3 Giai Đoạn Phát Triển Trí Não Quan Trọng Nhất Của Trẻ

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Trong những năm đầu đời, trẻ có khả năng ghi nhận kỹ năng và thông tin với tốc độ đáng kinh ngạc và góp phần quan trọng trong suốt phần đời còn lại. Tìm hiểu những giai đoạn phát triển não bộ của trẻ sẽ giúp bạn có định hướng tốt hơn trong việc hỗ trợ bé phát triển năng lực của mình trong những năm đầu đời. Dưới đây sẽ là 3 giai đoạn phát triển não bộ của trẻ mà các phụ huynh cần hiểu rõ để có thể chăm con thật đúng cách. Các mẹ hãy cùng Thuocthang.com.vn tham khảo ngay nhé!

3 Giai Đoạn Phát Triển Trí Não Quan Trọng Nhất Của Trẻ3 Giai Đoạn Phát Triển Trí Não Quan Trọng Nhất Của Trẻ

NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CỦA TRẺ

Từ lúc còn nằm trong bụng mẹ thì trí não của bé đã bắt đầu phát triển một cách vượt trội. Không hẳn là chỉ nhờ vào các chất dinh dưỡng cung cấp cho mẹ và thai nhi mà ngay cả các hoạt động của mẹ cũng giúp phát triển não bộ của trẻ. Dưới đây sẽ là 3 giai đoạn phát triển não bộ của trẻ mà các phụ huynh cần hiểu rõ để có thể chăm con thật đúng cách.

  • Giai Đoạn Trong Bụng Mẹ

Trong những giai đoạn phát triển não bộ của trẻ thì thời kỳ trong bụng mẹ là nền tảng cho trí thông minh của bé trong cả cuộc đời.

Não của bé bắt đầu được hình thành và phát triển từ tuần thứ ba của thai kỳ khi ống thần kinh khép lại và phân tách thành não trước, não giữa, não sau và tuỷ sống. Đây là các cơ quan tiền đề của hệ thống thần kinh phức tạp và kỳ diệu của bé sau này.

Từ tuần thứ bảy đến tuần 11, ống thần kinh đóng lại và hai bán cầu não được hình thành. Ở giai đoạn này, trẻ có thể cảm nhận được tương tác từ bên ngoài và phản ứng lại. Sang đến tuần thứ 15, số lượng tế bào thần kinh của bé đã tương đương với người trưởng thành và nhanh chóng tăng cả về khối lượng lẫn kích thước. Từ tuần thứ 20, các tế bào thần kinh được chuyên biệt hoá để tạo thành năm giác quan giúp bé có những hoạt động sinh động hơn trong bụng mẹ.

Nếp nhăn của não xuất hiện vào tuần thứ 28 và không ngừng hoàn thiện cho đến khi đạt đến 100 tỷ tế bào thần kinh lúc chào đời.

Trong toàn bộ quá trình mang thai, bạn có thể hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ bằng cách giữ gìn sức khoẻ của chính mình. Các thực phẩm chứa acid folic, DHA, vitamin, chất xơ và protein được khuyến khích trong thời gian này. Đồng thời, bạn cần tránh các tác động không tốt như chất kích thích, căng thẳng, môi trường không lành mạnh,… để đảm bảo sự phát triển an toàn cho thai nhi. Bạn nên khám thai định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi tình hinh sức khoẻ và cân nặng của cả mẹ và bé.

  • Giai Đoạn 0 – 6 Tuổi

 

 

Khi chào đời, trẻ đã có được gần như tất cả tế bào thần kinh cần thiết cho cả cuộc đời dù kích thước bộ não chỉ bằng ¼ người trưởng thành. Từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn hình thành khớp thần kinh với tốc độ nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời. Chính vì vậy, bé có khả năng ghi nhận thông tin tốt và học hỏi một cách linh hoạt các kỹ năng sẽ áp dụng cho cả đời.

