7 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Bệnh tổ đỉa là nỗi ám ảnh với nhiều người khi các dấu hiệu tổ đỉa bàn tay, bàn chân tái phát liên tục gây ngứa ngáy, khó chịu, da trở nên sần sùi, bong tróc mất thẩm mỹ. Nhận biết sớm triệu chứng, xác định đúng nguyên nhân và có cách điều trị tổ đỉa phù hợp sẽ giúp bạn giải thoát được nỗi ám ảnh mà bệnh gây ra.

7 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh7 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

BỆNH TỔ ĐỈA LÀ GÌ VÀ ĐỐI TƯỢNG NÀO DỄ MẮC NHẤT ?

Bệnh tổ đỉa là một dạng viêm da, với biểu hiện bên ngoài đặc trưng nhất là nổi mụn nước ngứa và nằm sâu dưới da. Bệnh khởi phát đột ngột và tiến triển dai dẳng, khó điều trị dứt điểm khiến khổ chủ vô cùng khó chịu, ám ảnh.

Các biểu hiện tổ đỉa thường chỉ xuất hiện tại bàn tay, bàn chân, rìa các ngón chân. Ai cũng có nguy cơ mắc tổ đỉa bàn tay, bàn chân không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, đối tượng dễ mắc nhất là người có tiền sử dị ứng cơ địa, công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, kim loại, dầu mỡ…

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TỔ ĐỈA KHÓ XÁC ĐỊNH RÕ RÀNG

Hiện nay, nguyên nhân gây tổ đỉa vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu bệnh có liên quan đến những yếu tố sau:

Cơ địa dị ứng: Trên 50% số trường hợp bị tổ đỉa có tiền sử mắc các bệnh dị ứng cơ địa, da nhạy cảm, hen suyễn, mề đay, viêm mũi dị ứng…

Do di truyền: Những người có người thân, bố, mẹ trong gia đình bị tổ đỉa có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

Tiếp xúc với hóa chất: Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nhựa, xà phòng, mỹ phẩm, nước hoa, dầu mỡ, đồ ăn… không có đồ bảo hộ là nguyên nhân tổ đỉa tìm đến bạn.

Tinh thần căng thẳng: Thường xuyên bị căng thẳng, stress, sang chấn tâm lý, áp lực tinh thần và thể chất cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc tổ đỉa.

Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng các loại thuốc chữa bệnh, thuốc tránh thai… ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị tổ đỉa.

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, tổ đỉa được xem như 1 dạng chàm (eczema). Điểm khác biệt giữa tổ đỉa và eczema là tổ đỉa thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và phần rìa các ngón chân, mụn nước do tổ đỉa thường có kích thước từ 1 – 3 mm, nằm sâu dưới da, chắc, khó vỡ.

Tổ đỉa và eczema đều gây ra những cơn ngứa từ âm ỉ đến dữ dội nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra những mối nguy hiểm sau:

Nguy cơ bội nhiễm da: Phản ứng ngứa – gãi tự nhiên của cơ thể khiến các đám mụn tổ đỉa bị vỡ, trầy xước, nhiễm khuẩn, sưng tấy, nổi hạch, sốt. Đặc biệt, nỗi sợ lớn nhất của người bệnh là các đám da tổ đỉa có nguy cơ bị bội nhiễm dẫn đến tổn thương, mụn mủ khó lành, viêm mô tế bào, viêm hạch bạch huyết…

Gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý: Tổ đỉa tái phát nhiều lần khiến da dày lên, sần sùi, đổi màu, bong tróc, hỏng móng gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, cảm giác đau, ngứa dữ dội khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, căng thẳng, tự ti trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.

Tổ đỉa tái phát dai dẳng: Tổ đỉa còn nguy hiểm ở chỗ khởi phát đột ngột, tiến triển dai dẳng, tái phát theo chu kỳ, lần sau nặng hơn và khó điều trị hơn lần trước, dễ biến chứng mạn tính, khó điều trị dứt điểm.

BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH TỔ ĐỈA HIỆU QUẢ NHẤT

cùng Thuocthang.com.vn tham khảo những bài thuốc dân gian chữa bệnh tổ đỉa dưới đây để chữa bệnh cho mình nhé!

1. Trị Tổ Đỉa Bằng Lá Trầu Không Và Phèn Chua Giảm Ngứa

Theo y học hiện đại, lá trầu không chứa nhiều nước, khoáng chất, tinh dầu như kẽm, canxi, alkaloid, eugenol, carvacrol, chavicol, tamin, vitamin, acid amin… Các hoạt chất này được biết đến như một dạng kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt, ức chế nhiều loại nấm, vi khuẩn.

