Những cách chữa đau dạ dày tại nhà có thể giúp người bệnh giảm các cơn đau và những triệu chứng khó chịu đi kèm. Tuy nhiên, các biện pháp này thường chỉ mang lại hiệu quả tức thời. Người bệnh nên đi khám để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây đau dạ dày, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
Đau dạ dày là bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất, nguyên nhân gây nên những cơn đau dai dẳng. Các thuốc giảm đau dạ dày cấp tốc chứa nhiều rủi ro, bởi vậy, các bạn có thể tham khảo một số cách giảm đau dạ dày cấp tốc tại nhà không dùng thuốc sau đây:
1. Chườm ấm bụng
Đây có thể xem là cách giảm đau dạ dày tức thì và đơn giản nhất. Bạn chỉ cần rang nóng một nắm dùng vải sạch bọc lại chườm hay đơn giản hơn là nhúng khăn nước ấm vắt khô, chườm lên vùng bụng bị đau. Hơi nóng lan tỏa khắp bụng sẽ thúc đẩy máu lưu thông, giúp tiêu hóa dễ dàng, làm giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng.
2. Nhai hoặc uống nước ép lá bạc hà
Bạc hà hay dân gian thường gọi là húng lủi là loại rau gia vị giúp giảm đau dạ dày tự nhiên rất hiệu quả. Khi đau có thể dùng lấy nước ép uống nhằm giảm các chứng khó tiêu, buồn nôn và ói mửa, cũng như khắc phục chứng đau bụng, chuột rút. Bạn có thể dùng lá bạc hà để nhai tươi hoặc ép lấy nước cốt dùng uống sẽ giúp xoa dịu dạ dày, đặc biệt là giảm cảm giác đầy bụng, ậm ạch sau khi ăn.
3. Giảm đau dạ dày bằng nước muối ấm
Nước muối ấm pha loãng thường được dùng để trị viêm họng, sát trùng vết thương, ít ai biết muối pha nước ấm còn có công dụng làm sạch đường ruột, giảm cơn đau dạ dày co thắt và trị rối loạn chức năng dạ dày. Khi thấy cơn đau dạ dày, bạn có thể dùng một hoặc hai muỗng cà phê muối hòa cùng nước ấm khuấy đều để uống. Tuy đơn giản nhưng đây là cách giảm đau dạ dày tự nhiên rất hiệu quả.
4. Dùng tinh dầu
Phương pháp này có thể đánh bại nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày như: đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích và thậm chí là đau bụng kinh. Bạc hà, gừng, húng quế, thì là, dừa và các loại dầu khác có thể giảm đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa. Chỉ cần thoa một vài giọt lên bụng và xoa bóp nhẹ nhàng, bạn sẽ nhận thấy điều khác biệt. Ngoài ra, tinh dầu cũng có thể làm tăng tâm trạng của bạn.
5. Dùng Soda
Natri bicarbonate trong nước soda giúp trung hòa axit dạ dày, đây là một cách để điều trị chứng ợ nóng. Ngoài ra, khí carbon dioxide ngăn ngừa ợ hơi, có thể giúp giảm áp lực và đau ở dạ dày.
6. Dùng mù tạt
Nghe có vẻ hơi khó tin nhưng sử dụng một muỗng canh mù tạt trong bữa ăn hằng ngày là sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống của bạn. Nó có một số tác dụng chống viêm và kháng acid mạnh, có thể làm giảm hoặc thậm chí chữa lành các cơn đau dạ dày.
7. Giảm đau dạ dày với gừng
Trong gừng có chứa Tecpen và Oleoresin được coi là 2 chất kháng sinh tự nhiên có tính sát trùng, chống viêm, giảm đau vô cùng hiệu quả. Do đó, gừng tươi được coi là vị thuốc quý thường được dùng để giảm nhanh cơn đau dạ dày. Bạn có thể dùng gừng ngâm giấm, trà gừng hay nước gừng, chanh, mật ong để làm giảm cơn đau dạ dày, gừng đồng thời cũng có tác dụng giảm buồn nôn và ói mửa.
8. Trà hoa cúc
Theo đông y, hoa cúc có vị đắng, cay, tính mát, công dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm kích thích trong dạ dày. Uống trà hoa cúc sẽ làm dịu bụng, giảm bớt cơn đau dạ dày nhờ giảm acid trong dạ dày hiệu quả. Bạn có thể kết hợp trà hoa cúc gừng tươi để giảm đau dạ dày thêm công hiệu.
9. Tinh bột nghệ pha nước ấm
Tinh bột nghệ có chứa curcumin là hoạt chất chống oxy hóa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp, đồng thời bảo vệ và hồi phục niêm mạc dạ dày.
Cách dùng tinh bột nghệ để uống giảm đau dạ dày cấp tốc:
- Pha 2 thìa cà phê tinh bột nghệ với 1-2 thìa cà phê mật ong vào 150ml nước ấm hoặc sữa ấm.