Vào giai đoạn này, bé sẽ học ngôn ngữ, vận động, nhận biết màu sắc, kỹ năng sống cơ bản, các kiến thức sơ bộ về xã hội,… Bạn cần lưu ý phải “nhắc lại” các bài học cũng như duy trì “thực hành” bài học liên tục để tránh việc bé quên các thông tin vừa ghi nhận.

Môi trường góp phần rất quan trọng trong những giai đoạn phát triển não bộ của trẻ, đặc biệt là ở thời điểm bé đang học hỏi mọi thứ. Bạn có thể cân nhắc đến những lời khuyên để phát triển trí não cho trẻ như sau:

+ Tham gia các hoạt động tương tác xã hội như nói chuyện với những người xung quanh, tham gia các hoạt động tập thể,… Các hành vi xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến bộ não và là cách hiệu quả nhất để trẻ học hỏi.

+ Tham gia các lớp học từ cấp mầm non để bước đầu có nhận thức về vấn đề học tập và nâng cao các kỹ năng sống cơ bản.

+ Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bộ não có năng lượng để phát triển. Bạn nên có một chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh có đầy đủ sắt, vitamin và khoáng chất tuỳ theo giai đoạn phát triển của bé.

+ Các hoạt động thể chất góp phần tăng cường sức khoẻ, cải thiện nhận thức, khuyến khích lối sống tích cực của trẻ.

  • Giai Đoạn 7 – 22 Tuổi

 

 

Trong những giai đoạn phát triển não bộ của trẻ thì đây là thời kỳ tiếp tục hoàn thiện để đạt đến trạng thái đỉnh cao. Lúc này, chất xám và chất trắng tiếp tục tăng trưởng, giúp trẻ tăng khả năng nhận thức và trí tuệ.

Đến tuổi dậy thì, chất xám bị “cắt tỉa” và mỏng đi để tối ưu hoạt động thần kinh, giải phóng não bộ khỏi những kết nối không cần thiết nhằm chuẩn bị cho tuổi trưởng thành. Trong giai đoạn này, bạn cần giúp bé học các kiểm soát hành vi, nhận thức đúng – sai và biết kiềm chế. Đồng thời, ở giai đoạn này, trẻ có thể học cách ra quyết định và giải quyết vấn đề khi đối mặt với các tình huống trong cuộc sống.

Đến tuổi 22, bộ não đạt đến sự hoàn thiện cao nhất và có thể duy trì trạng thái này trong khoảng năm năm kế tiếp.

NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU VỀ BỘ NÃO CỦA TRẺ MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, bộ não của trẻ phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời

Nếu nói về sự phát triển thể chất, trẻ cần cả năm để có thể chuyển từ việc chỉ nằm một chỗ vùng vẫy đến việc lẫy, bò, tập đứng, tập đi và thậm chí là chạy nhảy. Nhưng khi nói đến sự phát triển của trí tuệ thì lại rất khác.

Trí não của trẻ bắt đầu phát triển từ khi chúng còn ở trong bụng mẹ và tiếp tục quá trình này sau khi được sinh ra. Bộ não của trẻsơ sinh có thêm 250.000 tế bào thần kinh mỗi phút, tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong vài năm đầu đời và tăng gấp đôi kích cỡ khi trẻ được 1 tuổi.

Trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, bộ não của trẻ phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời. Và còn rất nhiều điều tuyệt vời và thú vị về sự phát triển của não bộ của một đứa trẻ mà bố mẹ nhất định phải biết:

1. Trẻ Em Được Sinh Ra Với Cả Một Ngân Hàng Bộ Nhớ

 

 

Bộ não của trẻ mới sinh đã phát triển được 40% so với khi trưởng thành. Đó là lý do giải thích tại sao ngay sau khi sinh, bé đã có thể phân biệt được giọng của mẹ và các âm thanh hay các bài hát mà bé đã được nghe khi còn trong bụng mẹ. Bộ não của trẻ tiếp tục phát triển và khi được 6 tuần tuổi bé đã biết bụng đói nghĩa là lúc phải được cho bú, cho ăn.

