15 Kỹ Năng Cần Dạy Con Để Không Bị Bắt Cóc

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Trong cuộc sống hiện đại nhất là ở những nơi dân cư đông đúc có thể xảy ra những mối đe dọa, ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ. Đặc biệt, tệ nạn buôn bán trẻ em, bắt cóc trẻ… ngày càng diễn ra với các thủ đoạn tinh vi, khó lường. Đối tượng gây án có thể là bạn bè, người thân trong gia đình, người hiếm muộn, kẻ buôn người… Khi phát hiện trẻ chỉ có một mình, các đối tượng này thường tìm cách dụ dỗ, tiếp cận trẻ đi theo.

15 Kỹ Năng Cần Dạy Con Để Không Bị Bắt Cóc15 Kỹ Năng Cần Dạy Con Để Không Bị Bắt Cóc

Trong đó, nguyên nhân của các vụ bắt cóc trẻ em trước hết là do sự chủ quan, lơ đễnh của bố mẹ. Nhiều cha mẹ có thói quen đeo cho con những trang sức đắt tiền ra đường hoặc thường xuyên khoe hình ảnh của con lên mạng xã hội cũng là nguyên nhân khiến các đối tượng tội phạm để mắt và dễ dàng ra tay.

Để bảo vệ con mình khỏi tệ nạn bắt cóc, Thuocthang.com.vn xin chia sẻ đến các bậc phụ huynh những kỹ năng tự bảo vệ mình nên trang bị cho trẻ, để trẻ có thể biết cách bảo vệ bản thân và đối phó kẻ xấu khi không có người lớn bên cạnh ?

NHỮNG TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM MÀ TRẺ EM GẶP PHẢI

Tính chất công việc bận rộn khiến cho các bậc phụ huynh không thể theo sát con em mình thường xuyên được. Có những hôm trẻ phải tự đến trường và đi về một mình. Bọn chúng có thể lừa con bạn đi theo chúng rồi sẽ mua cho kẹo, hoặc nhận là bạn của bố, mẹ đến đón con về,… từ đó bắt cóc con trẻ.

Bọn kẻ gian sử dụng rất nhiều hành động và phương tiện dụ dỗ trẻ em, đánh lừa tâm lý và lòng tin nhạy cảm của con trẻ, khiến trẻ dễ dàng tin và làm theo, từ đó bọn chúng dễ dàng ra tay tiếp cận và hành động

Việc bắt cóc trẻ em có nhiều mức độ, mức độ nhẹ là bắt cóc với mục đích tống tiền, nặng hơn là bắt cóc để buôn bán trẻ em qua biên giới và nặng nhất là hành động bắt cóc để lấy nội tạng. Bạn có biết rằng con mình đang đứng xung quanh cái vòng luẩn quẩn của sự nguy hiểm kia? Liệu con mình có biết cách xử lý tránh khỏi không?

NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BẮT CÓC TRẺ EM

  • Không Để Người Lạ Biết Tên Trẻ

Người lạ sẽ dễ dàng chiếm được sự tin tưởng của trẻ khi trò chuyện mà gọi tên của chúng, song điều này có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Do đó, bạn không nên ghi tên trẻ nhỏ vào đồ dùng cá nhân như cặp sách, giày dép.

Hãy ghi số điện thoại của gia đình, người thân lên đồ dùng của trẻ, đề phòng trường hợp đồ đạc bị thất lạc hoặc khi trẻ đi lạc.

  • Cài Đặt Ứng Dụng Theo Dõi

 

 

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại điện thoại dành cho trẻ em với chức năng nhận cuộc gọi từ một vài số điện thoại nhất định và định vị GPS. Nhờ chức năng GPS, bố mẹ có thể dễ dàng theo dõi vị trí chính xác của con. Việc này sẽ giúp cảnh sát tìm kiếm trẻ trong trường hợp xấu nhất xảy ra.

  • Cho Trẻ Đeo Vật Dụng Có Nút Ấn Khẩn Cấp

Bạn có thể cho trẻ đeo những vật dụng có nút bấm phát tín hiệu khẩn cấp như đồng hồ, chìa khóa, vòng cổ, vòng tay. Khi trẻ cảm thấy bị nguy hiểm, chỉ cần bấm nút thì tín hiệu khẩn cấp sẽ được gửi ngay đến cha mẹ.