Thói quen của đa số người bệnh là áp dụng các mẹo dân gian, trong đó có chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không. Theo kinh nghiệm dân gian và quan điểm YHCT, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng tác dụng vào các kinh phế, tỳ ,vị đem lại công dụng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn.

Chính vì vậy, lá trầu không được dân gian tin dùng để điều trị tổ đỉa, nhiều bệnh ngoài da và các bệnh thông thường khác.

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không và ít phèn chua

Thực hiện:

+ Bước 1: Rửa thật sạch lá trầu không, vò nát.

+ Bước 2: Cho lá trầu không và phèn chua vào 1 lít nước, đun sôi.

+ Bước 3: Gạn lấy nước, để nguội bớt và ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa cho đến khi nước nguội hẳn.

+ Bước 4: Lau khô vùng da tổ đỉa bằng khăn mềm, thực hiện 2 – 3 lần/ tuần.

2. Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Trầu Không Và Muối Biển Sát Khuẩn

 

 

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không, 1 thìa muối biển

Thực hiện:

+ Bước 1: Rửa thật sạch lá trầu không, vò nát

+ Bước 2: Cho lá trầu không vào nồi đun sôi với nước trong 10 phút và cho thêm muối biển vào.

+ Bước 3: Gạn lấy nước, để nguội bớt và ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa mỗi ngày.

3. Trị Tổ Đỉa Bằng Lá Trầu Không Và Rau Răm Giúp Làm Dịu Da

Chuẩn bị: 30g lá trầu không, 30g rau răm

Thực hiện:

+ Bước 1: Rửa sạch lá trầu không và rau răm, ngâm với nước muối pha loãng.

+ Bước 2: Cho lá trầu không, rau răm vào nồi đun sôi với nước trong 15 phút.

+ Bước 3: Gạn lấy nước, chờ đến khi nước còn ấm thì dùng để ngâm vùng tổ đỉa bàn tay, tổ đỉa bàn chân.

+ Bước 4: Thấm khô bằng khăn bông mềm, sạch sau khi ngâm rửa.

Đặc tính của lá trầu không có tính sát khuẩn, kháng khuẩn rất cao nên khi thực hiện đúng cách, lá trầu không có thể giúp người bệnh giảm nhẹ những cơn ngứa và một số triệu chứng ngoài da khác. Đồng thời, vì sử dụng hoàn toàn thảo dược nên các bài thuốc dân gian chữa tổ đỉa từ lá trầu không có ưu điểm an toàn, không tác dụng phụ.

4. Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Tổ Đỉa Ngay Tại Nhà Bằng Tỏi

Tỏi được ví như dược liệu vàng trị nhiều bệnh; trong đó có cả bệnh tổ đỉa. Không chỉ được biết đến là vị thuốc ức chế tế bào ung thư; tỏi chứa hàm lượng cao các kháng thể tự nhiên; có công dụng tuyệt vời sát khuẩn, diệt nấm, bảo vệ làn da khỏi nấm ngứa hay tổ đỉa. Tỏi tươi đem ngâm rượu sẽ là cách chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả.

Cách Ngâm Rượu Tỏi Chữa Bệnh Tổ Đỉa Hiệu Quả:

Để có bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng rượu tỏi, nguyên liệu cần có gồm 2 củ tỏi và khoảng 200ml rượu trắng. Người bị tổ đỉa dùng dao dập củ tỏi rồi bỏ vào lọ thủy tinh sạch. Rót rượu trắng vào lọ sao cho ngập tỏi rồi dùng nắp đậy kín trong vòng 7 – 10 ngày là có thể dùng chữa chàm tổ đỉa.

Khi chữa bệnh tổ đỉa ở chân tay, bạn dùng tăm bông tẩm rượu ngâm tỏi lên vùng da nhiễm bệnh; trong khoảng 7 – 10 phút mỗi ngày 2 lần. Rửa lại bằng nước ấm và không để dung dịch lưu lại quá lâu trên vùng bị chàm tổ đỉa; vì cồn chứa trong rượu có thể gây rát đỏ và kích ứng da. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thêm tỏi vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ chữa bệnh dứt điểm bệnh tổ đỉanhanh nhất.

Chữa bệnh tổ đỉa ở tay chân và một số vùng lan sang khác nhờ tỏi vừa tiết kiệm cho quá trình điều trị lâu dài lại vừa khỏi dứt điểm. Áp dụng bài thuốc dân gian chữa bệnh tổ đỉa; người mắc bệnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi những cơn ngứa khó chịu dồn dập.

5. Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Tổ Đỉa Nhanh Khỏi Bằng Lá Lốt

Bài thuốc dân gian chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt sẵn trong vườn nhà rất nhanh khỏi. Nhờ lá lốt có tính ấm, vị cay giúp kháng khuẩn; và tạo “lá chắn” bảo vệ vết thương do bệnh tổ đỉa gây ra khỏi nhiễm trùng. Dược tính của lá lốt giúp chữa dứt điểm bệnh tổ đỉa theo tác động 2 chiều từ trong ra ngoài.

Bệnh nhân bị tổ đỉa lấy 50g lá lốt rửa sạch bằng nước muối rồi giã nát hoặc xay nhuyễn. Sau đó, chúng ta lấy phần lá lốt được lọc bỏ bã và pha loãng với nước ấm cho dễ uống. Mỗi ngày, người bị chàm tổ đỉa dùng nước lá lốt uống thay nước lọc sẽ cải thiện bệnh nhanh.

 

 

Cách Làm:

Kết hợp với cách chữa chàm tổ đỉa từ bên trong; người bệnh cũng dùng lá lốt để trị bệnh từ bên ngoài. Lá lốt sau khi được rửa sạch đem giã cùng một vài hạt muối biển. Muốn chữa bệnh tổ đỉa ở chân tay, người mắc dùng hỗn hợp đắp lên vùng da nhiễm bệnh trong vòng 45 phút đến 1 tiếng.

Ngoài ra, người bệnh có thể tận dụng phần bã khi lọc nước lá lốt. Bỏ phần bã đun sôi với 3 cốc nước sạch rồi đem rửa vết tổ đỉa để sát trùng và nhanh liền da. Bệnh nhân chỉ nên áp dụng bài thuốc dân gian chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt khi không có hiện tượng kích ứng da.

6. Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Tổ Đỉa Dứt Điểm Bằng Lá Khế

Đông y gia truyền đã nghiên cứu thành công bài thuốc dân gian chữa bệnh tổ đỉa dứt điểm bằng lá khế. Tưởng chừng chỉ là phần bỏ đi; nhưng lá khế lại được các thầy thuốc từ xưa tin tưởng trong việc điều trị bệnh ngoài da như nấm da; rôm sảy, vảy nến, nổi mề đay và chữa bệnh tổ đỉa ở tay chân. Lá khế có vị hơi chát, giúp giải nhiệt, phòng chống bị nổi nhọt gây ngứa; hiệu quả trong việc chữa các vết thương lở loét.

Với người bị chàm tổ đỉa; lá khế diệt khuẩn và “xóa sổ” tình trạng ngứa ngáy dai dẳng mỗi ngày. Nhiều dược tính và công dụng là vậy nhưng cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá khế lại chẳng hề phức tạp. Người bệnh chỉ cần nghe mách bảo một lần là có thể nhớ và thực hiện ngay tại nhà.

Cách Thực Hiện :

Người bị tổ đỉa chuẩn bị lá khế tươi và 1 thìa café muối biển rồi đem lá khế rửa sạch, vò nát ra. Tiếp đến, chúng ta cho muối đã chuẩn bị vào nồi cùng đun sôi ở lửa nhỏ khoảng 5 phút là được. Sau đó, các bạn dùng nước lá khế còn ấm ngâm rửa và lấy bã lá khế đắp lên vết tổ đỉa.

Kiên trì áp dụng cách chữa tổ đỉa này mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ; hiệu quả sẽ rõ rệt chỉ sau 1 tuần. Lưu ý để bài thuốc dân gian chữa bệnh tổ đỉa phát huy tối đa dược tính; các bạn cần phải chọn loại lá khế không quá non hoặc đã úa vàng.

7. Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Tổ Đỉa Đơn Giản Bằng Lá Bàng

Từ lâu đời, lá bàng đã được biết đến là bài thuốc dân gian chữa bệnh tổ đỉa. Nghiên cứu khoa học mới nhất đã chứng minh và chỉ ra rằng; lá bàng có chữa nhiều chất kháng sinh tự nhiên như tanin, saponin hay phytosterol chữa lành các vết thương do tổ đỉa. Lá bàng non trị các vết sưng viêm có mủ; tránh nhiễm trùng đau đớn ở vùng da bị tổ đỉa.

Cách Thực Hiện:

Bài thuốc lưu truyền dùng lá bàng chữa chàm tổ đỉa được tiến hành với các bước đơn giản sau:

– Chọn khoảng 10 lá bàng bánh tẻ, 2 muỗng muối biển.

– Cho 2 nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay nhuyễn cùng 1 lít nước.

– Đun sôi hỗn hợp từ 3 – 5 phút với lửa nhỏ để lá bàng phai ra chất kháng sinh chữa bệnh tổ đỉa.

