Cách Phòng Bệnh Cho Bà Bầu Vào Mùa Đông Tốt Nhất

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết của người phụ nữ sẽ diễn ra mạnh mẽ, điều này đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch sẽ kém đi nhiều. Hơn nữa, các yếu tố ô nhiễm môi trường và những thay đổi nhiệt độ bất thường lúc giao mùa khiến phụ nữ mang thai là đối tượng để virut và vi khuẩn tấn công. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tham khảo một số bệnh mà bà bầu dễ mắc phải trong mùa đông và cách phòng ngừa hiệu quả nhất để có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe nhé!

Cách Phòng Bệnh Cho Bà Bầu Vào Mùa Đông Tốt NhấtCách Phòng Bệnh Cho Bà Bầu Vào Mùa Đông Tốt Nhất

 

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết của người phụ nữ sẽ diễn ra mạnh mẽ, điều này đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch sẽ kém đi nhiều. Hơn nữa, các yếu tố ô nhiễm môi trường và những thay đổi nhiệt độ bất thường lúc giao mùa khiến phụ nữ mang thai là đối tượng để virut và vi khuẩn tấn công. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tham khảo một số bệnh mà bà bầu dễ mắc phải trong mùa đông và cách phòng ngừa hiệu quả nhất để có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe nhé!

BÀ BẦU VÀ NHỮNG BỆNH DỄ MẮC PHẢI TRONG MÙA ĐÔNG

1. Hen Phế Quản

Là bệnh thường xảy ra khi có thai. Trong thực tế gặp khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời tiết thay đổi. Nếu bệnh được kiểm soát tốt thì không phải là nguy cơ nặng cho mẹ hoặc thai. Những trường hợp hen không được điều trị hiếm khi gây tử vong nhưng cũng có thể làm người mẹ có những biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp (THA), nhiễm độc thai nghén và sinh non. Với thai nhi, những biến chứng có thể gặp khi người mẹ bị hen không được điều trị tốt là chậm phát triển trong tử cung, sinh non; nhẹ cân, ngạt khi sinh.

2. Viêm Mũi Dị Ứng

Với người có cơ địa dị ứng, khi mang thai lại trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố dị nguyên, do vậy chứng viêm mũi cũng xảy ra thường xuyên hơn. Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến khoảng 15- 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai và là rối loạn thường gặp nhất, gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén. Khi tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh sẽ hắt hơi, chảy mũi liên tục, ngứa mũi, nước mũi chảy ra ràn rụa hoặc nghẹt mũi, rất khó chịu.

3. Bệnh Cúm

Là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do virut gây ra. Bệnh cúm rất dễ lây qua các hạt bụi nước có chứa virut khi người bệnh ho, hắt hơi hay do tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, bà bầu dễ bị lây nhiễm cúm hơn và thường nặng hơn do giảm khả năng miễn dịch, vì thế cúm nguy hiểm hơn với phụ nữ mang thai: tỷ lệ tử vong tăng lên nhiều lần, diễn biến cũng có thể lâu hơn. Bệnh cúm còn gây nguy cơ với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ như sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non trong những tháng cuối. Ngoài ra, cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh hở hàm ếch ở thai nhi. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu của thai kỳ, nếu người mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương. Tiêm vaccin phòng cúm trước khi mang thai là biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi có các biểu hiện của cúm mà cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể.

4. Mất Ngủ

 

 

Mất ngủ là một triệu chứng thường thấy ở phụ nữ mang thai giai đoạn cuối. Mất ngủ không nguy hiểm cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên với những chứng bệnh khác sẽ làm tăng cảm giác khó chịu cho bà bầu.