  • Phụ Huynh Chú Ý Nguyên Tắc Phối Hợp Trong Giáo Dục

Phụ huynh nên phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường và giáo viên trông, dạy trẻ. Nên thống nhất với giáo viên người đón trẻ, chỉ từ 1 đến 2 người, để nhà trường có thể kịp thời phát hiện nếu xuất hiện người lạ tiếp cận đón trẻ. Trong trường hợp có việc bận không thể đón con, phải báo cho giáo viên biết ai sẽ là người đón hộ tránh trường hợp kẻ lạ giả danh người thân đến đón.

KỸ NĂNG CHA MẸ CẦN DẠY CON ĐỂ KHÔNG BỊ BẮT CÓC

1. Dạy Trẻ Nói “Không” Với Các Món Đồ Của Người Lạ

Người lạ ở đây là những người trẻ chưa từng gặp mặt, chưa từng được cha mẹ giới thiệu trước đó. Cha mẹ cần dạy trẻ nói “không” với những món quà của người lạ như: đồ chơi, bánh kẹo, quần áo…

Trong cuộc sống hàng ngày nên rèn cho con thói quen lấy đồ hoặc nhận của ai món quà gì cũng phải xin phép ngay cả khi đó là người quen trong gia đình. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen, nguyên tắc trong cuộc sống. Đồng thời, bạn cũng nên giải thích với con những nguy cơ có thể xảy ra khi con nhận quà của người lạ mà không được sự đồng ý của cha mẹ.

Khi tiếp xúc với người chưa từng gặp gỡ nên dạy trẻ cách giữ khoảng cách. Tuyệt đối không cho người lạ động chạm vào thân thể hoặc đi theo người lạ ngay cả khi họ nói sẽ giúp trẻ tìm đường về nhà.

2. Dạy Cho Trẻ Biết “Con Luôn Có Thể Trở Thành Đối Tượng Của Kẻ Bắt Cóc”

 

 

Chúng ta đều biết có vô vàn tình huống nguy hiểm khiến trẻ có nguy cơ bị bắt cóc và trở thành nạn nạn nhân của một vụ bắt cóc.

Dựa vào mô hình “5W-1H” (What, Who, Where, When, Why - How), phụ huynh có thể dạy trẻ biết những tình huống thế nào là an toàn và không an toàn (What); dạy trẻ cảnh giác với những người con chưa từng gặp, những người có thể tự xưng là người thân của con, chưa được bố mẹ giới thiệu với con (Who); cho trẻ biết dù là con ở nhà, ở trường, nơi công cộng hay bất cứ đâu con cũng có thể gặp những tình huống nguy hiểm (Where); khi con ở nhà, đi học hay đi chơi kẻ xấu có thể tiếp cận con (When); cho con biết lý do tại sao trẻ nhỏ thường là đối tượng mà nhiều kẻ bắt cóc hướng đến (Why) và khi con gặp những tình huống nguy hiểm sẽ ứng phó như thế nào (How).

Dạy con những kiến thức cơ bản, nền tảng thế này là một việc làm hết sức cần thiết để trẻ biết cách bảo vệ mình.

3. Dạy Trẻ Ghi Nhớ Số Điện Thoại Của Bố/Mẹ (Người Thân Nhất) Và Địa Chỉ Nhà

Khi trẻ bắt đầu có khả năng ghi nhớ, bố mẹ hướng dẫn trẻ cách nhớ số điện thoại của bố hoặc mẹ và địa chỉ nhà. Nếu như bé chưa có khả năng ghi nhớ, phụ huynh có thể ghi số điện thoại lên những mảnh giấy và bỏ trong túi quần áo hay ba lô của trẻ. Đây là việc làm hết sức cần thiết để phòng trường hợp trẻ bị lạc thì biết cách cung cấp cho những người muốn giúp đỡ.

4. Dạy Trẻ Sử Dụng Mật Khẩu Riêng Giữa Trẻ Và Người Thân

Những kẻ bắt cóc thường tự nhận là người quen của bố mẹ để tiếp cận trẻ. Bạn nên dạy trẻ hỏi những câu đơn giản về thông tin cá nhân của người thân và kèm theo đó là một mật khẩu riêng khi người lạ tiếp cận dụ dỗ.