– Để nước nguội bớt rồi đóng vào chai dùng dần, bảo quản chai trong ngăn mát tủ lạnh. Người bị chàm tổ đỉa nên làm ấm lại nước lá bàng trước khi dùng.

– Dùng gạc thấm nước thuốc rồi lau rửa vết thương sẽ sát khuẩn; loại bỏ mủ viêm và chữa bệnh tổ đỉa ở chân tay khỏi hoàn toàn. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp dùng bã của lá bàng đắp vào vết thương sẽ tăng hiệu quả chữa dứt điểm bệnh tổ đỉa.

Nước lá bàng đóng chai có thể dùng được 1 tháng. Để bài thuốc dân gian phát huy công dụng chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả; người bệnh không chọn lá non hoặc già mà nên chọn những lá bàng bánh tẻ để dược tính mạnh nhất.

Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Bệnh vảy phấn hồng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Dù không phải là bệnh truyền nhiễm tuy nhiên vảy phấn hồng có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gặp khó khăn trong sinh hoạt đời thường. Vậy, vảy phấn hồng là bệnh gì ? Nguyên nhân gây bệnh và điều trị thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé !
Bệnh vảy phấn hồng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Dù không phải là bệnh truyền nhiễm tuy nhiên vảy phấn hồng có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gặp khó khăn trong sinh hoạt đời thường. Vậy, vảy phấn hồng là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và điều trị thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé !
Xơ cứng bì là tình trạng bệnh lý khá hiếm gặp, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi đã phát hiện mắc bệnh thì cần có những hiểu biết đúng đắn để giúp điều trị, phòng ngừa, ngăn chặn bệnh tiến triển và tái phát. Vậy bệnh xơ cứng bì là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Xơ cứng bì là tình trạng bệnh lý khá hiếm gặp, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi đã phát hiện mắc bệnh thì cần có những hiểu biết đúng đắn để giúp điều trị, phòng ngừa, ngăn chặn bệnh tiến triển và tái phát. Vậy bệnh xơ cứng bì là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào ? Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé !
Hội chứng Bloch-Sulzberger là một loại hội chứng di truyền có ảnh hưởng nghiêm trọng đến da, tóc, răng và hệ thống thần kinh trung ương. Đặc trưng của tình trạng này gây nên những nốt phồng rộp ở thân và chân tay ngay sau khi sinh. Sau một thời gian những vết phồng này sẽ lành lại song chúng để lại các vết tăng sắc tố da.
Hội chứng Bloch-Sulzberger là một loại hội chứng di truyền có ảnh hưởng nghiêm trọng đến da, tóc, răng và hệ thống thần kinh trung ương. Đặc trưng của tình trạng này gây nên những nốt phồng rộp ở thân và chân tay ngay sau khi sinh. Sau một thời gian những vết phồng này sẽ lành lại song chúng để lại các vết tăng sắc tố da.
Phù mạch di truyền ( hay còn gọi mề đay phù mạch ) là một rối loạn di truyền hiếm gặp có thể gây phù đột ngột, nhanh và ở nhiều vị trí của cơ thể (mặt, tay, chân, bộ phận sinh dục,… có lúc phù hầu họng, đau bụng do phù mạch ở thành ruột,…).
Phù mạch di truyền ( hay còn gọi mề đay phù mạch ) là một rối loạn di truyền hiếm gặp có thể gây phù đột ngột, nhanh và ở nhiều vị trí của cơ thể (mặt, tay, chân, bộ phận sinh dục,… có lúc phù hầu họng, đau bụng do phù mạch ở thành ruột,…).
Nám da, tàn nhang hay đồi mồi đều là những yếu tố làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của chị em trầm trọng, các tình trạng này xuất hiện là do các bệnh lý liên quan đến việc tăng hắc sắc tố Melanin trên da. Để loại bỏ được những yếu tố “cứng đầu” này, chị em cần phải biết cách phân biệt nám tàn nhang đồi mồi từ đó mới có cách điều trị phù hợp! Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu cách phân biệt nám tàn nhang đồi mồi qua bài viết dưới đây nhé!
Nám da, tàn nhang hay đồi mồi đều là những yếu tố làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của chị em trầm trọng, các tình trạng này xuất hiện là do các bệnh lý liên quan đến việc tăng hắc sắc tố Melanin trên da. Để loại bỏ được những yếu tố “cứng đầu” này, chị em cần phải biết cách phân biệt nám tàn nhang đồi mồi từ đó mới có cách điều trị phù hợp! Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu cách phân biệt nám tàn nhang đồi mồi qua bài viết dưới đây nhé!
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.

19/05/2018

"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."

19/05/2018

Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...

19/05/2018

Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.

19/05/2018

Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.

Xem nhiều

Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.

Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.

Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới. 

Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!

Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.