Để bà bầu ngủ ngon giấc cần chú ý tư thế ngủ. Có thể kê một chiếc gối cao để gối đầu khi ngủ hoặc ngủ trên võng, ghế đứng. Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên nằm ghé sang bên trái để ngủ, tư thế ngủ này sẽ giúp lượng máu đến nhau thai tốt nhất. Trong trường hợp bụng bầu quá cỡ, bạn nên chèn một chiếc gối mềm ở phần bụng hoặc mua những chiếc gối chuyên dùng cho bà bầu. Tư thế ngủ thoải mái sẽ giúp cả mẹ và bé đều thoải mái, dễ có giấc ngủ ngon hơn. Khi mang thai, bà bầu không nên dùng đồ uống có ga hay chất kích thích như trà, cà phê vào buổi tối. Tránh xem phim hay các chương trình dễ gây cao hứng trước khi đi ngủ. Cần giữ tâm thật an và tinh thần thật thoải mái để có giấc ngủ ngon.

5. Bệnh Về Da

Khi có thai, những thay đổi nội tiết trong cơ thể khiến phụ nữ thường phải đối mặt với các vấn đề về da như: nám da, vàng da, ngứa, rạn nứt da.

Khi mang bầu, do da bị kéo giãn quá mức, độ đàn hồi trên da không đáp ứng được, các sợi chun giãn dưới da bị đứt dẫn đến các đường rạn nứt. Những đường rạn nứt có chủ yếu ở bụng, vú, hông, đùi hay mông. Đám rạn da có thể tạo thành một vùng rộng và gây ngứa, lúc này càng gãi thì đường rạn càng lộ rõ hơn.

Có thể phòng ngừa sự xuất hiện các vết rạn nứt bằng cách dùng kem dưỡng da dành cho bà bầu (kem chống rạn da). Đồng thời cung cấp đủ nước cho da là điều hết sức cần thiết vì da càng được cung cấp nước và thư giãn thì càng mềm mại và dễ co giãn, ít bị kéo giãn da sẽ ít bị rạn nứt.

Hiện tượng vàng da thường gặp ở một số phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối. Một vài chị em vừa bị vàng da vừa ngứa da nhưng hầu hết không có dấu hiệu bị đau. Hiện tượng vàng da thường tự biến mất trong khoảng 15 ngày sau sinh. Nếu vàng da xảy ra mỗi lần có thai hoặc thứ phát do bất thường về enzym thì có thể có nguồn gốc gia đình, trong trường hợp này thai có nguy cơ sinh non.

6. Bệnh Trĩ Và Táo Bón

Ăn ít chất xơ, ít uống nước, ít vận động khi mang thai và sử dụng nhiều chất bổ dưỡng, các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể. Đây cũng là nguyên gây ra táo bón ở bà bầu.

Khi bị táo bón, nhiều thai phụ dễ bị ức chế, có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, thậm chí chán ăn... Điều này nếu kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, thai nhi không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến chậm phát triển, dễ mắc các khuyết tật, sau khi sinh sẽ có sức đề kháng kém...

 

 

Hơn nữa, táo bón lâu ngày là nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra, theo thời gian, bào thai phát triển sẽ khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu thai phụ bị chèn ép là nguyên nhân hình thành trĩ. Người đã bị trĩ thì bệnh sẽ nặng hơn khi mang thai và sau sinh do khi sinh, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn hoặc việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng cũng khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.

Để phòng hai chứng bệnh này, khi có thai, thai phụ càng nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau củ quả. Hạn chế thức ăn nóng nhiệt, không nên ăn nhiều muối, đường. Đặc biệt không sử dụng thức ăn có chất kích thích.

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH VÀO ĐÔNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI

Trong mùa đông, bà bầu đối diện với nhiều nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và thai nhi. Để tránh cảm lạnh, hãy giữ ấm cơ thể, tập thể dục và bảo đảm chế độ dinh dưỡng. Nếu bệnh, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc.

  • Ăn Những Món Ấm, Tránh Những Món Lạnh

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, mẹ bầu cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh để tăng cường sức đề kháng.

Ăn những món ấm, tránh những món lạnh, ăn nhiều rau, củ quả.. Ngoài ra, mùa đông mẹ bầu cũng nên ăn hành, tỏi, hẹ…nhiều hơn một chút. Những loại thức ăn màu đen như gạo nếp cẩm, đỗ đen, mộc nhĩ, nấm rùa, gà đen, tía tô.. giúp tăng cường chức năng của thận và khả năng miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung các thực phẩm ích khí bổ dương như thịt bò, tôm hùm, canh gà… cùng với một số loại thuốc như nhân sâm, nhung hươu, phụ tử.