Hãy thiết lập một mật khẩu chung của gia đình và dạy trẻ sử dụng mật khẩu trong một số tình huống nhất định (chẳng hạn khi bạn cần ai đón con ở trường, người đó cần phải biết câu mật mã của gia đình).

5. Dạy Con Cách Phản Ứng Nếu Có Kẻ Xấu Muốn Bắt Cóc

 

 

Thay vì dạy con la hét, khóc lóc cha mẹ cần dạy con liên tục hô to: “Đây không phải cha mẹ tôi” để gây sự chú ý của những người xung quanh. Cách làm này cũng sẽ khiến những kẻ bắt cóc bị phân tán, hoảng sợ.

Trường hợp con bị người lạ ôm, có thể phản kháng lại bằng cách dùng cùi trỏ tay đập vào ức, cằm và hạ bộ của đối phương. Ngoài ra, dạy con cách bỏ chạy khi bị người lạ đeo bám hoặc có hành động tấn công.

Khi trẻ tham gia giao thông, cha mẹ cần dạy con cách quan sát và luôn cảnh giác với những chiếc xe của người lạ đeo bám phía sau một cách không bình thường. Trong trường hợp này, trẻ có thể dừng xe lại ở chỗ đông người, nhờ tới sự giúp đỡ của cảnh sát giao thông hoặc những người lớn tuổi có thể tin tưởng thông báo về việc mình bị người lạ đeo bám.

6. Dạy Trẻ Giới Hạn Người Có Thể Tin Tưởng

Cha mẹ cần lên danh sách những người trẻ có thể tin tưởng. Ngoài những người thân trong gia đình, còn có: Thầy cô giáo, chú công an, bộ đội, các bác bảo vệ… Trong trường hợp cụ thể, trẻ có thể nhờ tới sự giúp đỡ của những nhà dân bên đường, các cụ già hoặc bà mẹ có con nhỏ.

7. Cùng Con Xem Các Video Về Bắt Cóc

Cha mẹ hãy cùng trẻ xem những video phóng sự, clip mô phỏng, mô tả các tình huống thiếu an toàn mà những bé khác gặp phải khi không ở cùng bố mẹ của mình. Sau đó, cha mẹ có thể khơi gợi và giải đáp những thắc mắc của trẻ khi bé xem những video này để trẻ dần hình thành ý thức phòng vệ cho mình trong những tình huống tương tự có thể xảy ra với trẻ nếu trẻ gặp phải.

8. Dạy Trẻ Cảnh Giác Với Những Lời Gạ Gẫm Nhờ Giúp Đỡ

Trẻ con thường được dạy là nên thương yêu và giúp đỡ mọi người, lợi dụng điều này kẻ xấu thường giả danh nhờ lòng tốt của con trẻ mà dụ dỗ chúng rời xa khỏi vòng an toàn rồi thực hiện bắt cóc. Bạn cần dạy con trẻ, nếu người ta thật sự cần giúp đỡ, họ sẽ tìm đến người lớn hơn chứ không phải là trẻ em.

Bố mẹ cháu đang gặp tai nạn, để cô/chú/bác/… đưa cháu đi đến chỗ bố/mẹ ngay.Và con cần tránh xa những người gạ gẫm giúp đỡ với câu nói đại loại như sau:

– Cô là bạn của mẹ con, mẹ gửi cho con một món quà. Cô để nó ở xe, con đến lấy nhé.

– Có một bà cụ bị gãy tay, con đến phụ cô giúp bà lão đó nha.

– Có bạn muốn gặp con, bạn nhờ cô nhắn con ra ngoài đó.

– Con chó của chú đang bị lạc, con cùng đi tìm giúp chú nhé

Nếu có người lạ đến nói với bé những điều trên thì họ đều là đối tượng đáng nghi ngờ.

Hãy dạy con đối đáp với người lạ: “Cháu không quen cô/chú. Mẹ/bố cháu ở kia, để cháu hỏi ý mẹ/bố đã”.