Và khi 4 tháng tuổi, bé đã bắt đầu nhận diện được các khuôn mặt cũng như đã có thể đưa ra quyết định xem thích hay không thích nhìn ai. Hình thành và rèn luyện các thói quen chính là một cách hoàn hảo để trau dồi và thúc đẩy phát triển trí nhớ cho trẻ vì nó giúp trẻ kích hoạt trí nhớ của mình để biết việc gì sẽ xảy ra tiếp theo.

2. Bé Có Một Bộ Não Siêu Linh Hoạt

Với tốc độ phát triển siêu nhanh của não bộ, trẻ em có thể hấp thụ mọi thứ xung quanh từ cảnh vật, tiếng động, mùi hương hay âm thanh… Điều này giải thích tại sao trẻ dễ bị kích thích và không thể điều chỉnh kịp khi có quá nhiều thứ cùng xảy ra.

Nếu bạn muốn con mình tập trung và một số việc cụ thể như ăn hay ngủ thì tốt nhất là hãy để trẻ ở nơi ít ồn ào và có ánh sáng mờ. Và vì bé bị thu hút bởi mọi thứ xung quanh nên cách duy nhất thực sự hiệu quả để thu hút sự quan tâm chú ý của trẻ là nói với âm lượng cao thấp khác nhau thì tốt hơn là nói theo cách thông thường.

3. Trẻ Đã Chuẩn Bị Cho Việc Nói Được Từ Khi Mới 7 Tháng Tuổi

Nhiều bé phải hơn 1 tuổi mới có thể nói được những từ đầu tiên. Thế nhưng não của chúng thực tế đã chuẩn bị cho việc nói từ rất sớm. Một nghiên cứu của trường đại học Washington, Mỹ đã cho thấy, dù trẻ sơ sinh không thể nói lên ý nghĩ của mình nhưng não bộ của chúng đã cố gắng tìm ra cách để tạo ra những chuyển động thích hợp để tạo ra những gì chúng muốn nói.

4. Con Bạn Đã Sẵn Sàng Để Hấp Thụ Nhiều Hơn Một Ngôn Ngữ

 

 

Bộ não của trẻcó khả năng học bất kỳ ngôn ngữ nào khi được tiếp xúc. Việc có thể nói được nhiều ngôn ngữ có ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến bộ não của trẻ với sự thể hiện mạnh nhất và dễ thấy nhất là sự thông minh, khả năng tập trung và ghi nhớ. Vì vậy, bố mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ và điều này không hề làm chậm quá trình biết nói của trẻ vì thực tế thì não bộ của chúng rất mạnh mẽ và hoàn toàn có thể thích ứng được với điều đó.

5. Con Của Bạn Sẽ Phát Triển Kỹ Năng Ngôn Ngữ Nếu Bạn Hay Nói

Thoạt nhìn thì có vẻ rất buồn tẻ khi bạn nói chuyện với một đứa trẻ sơ sinh mà chúng không phản ứng lại nhưng hãy tiếp tục trò chuyện với bé vì nó mang lại rất nhiều lợi ích. Theo một nghiên cứu về sự phát triển não bộ của trẻ em được tiến hành bởi Viện nghiên cứu Marsico, Mỹ, những đứa trẻ mà cha mẹ chúng thường xuyên nói chuyện với chúng thì biết nhiều hơn 300 từ so với những đứa trẻ khác khi chúng được 2 tuổi.

Bên cạnh việc trò chuyện với trẻ, một cách đơn giản khác để tăng cường ngôn ngữ cho trẻ là đọc cho chúng nghe. Viện Marsico cũng khuyến khích bố mẹ đọc sách to cho trẻ nghe vì nó kích thích phát triển trí não của trẻ. Ôm ấp và vuốt ve trẻ cũng là một hành động vô cùng quan trọng giúp giải phóng các hocmon giúp não bộ của chúng phát triển.