Nên hạn chế các loại hải sản sống, các loại thịt cá chưa chín, các loại sữa chưa tiệt trùng,… bởi chúng còn chứa rất nhiều vi khuẩn, dễ gây hại cho thai nhi.

  • Uống Đủ Nước Mỗi Ngày

 

 

Cũng theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Medlatec, mùa đông hanh khô khiến da dẻ bà bầu dễ bị khô, nứt nẻ, rạn da và kém đàn hổi. Chính vì vậy việc uống đủ nước mỗi ngày là điều rất cần thiết để có một làn da tươi tắn và hồng hào. Quan trong hơn nữa, đó chính là cung cấp đủ nước cho sự lưu thông máu để nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

Uống đủ 2 lít nước ấm mỗi ngày, bên cạnh đó, có thể dùng trà nóng hoặc một cốc sô cô la nóng vào buổi sáng hoặc buổi tối để làm ấm cơ thể.

  • Luôn Giữ Ấm Cơ Thể

Mùa đông là mùa cao điểm của virus lây nhiễm bệnh. Khi mang bầu, sức đề kháng của phụ nữ kém hơn hẳn so với bình thường, do đó bà bầu rất dễ bị nhiễm lạnh hay cảm cúm. Vì vậy, cần hết sức chú ý bảo vệ đường hô hấp của mình tốt hơn và làm giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Nên mặc nhiều lớp áo mỏng thay vì mặc một chiếc áo quá dày, vì như thế sẽ làm cho cơ thể khó thấm mồ hôi nếu như bị nóng, mặc nhiều lớp áo sẽ giúp cho các mẹ dễ dàng điều chỉnh nếu cảm thấy cơ thể nóng lên. Nếu các mẹ bầu phải ra ngoài trong thời tiết quá lạnh, nên đội nón len dài để giữ ấm cho đôi tai, đeo bao tay và đeo khăn quàng cổ. Các mẹ cũng cần đeo khẩu trang để giữ ấm cho mũi, tránh để khí lạnh bay vào mũi sẽ dễ gây cảm cúm.

  • Tắm Bằng Nước Ấm

Khi nhiệt độ cơ thể đã tăng trở lạnh và mẹ hết lạnh run thì có thể tắm nước ấm được rồi, nhưng mẹ lưu ý là nước vừa đủ ấm là được. Không nên ngâm bồn nước nóng hay tắm quá lâu bởi mạch máu bị giãn nở sẽ làm giảm lưu thông máu, gây chóng mặt và ảnh hưởng đến em bé.

Nếu trời đã tối muộn thì mẹ chỉ nên lau khô người và nghỉ ngơi chứ không nên tắm nhé, bà bầu tắm đêm rất nguy hiểm và nhiều rủi ro lắm mẹ ạ.

  • Giữ Thói Quen Vận Động Và Thư Giãn

Mẹ bầu đừng quá để tâm vào cái lạnh mà bỏ quên những thói quen tốt của mình. Nên tham gia các lớp thể dục như Yoga, thiền dành cho bà bầu, các mẹ nên tiếp tục vì những hoạt động này không những tốt cho mẹ và bé mà còn giúp cho cơ thể của mẹ thích ứng tốt với thời tiết lạnh giá của mùa đông. Cùng với đó, tăng cường các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn như massage, nghe nhạc, đọc sách, xem phim hài,… để luôn giữ cho tinh thần thư thái.

NHỮNG LƯU Ý KHI THAI PHỤ MẮC BỆNH

 

 

Nếu đã mắc bệnh, dù chỉ là cảm nhẹ bạn cũng cần đến khám bác sĩ. Một số loại thuốc chữa cảm cúm bán tại quầy thuốc có thể không phù hợp với thai phụ, nên phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thuốc nào.

Hãy nghỉ ngơi hợp lý, đừng làm việc quá sức. Những lúc thế này đừng gắng gượng mà hãy dựa dẫm vào người thân xung quanh.