9. Dạy Trẻ Giữ Khoảng Cách Và Hạn Chế Thời Gian Nói Chuyện Với Người Lạ

 

 

Trẻ em đều biết rằng không được giao tiếp với người lạ. Trong trường hợp bắt buộc, hãy dặn trẻ rằng nếu cuộc trò chuyện kéo dài hơn 5-7 giây, tốt hơn hết con hãy bỏ đi và đến chỗ an toàn. Hơn nữa, phụ huynh cần lưu ý trẻ giữ khoảng cách với người kia từ 2 m trở lên. Bạn nên phải hướng dẫn cho trẻ hiểu 2 m là như thế nào và phải luôn ghi nhớ giữ khoảng cách đó.

10. Dạy Trẻ Thực Hiện Nghiêm Túc Một Số Nguyên Tắc Trong Gia Đình

Bố mẹ cần xây dựng một số nguyên tắc trong gia đình và yêu cầu trẻ thực hiện nghiêm túc. Chẳng hạn: Khi trẻ muốn đi đâu ra khỏi nhà, nhất thiết phải xin phép người lớn (ông bà, bố mẹ, anh chị), người lạ kêu mở cửa tuyệt đối không được mở, thay vào đó hãy kêu người lớn mở hoặc gọi điện cho bố mẹ biết, khi chờ đợi bố mẹ đến đón thì nên ở trong trường,…

11. Dạy Trẻ Không Nên Sử Dụng Thang Máy Với Người Lạ

Cha mẹ hãy dạy trẻ luôn đứng dựa vào tường khi ở trong tháng máy để trẻ có thể nhìn thấy hành động của mọi người xung quanh. Nếu có người lạ đi vào thang máy khi trẻ đi một mình, tốt nhất là trẻ nên giả vờ bỏ quên thứ gì đấy và bước ra ngoài. Người ấy vẫn tiếp tục bảo trẻ vào cùng, bé nên trả lời lịch sự: “Bố mẹ cháu bảo chỉ được đi thang máy một mình hoặc đi cùng hàng xóm thôi ạ”. Nếu người lạ có hành vi lôi kéo hoặc bịt miệng trẻ, đây chính là báo động đỏ và trẻ được phép cắn, cào cấu vào tay người đó cho đến khi có người tới giúp đỡ.

12. Dạy Con Không Đăng Hình Ảnh Và Thông Tin Cá Nhân Lên Mạng

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Bạn nên dạy trẻ cách bảo mật thông tin, không nên đăng quá nhiều hình ảnh cá nhân, thông tin lên mạng.

Cụ thể, không tiết lộ địa chỉ nhà, số điện thoại nên profile Facebook. Đây là một việc làm mạo hiểm, bởi có thể khiến cho những người lạ mặt biết được chính xác địa chỉ từ đó lên kế hoạch tiếp cận và có thể gây nguy hiểm cho bản thân.

Ngay cả cha mẹ cũng hạn chế đưa hình ảnh, hoạt động chi tiết của con lên mạng xã hội.

13. Dạy Trẻ Không Được Tự Ý Gặp Gỡ Trực Tiếp Bạn Bè Trên Internet

Hãy cảnh báo với trẻ rằng những kẻ bắt cóc hiện nay có thể tìm kiếm “con mồi” trên mạng. Việc trò chuyện với người lạ trên mạng có thể sẽ khiến trẻ rơi vào vòng nguy hiểm. Phải luôn giúp trẻ ghi nhớ rằng không được đưa thông tin gia đình, cá nhân như địa chỉ nhà, số điện thoại, tên tuổi cho bất kỳ ai và tuyệt đối không được phép gặp trực tiếp bạn trên mạng.

14. Dạy Trẻ Biết Cách Nhớ Thông Tin Và Để Lại Dấu Vết

Bố mẹ hãy hướng dẫn cho trẻ biết cách giữ bình tĩnh, quan sát thật kỹ kẻ bắt cóc và nhớ những thông tin, hình ảnh cần thiết về họ cũng như nơi đang ở. Khi cần thiết có thể để lại dấu vết về chặng đường đi (để lại giày dép, nón, khẩu trang, giấy, viết, phù hiệu,…).