6. Con Của Bạn Đang Học Và Hấp Thụ Mọi Thứ Xung Quanh

Một điều tuyệt vời xảy ra với bộ não của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời với 100 tỷ tế bào thần kinh được sinh ra, bắt đầu kết nối với nhau và tạo ra hàng nghìn tỉ khớp thần kinh. Những khớp thần kinh này tạo thành nền tảng cho con bạn hiểu được thế giới xung quanh.

Đây là lúc bộ não của trẻ mạnh nhất trong cuộc đời vì sẽ không có lúc nào nhiều kết nối thần kinh được thực hiện như vậy. Bộ não của thiên tài nhỏ của bạn giống như một miếng bọt biển hấp thụ mọi thứ mà nó tiếp xúc. Không có thời gian nào tốt hơn để dạy trẻ càng nhiều điều và nhiều trải nghiệm càng tốt. Hãy tận dụng khoảng thời gian bé thức để cùng con nói chuyện, hát, đọc và khám phá các đồ vật xung quanh nhé.

7. Bạn Càng Ôm Ấp Bé, Não Bé Càng Phát Triển Hơn

 

 

Đừng nghĩ rằng yêu chiều bé quá nhiều sẽ làm hỏng bé vì thực tế hoàn toàn ngược lại. Những cái ôm và những nụ hôn thường xuyên sẽ đảm bảo giúp trẻ tạo ra các kết nối thần kinh mạnh mẽ hơn và cải thiện sức khỏe tổng thể của chúng. Một nghiên cứu của các nhà tâm thần và thần kinh học trẻ em tại Đại học Washington ở St Louis đã tìm thấy một mối quan hệ mạnh mẽ giữa tình yêu của cha mẹ và sự phát triển kích thước não bộ của trẻ em.

Trẻ em sống trong môi trường gia đình giàu tình thương yêu có não bộ lớn hơn và phát triển tốt hơn những đứa trẻ khác cùng độ tuổi. Ôm ấp và vuốt ve con thường xuyên cũng giúp giải phóng các hoóc môn quan trọng giúp não bộ của trẻ phát triển. Vì vậy, mẹ hãy ôm bé thật chặt, đặc biệt là khi bé khó khăn khi ngủ lại hay lần đầu tiên bị cảm lạnh.

8. Trẻ Mất Nhiều Năng Lượng Để Phát Triển Bộ Não

Sự phát triển nhanh chóng của não bộ chắc chắn sẽ sử dụng rất nhiều năng lượng của trẻ. Thực tế, khoảng 60% năng lượng trao đổi của trẻ được sử dụng để phát triển trí não. Và điều này trái ngược với người lớn vì người lớn chỉ sử dụng có khoảng 20% năng lượng của cơ thể để cung cấp năng lượng cho não bộ. Điều này giải thích tại sao trẻ sơ sinh cần phải ngủ nhiều trong những năm tháng đầu đời và tại sao giấc ngủ lại quan trọng như vậy đối với thời thơ ấu của trẻ.

CÁCH PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH CỦA TRẺ GIAI ĐOẠN ĐẦU ĐỜI

Khoa học đã chứng minh di truyền chỉ tham gia 20-40% vào trí thông minh của trẻ. Một đứa trẻ có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng, môi trường chăm sóc giáo dục, sự nỗ lực học hỏi của con.

Chú Ý Dinh Dưỡng Từ Lúc Thai Kỳ

Muốn con thông minh, các mẹ hãy chú ý dinh dưỡng ngay từ khi mang thai, thậm chí từ khi có ý định mang thai. Các mẹ cần nguồn dinh dưỡng đầy đủ năng lượng để tăng cân đủ trong thai kỳ, đảm bảo cung cấp đủ, cân đối các dưỡng chất cần thiết (đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất) và chú ý tăng cường những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của con (DHA, sắt, kẽm, iốt, vitamin nhóm B...).