Hạn chế đến chỗ đông người, không tiếp xúc với người bị bệnh

Nơi đông người thường tập trung khá nhiều yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Do đó hạn chế đến những chỗ đông người, hạn chế đến siêu thị vào ngày cuối tuần, thai phụ có thể mua sắm và ngồi chờ bên ngoài trong khi người thân của bạn xếp hàng chờ tính tiền.

Phụ nữ có thai không nên tiếp xúc với người đang bị bệnh, tránh đến thăm hỏi người đang bị cảm cúm để tránh bị lây bệnh.

CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI CƠN CẢM LẠNH KHI MANG THAI

Khi mẹ mang thai, hệ thống miễn dịch bắt đầu yếu hơn nên việc mẹ mắc mưa hay trời trở gió cũng dễ khiến bà bầu bị cảm cúm, sốt cao, nhiễm virus. Những điều bà bầu cần biết để đối phó với triệu chứng trên, giúp sức khỏe nhanh hồi phục là:

Bà bầu xông mũi: Không phải xông hơi toàn thân mà xông mũi chính là giải pháp phù hợp cho mẹ bầu khi cảm lạnh. Mẹ bầu có thể sử dụng sả, rau tần dầy lá, tía tô, vỏ bưởi, lá bạc hà hay húng quế,... có chứa tinh dầu đem nấu sôi với nước sạch sau đó mẹ kề mặt vào nồi nước để hít lấy hơi nước. Tinh dầu sẽ giúp mẹ đổ mồ hôi, đẩy độ tố ra ngoài và nhanh chóng khiến mẹ tỉnh táo, phấn chấn hơn.

Uống nước chanh mật ong: Một loại thức uống rất phù hợp cho bà bầu bị cảm lạnh là nước chanh pha mật ong. Mật ong và chanh đều là những vị thuốc có tính kháng khuẩn cao,không chỉ giúp bà bầu giải cảm, trị ho mà còn cung cấp thêm lượng vitamin C cần thiết để tăng cường miễn dịch. Mỗi sáng một ly nước chanh mật ong sẽ giúp cải thiện các triệu chứng sốt, ho, viêm họng ở bà bầu...

Sử dụng tỏi: Trong tỏi có chứa chất kháng sinh allicin có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và đẩy lùi bệnh tật. Nếu không may bị cảm lạnh sau khi mắc mưa thì mẹ bầu dùng 1/2 củ tỏi ép lấy nước và nấu sôi để dùng xông hàng ngày. Nếu muốn hiệu quả nhanh hơn, mẹ bầu có thể giã tỏi uống với nước cũng rất hiệu quả đấy.

Cháo hành, cháo tía tô: Một bát cháo nóng được nấu đơn giản từ hành lá, trứng hoặc tía tô và tiêu sẽ giúp mẹ nhanh chóng giải cảm. Tinh dầu và nhiệt từ tiêu và lá tía tô sẽ giúp mẹ toát nhiều mồ hôi. Ngoài ra khi bệnh mẹ hãy cố gắng ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước để nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng tự nhiên.

Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.

19/05/2018

Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện.

19/05/2018

Trong thai kỳ, acid folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ, tủy sống và chống các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung acid folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.

19/05/2018

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.

19/05/2018

Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua biến động cho toàn bộ cơ thể và hệ thống tĩnh mạch, và Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Xem nhiều

Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất với nhiều loại thực phẩm lợi sữa là một chế độ rất quan trọng đối với những mẹ bầu sau sinh nếu muốn duy trì nguồn sữa dồi dào đầy đủ chất dinh dưỡng cho con mình.

Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.

 

Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.

Khi mang thai nội tiết tố thay đổi làm cơ thể mẹ bầu tiết ra lượng mồi hôi khiến làn da mặt của mẹ trở nên nhờn và khô sần thiếu sức sống, đây được coi là một trong những tác nhân gây ra mụn. Để cải thiện tình trạng này, cách tốt nhất ngoài việc ăn uống những chất dinh dưỡng giàu vitamin và chất xơ mẹ bầu nên sự dụng sản phẩm sữa rửa mặt để giúp làn da mặt thêm căng bóng và trắng hồng.
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.