10. Yoga
Nhiều tư thế yoga có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và tăng nhu động ruột cũng như quá trình chuyển động thức ăn qua đường ruột. Ngoài ra, nó làm giảm sự căng thẳng – nguyên nhân có thể gây ra rối loạn dạ dày như hội chứng ruột kích thích. Chẳng hạn, tư thế gập gối (Apanasana) có thể giúp bạn giảm đau và đầy hơi còn tư thế vặn mình (Supine Twist) sẽ làm dịu vùng bụng.
11. Nước ép lô hội - cách giảm đau dạ dày đơn giản
Nước ép từ lá lô hội có tính chất làm se, giúp làm dịu dạ dày, cải thiện tiêu hóa, giảm chứng đau bụng, đặc biệt trị nhiễm trùng ngăn chặn tình trạng chảy máu trong. Một trong những cách giảm đau dạ dày tại nhà đơn giản nhất là uống một cốc nước ép lô hội vào mỗi sáng.
Các cách giảm đau dạ dày “cấp tốc” trên tuy có thể làm giảm cơn đau nhanh chóng nhưng chỉ là cách tạm thời dứt triệu chứng đau. Về lâu dài, bạn cần đến một giải pháp chữa triệt để bệnh dạ dày, tránh để bệnh tăng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mrs Ngọc Nguyễn
Bệnh đau dạ dày được coi là căn bệnh phổ biến ngày nay, gây ra những cơn đau âm ỉ, cùng với tình trạng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn. Khi mắc bệnh, người bệnh cần dùng thức ăn giảm tiết dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày và bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ rau củ quả. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý một số loại trái cây không tốt cho bệnh dạ dày.
Đối với nhiều phụ nữ, trào ngược dạ dày là một trong những dấu hiệu mang thai sớm, bắt đầu vào khoảng tháng thứ hai. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi khi gặp phải tình trạng này bởi vị đắng hoặc chua ở trong khoang miệng gây không ít khó chịu. Bài viết sau, Thuocthang.com.vn sẽ chỉ ra những nguyên nhân khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày cũng như cách cải thiện bằng những biện pháp tự nhiên.
Viêm túi thừa có thể dẫn tới tình tràng chảy máu, áp xe… và nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều này khiến cho không ít người hoang mang, lo lắng không biết bệnh xuất phát từ đâu? Cách điều trị như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây của Thuocthang.com.vn để có cái nhìn chính xác nhất nhé!
Viêm túi thừa có thể dẫn tới tình tràng chảy máu, áp xe… và nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều này khiến cho không ít người hoang mang, lo lắng không biết bệnh xuất phát từ đâu? Cách điều trị như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây của Thuocthang.com.vn để có cái nhìn chính xác nhất nhé !
Dạ dày khỏe, bạn có thể ăn bất kỳ thứ gì, nhưng nếu chúng có vấn đề, hãy biết ăn uống cẩn thận. Việc chọn sai thực phẩm có thể gây khó chịu hoặc làm cho tình trạng bệnh thêm nặng, bởi Axit nhiều trong dạ dày rất khó chịu và tạo ra cảm giác nóng rát ở dạ dày. Nhiều axit có thể gây hại niêm mạc dạ dày và thực quản.
Bệnh viêm dạ dày là một trong những bệnh lý về dạ dày chiếm tỷ lệ cao hiện nay. Đây là bệnh không quá khó chữa nhưng nếu không tìm đúng phương pháp điều trị, bệnh dễ tái phát và có thể trở thành mãn tính. Chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn tình trạng bệnh. Sau đây là những thực phẩm mà người bị bệnh viêm dạ dày cần hạn chế, tránh để bệnh trở nặng hơn
Dạ dày khỏe, bạn có thể ăn bất kỳ thứ gì, nhưng nếu chúng có vấn đề, hãy biết ăn uống cẩn thận. Việc chọn sai thực phẩm có thể gây khó chịu hoặc làm cho tình trạng bệnh thêm nặng, bởi Axit nhiều trong dạ dày rất khó chịu và tạo ra cảm giác nóng rát ở dạ dày. Nhiều axit có thể gây hại niêm mạc dạ dày và thực quản.
Bệnh viêm dạ dày là một trong những bệnh lý về dạ dày chiếm tỷ lệ cao hiện nay. Đây là bệnh không quá khó chữa nhưng nếu không tìm đúng phương pháp điều trị, bệnh dễ tái phát và có thể trở thành mãn tính. Chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn tình trạng bệnh. Sau đây là những thực phẩm mà người bị bệnh viêm dạ dày cần hạn chế, tránh để bệnh trở nặng hơn
Bệnh viêm dạ dày là một trong những bệnh lý về dạ dày chiếm tỷ lệ cao hiện nay. Đây là bệnh không quá khó chữa nhưng nếu không tìm đúng phương pháp điều trị, bệnh dễ tái phát và có thể trở thành mãn tính. Chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn tình trạng bệnh. Sau đây là những thực phẩm mà người bị bệnh viêm dạ dày cần hạn chế, tránh để bệnh trở nặng hơn
Có rất nhiều loại thuốc tây để điều trị chứng bệnh đau dạ dày, thế nhưng không phải thuốc nào cũng có thể dùng được.