 

 

Chất đạm (luôn có nhiều trong thịt, cá, lòng trắng trứng, sữa, tôm tép, cua, lươn, đậu đỗ, nấm...) có vai trò quan trọng tạo nên cấu trúc mô cơ thể, là nguồn cung cấp các axit amin có vai trò như những chất dẫn truyền thần kinh và cũng là nguồn gốc tạo ra các enzyme và các hormon cho cơ thể.

Chất béo (dầu, mỡ, bơ...) là nguồn cung cấp năng lượng, tham gia xây dựng cấu trúc màng tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh. Do chất béo chiếm đến 50% cấu trúc não bộ nên rất cần cho sự phát triển trí não, đặc biệt là các loại béo tốt như omega 3, omega 6, phospholipid, cholin, DHA, ARA có trong cá béo (cá thu, cá trích, cá hồi...), gan cá, dầu cá, các loại hạt có dầu (đậu phộng, óc chó, hạnh nhân...), lòng đỏ trứng, quả bơ...

Chất bột đường (gạo, gạo lứt, mì, bánh mì, bún, phở, khoai, bắp, yến mạch...) là nguồn cung cấp năng lượng chính, đặc biệt cung cấp glucose là nguồn năng lượng quan trọng cho hoạt động của não bộ.

Các vitamin và khoáng chất như vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B9 hay còn gọi là axit folic (có nhiều trong trứng, rau cải xanh đậm, bông cải xanh, các loại đậu, ngũ cốc...) giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh của trẻ.

Vitamin A và beta caroten (có trong trứng, sữa, gan, rau củ quả màu đỏ, cam, vàng...) cần cho võng mạc mắt. Iốt (có trong muối iốt hay gia vị có iốt, rong tảo biển, hải sản...) cần cho sự tổng hợp hormon tuyến giáp, giúp trẻ phát triển trí thông minh.

Sắt (có trong thịt đỏ, gan, huyết, trứng, rau xanh đậm...) giúp tăng tạo máu nuôi não. Kẽm (có trong thịt gà, hàu, sò, hải sản...) giúp cung cấp nguyên liệu tạo các men chuyển hóa và các hormon để điều hòa hoạt động cơ thể.

Vitamin C (cam, bưởi, táo, dâu...) giúp tăng hấp thu các khoáng chất và tham gia chuyển hóa...

Theo Dõi Sự Tăng Cân Của Mẹ

 

 

Khoa học đã chứng minh có mối quan hệ giữa việc ăn đủ chất cần thiết với việc phát triển trí thông minh của trẻ. Theo sự phát triển, hệ thần kinh của trẻ bắt đầu hình thành ngay từ khi thụ thai và sẽ phát triển nhanh từ tuần lễ thứ 8 của thai kỳ. Khi chào đời, não trẻ đã bằng 25% trọng lượng não trưởng thành.

Đến 1 tuổi, não trẻ đạt 70-75%, đến 2 tuổi đạt 80% và đến 6 tuổi gần như đạt 100% trọng lượng não người lớn. Vì vậy, giai đoạn từ khi mang thai và suốt từ khi sinh ra tới 6 năm đầu đời chính là giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ.

Chế độ ăn đúng hay dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn này cần cung cấp đủ năng lượng, đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của tuổi, của giới tính (nam, nữ) và tình trạng sinh lý của mẹ (mang thai, cho con bú) đồng thời đảm bảo sự cân đối giữa các chất dinh dưỡng.

Để biết cơ thể đã nhận đủ năng lượng chưa, ta cần theo dõi thường xuyên việc tăng cân hằng tháng hay quý. Cần tăng 10-12kg cho suốt thai kỳ với tốc độ tăng cân hợp lý là: 1-2kg cho quý 1, 4-5kg cho quý 2 và 5-6kg cho quý 3.

Nếu trước khi mang thai, mẹ bị suy dinh dưỡng thì cần tăng cân nhiều hơn, hay mẹ bị béo phì thì cần tăng ít hơn.