15. Dạy Trẻ Biết Tìm Đến Những Nơi Có Thể Giúp Mình

Bố mẹ hãy dạy trẻ tìm đến những nơi có thể giúp đỡ mình khi trường hợp không may xảy ra: quầy thông báo tại siêu thị, khu vui chơi, đồn công an, chốt bảo vệ, nhà hàng xóm,… Đó là những nơi tin cậy, an toàn và có thể giúp đỡ mình khi gặp hiểm nguy.

Ngoài ra, Để đảm bảo sự an toàn của trẻ Phụ huynh nên phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường và giáo viên trông, dạy trẻ. Nên thống nhất với giáo viên người đón trẻ, chỉ từ 1 đến 2 người, để nhà trường có thể kịp thời phát hiện nếu xuất hiện người lạ tiếp cận đón trẻ. Trong trường hợp có việc bận không thể đón con, phải báo cho giáo viên biết ai sẽ là người đón hộ tránh trường hợp kẻ lạ giả danh người thân đến đón.

Mrs Hoàng Quyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Sâu chít là một trong những loại thuốc bổ của Đông y giúp bồi bổ và nâng cao sức khỏe. Ngoài việc được người dân thu hái về làm thức ăn, nó còn là một loại thực phẩm giàu giá trị điều trị bệnh, đặc biệt là phục hồi sức khỏe sau khi bệnh. Rượu sâu chít có mùi thơm đặc trưng, rất ngon và bổ dưỡng.

19/05/2018

Nha đam là loại cây phổ biến, được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhờ khả năng làm đẹp, nguyên liệu nấu ăn và lợi ích như một vị thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, nha đam ngâm rượu mang lại hiệu quả dưỡng ra và tăng tuần hoàn máu rất cao.

19/05/2018

Hà thủ ô là thảo dược quý và quen thuộc được nhiều người nhắc đến, sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh. Bên cạnh đó hà thủ ô còn dùng để ngâm rượu để bồi bổ cơ thể, giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh và giúp làm chậm lão hóa, trẻ hóa làn da cho chị em.

19/05/2018

Sâm đương quy là một trong những dược liệu quý hiếm sở hữu nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Ngoài việc sắc uống thì sâm đương quy còn có thể ngâm rượu. Sử dụng rượu ngâm sâm đương quy mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, bổ huyết, trẻ lâu …

19/05/2018

Người ta đã sử dụng củ gừng trong nhiều thế kỷ qua để chữa nhiều bệnh như đau bụng, làm đẹp da, giữ dáng… Bên cạnh đó, việc ngâm rượu gừng còn mang tới cho người dùng rất nhiều công dụng khác về sức khỏe cho phái nữ.

Xem nhiều

Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.

Sơn móng tay là thói quen làm đẹp phổ biến của chị em phụ nữ và vì vậy tẩy sơn móng tay cũng trở thành một trong những việc không thể thiếu trong quy trình này. Ngoài acetone, sử dụng các nguyên liệu quen thuộc có sẵn trong nhà cũng là cách tẩy sơn móng tay an toàn và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để “chữa cháy” trong những trường hợp cần thiết.

Chắc hẳn chúng ta ai ai cũng đều mong muốn sở hữu làn da mịn màng, sạch sẽ, khỏe mạnh và không có chiếc lông xấu xí phải không nào ? Những chiếc lông trên da vừa thiếu thẩm mỹ vừa khiến bạn tự ti vì thế bạn thường nghĩ ngay tới chiếc dao cạo để loại bỏ chúng ngay lập tức. Nhưng đây là cách làm không tốt cho làn da của chúng ta, dùng dao cạo có thể gây tổn thương và để lại sẹo trên da. Vì thế ngày càng nhiều người sử dụng phương pháp waxing hay còn gọi wax lông với những công thức wax lông tại nhà vừa mang tới hiệu quả triệt lông tốt mà còn đảm bảo độ an toàn cho làn da của bạn đó.

Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.

Quyết định để tóc cụp có nghĩa là bạn phải dành thời gian đầu tư chăm sóc cho mái tóc của mình hơn hẳn so với những loại tóc bình thường. Chỉ cần lơ là một chút là mái tóc sẽ xơ rối, lòa xòa nhìn mất thẩm mỹ. 

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.