra suy nhược, gầy ốm, mất sữa, rụng lông tóc, vô kinh), và không thể sinh thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung. Tùy thuộc vào mức độ sản phụ bị mất máu và việc phục hồi sức khỏe mà băng huyết sau sinh có thể gây ra những biến chứng nặng hay nhẹ khác nhau.

Sản phụ bị phần cơ tử cung yếu do đẻ nhiều lần, tử cung có sẹo mổ, u xơ tử cung, tử cung dị dạng; tử cung bị căng giãn quá mức vì đa thai, đa ối, thai to. Đã từng bị sót rau viêm niêm mạc tử cung, xử lý thai lưu, đẻ nhanh, đặc biệt ở tư thế đứng.

DẤU HIỆU CỦA BĂNG HUYẾT SAU SINH

- Sản phụ sẽ bị chảy máu từ đường sinh dục trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh.

- Lượng máu chảy ra ngoài cũng có thể nhiều hoặc ít, máu có màu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, và có hình dạng máu cục hoặc máu loãng.

- Máu chảy ứ trong buồng tử cung sẽ làm tử cung tăng thể tích. Đáy của tử cung lên cao dần, tử cung cũng to ra theo bề ngang và mềm nhão. Bạn sẽ không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ.

- Tùy thuộc lượng máu bị mất, người bệnh cũng có thể bị tụt huyết áp, mặt xanh tái, chóng mặt, vã mồ hôi, tim đập nhanh...

  • Chảy Máu Từ Đường Sinh Dục

- Trong trường hợp bị đờ tử cung, chảy máu thường xuất hiện ngay sau khi bị sổ rau. Nắn sẽ thấy dạ con (tử cung) bị mềm nhão.

- Trong trường hợp bị chấn thương và rách đường sinh dục, nắn sẽ thấy tử cung co hồi tốt nhưng máu vẫn bị chảy ra ngoài. Máu đỏ tươi sẽ chảy rỉ rả thành dòng liên tục. Lượng máu chảy ra ngoài cũng có thể nhiều hoặc ít. Máu sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, và có dạng máu cục hoặc máu loãng.

- Trong trường hợp có bất thường về bánh rau và tử cung thường co hồi kém. Bạn sẽ có hiện tượng ra máu rỉ rả và lượng máu ra có thể ít hoặc nhiều, trong máu đỏ tươi có lẫn máu cục.

- Trường hợp do bị rối loạn đông máu, sau khi bé sinh ra nếu máu chảy ra nhiều, hoàn toàn máu loãng và không thấy có cục máu đông. Thì đây là dấu hiệu của băng huyết sau sinh.

  • Những Dấu Hiệu Toàn Thân

 

 

Các biểu hiện tình trạng mất máu: bệnh nhân sẽ bị choáng, da xanh, niêm mạc nhợt,, khát nước, tay chân nhợt, mạch nhanh và huyết áp hạ.

  • Khi Xét Nghiệm Máu

Nếu khi xét nghiệm máu xuất hiện hồng cầu giảm, hemoglobin, huyết sắc tố, và rối loạn đông máu, chứng tỏ bạn bị băng huyết sau sinh...

TÁC HẠI CỦA BĂNG HUYẾT VỚI CHỊ EM SAU KHI SINH

Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có tích cực hay không. Hiện tượng bị băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau:

– Choáng do giảm thể tích tuần hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong.

– Là yếu tố thuận lợi của nhiễm trùng hậu sản.

– Biến chứng lâu dài: thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh). Không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung.

CÁCH PHÒNG TRÁNH HIỆN TƯỢNG BĂNG HUYẾT SAU SINH

– Thực hiện tốt các kế hoạch hóa gia đình, không đẻ dày hoặc đẻ nhiều. Các mẹ đặc biệt không phá thai ảnh hưởng đến dạ con.

– Khi có thai: Nên đi khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế. Điều này giúp phát hiện sớm yếu tố nguy cơ.

– Uống viên sắt và acid folic trong suốt thời kì mang thai để có thể phòng ngừa thiếu máu. Điều này sẽ giúp cho hiện tượng băng huyết sau sinh nếu có xảy ra sẽ ít gây ra những biến chứng nặng hơn.

– Nếu hiện tượng băng huyết sau sinh xảy ra. Các mẹ cần phải nhanh chóng tiến hành thực hiện các phương pháp cầm máu và hồi sức tích cực. Đồng thời , kết hợp kiểm tra nguyên nhân và tiến hành điều trị song song.

– Phòng ngừa nhiễm trùng ối.

– Tránh chuyển dạ kéo dài, sử dụng cẩn thận các loại thuốc tê, mê, giảm đau trong chuyển dạ.

– Điều chỉnh các rối loạn đông máu nếu có. Cần xử trí ngay các trường hợp có cơn gò cường tính, cơn gò yếu…

– Kiểm tra nhau kỹ lưỡng, soát lòng tử cung ngay khi nghi ngờ có sót nhau.

– Kiểm tra đường sinh dục nếu có thực hiện thủ thuật giúp sinh. Kiểm tra tử cung nếu có vết mổ cũ.

Trên đây là những dấu hiệu cũng như các cách phòng tránh và các thông tin liên quan về hiện tượng băng huyết sau sinh. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các mẹ. Chân thành cảm ơn và chúc các mẹ luôn luôn khỏe mạnh và xinh đẹp.

Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.

19/05/2018

Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.

19/05/2018

Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.

19/05/2018

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.

19/05/2018

Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Xem nhiều

Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.

Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.

 

Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.

Khi mang thai nội tiết tố thay đổi làm cơ thể mẹ bầu tiết ra lượng mồi hôi khiến làn da mặt của mẹ trở nên nhờn và khô sần thiếu sức sống, đây được coi là một trong những tác nhân gây ra mụn. Để cải thiện tình trạng này, cách tốt nhất ngoài việc ăn uống những chất dinh dưỡng giàu vitamin và chất xơ mẹ bầu nên sự dụng sản phẩm sữa rửa mặt để giúp làn da mặt thêm căng bóng và trắng hồng.
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.