Sau khi sinh, trẻ cần tiếp tục được nuôi dưỡng tốt, theo dõi cân nặng cũng như chiều dài/chiều cao hằng tháng sao cho khi trẻ 1 tuổi sẽ đạt được tốc độ tăng cân gấp 3 lần lúc sinh (9kg), dài 75cm, khi 2 tuổi nặng gấp 4 lần lúc sinh (12kg), dài 85cm, khi 3 tuổi nặng trung bình 14kg, cao 95cm. Sau đó trẻ cần tiếp tục tăng 2-3kg/năm và cao thêm 5-6cm/năm cho tới tuổi tiền dậy thì.

Bên cạnh những dưỡng chất thông minh trên, cha mẹ cũng là tác nhân quan trọng giúp trẻ phát triển, hoàn thiện tốt hơn khả năng nhận thức và tư duy. Trẻ học hỏi thế giới bên ngoài qua mắt, tai, xúc giác nên mẹ hãy tạo điều kiện sớm cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các hoạt động để kích thích não bộ và giúp các giác quan của con phát triển.

Luyện Trí Tuệ Và Cảm Xúc Cho Con Càng Sớm Càng Tốt

Hãy bắt đầu với thói quen kể chuyện cho trẻ, hát cho con nghe và cho con nghe nhạc ngay từ trong bụng mẹ, đặc biệt là vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Sau khi sinh, hãy mua cho con các loại đồ chơi phù hợp theo tháng tuổi với độ khó từ thấp đến cao để rèn luyện khả năng quan sát, tư duy. Hãy hát ru con bằng những vần thơ, giao tiếp, tương tác với con hằng ngày thông qua những câu chuyện nhiều cảm xúc, các loại trò chơi thú vị để khơi gợi tiềm năng của con.

Hoàng Quyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018
Tiêm vắc xin trước khi mang thai là việc làm cần thiết đối với tất cả mẹ bầu. Bởi việc mắc các bệnh do virus, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy việc tiêm phòng trước khi mang thai là vô cùng cần thiết.
19/05/2018
Trẻ ở độ tuổi đi học mầm non rất cần tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin do “khoảng trống miễn dịch”, độ tuổi này trẻ gia tăng tiếp xúc xã hội thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn, nên đây chính là đối tượng cần tiêm nhắc và tiêm mới nhiều loại vắc xin phù hợp để phòng tránh các bệnh nguy hiểm khi cho trẻ đến trường.
19/05/2018

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến 59.000 người tử vong do dại. Dại là căn bệnh nguy hiểm vô cùng nguy hiểm khi phát hiện, 100% người bị vật cắn khi đã lên cơn dại sẽ tử vong. Vì vậy việc tiêm vắc xin phòng dại là cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại khi bị động vật cắn, mỗi bậc phụ huynh cần tìm hiểu về lịch tiêm phòng dại cho trẻ em để đảm bảo tiêm đủ và đúng phác đồ.

19/05/2018
Quai bị là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy căn bệnh này gây ra các biến chứng với tỷ lệ khá thấp nhưng lại rất nguy hiểm tới tính mạng hoặc để lại di chứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.
19/05/2018
Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ cao đối với viêm gan A, đặc biệt là trẻ em. Bệnh viêm gan A có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ em. Vì vậy cần tiêm vắc xin phòng viêm gan A cho trẻ, Đây là việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ bé yêu khỏ bệnh viêm gan A.
Xem nhiều

Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..

Tập Yoga cho trẻ em là sự lựa chọn của nhiều cha mẹ khi tìm kiếm cho con mình một bộ môn thể dục giúp vận động, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Theo các giáo viên Yoga, tập Yoga cho trẻ em mang lại rất nhiều lợi ích cho bé như tăng cường sức khỏe, mang đến niềm vui cho trẻ hay giúp tăng chiều cao...

Sử dụng thuốc tẩy giun khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ vô cùng khiếp sợ hay ám ảnh. Chúng có thể gây “dị ứng” cho một số người. Do đó, để tẩy giun nhanh chóng, an toàn và không phải đụng chạm đến thuốc bạn có thể tẩy giun bằng những nguyên liệu thiên nhiên sau:

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.

Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.