Phương Pháp Điều Trị Chậm Phát Triển Tâm Thần Ở Trẻ Em

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) là một là một nhóm trạng thái bệnh lý, không phải là một đơn thể bệnh. Trạng thái bệnh lý này có tính bẩm sinh trì trệ về phát triển tâm thần ngay trong những năm đầu của cuộc đời. Bệnh lý này hay gặp ở trẻ em. Trẻ bị chậm phát triển tâm thần có trí tuệ phát triển chậm hơn so với mức bình thường và các kỹ năng sinh hoạt hằng ngày cũng bị hạn chế.

Phương Pháp Điều Trị Chậm Phát Triển Tâm Thần Ở Trẻ EmPhương Pháp Điều Trị Chậm Phát Triển Tâm Thần Ở Trẻ Em

PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ KHÁC NHAU CỦA CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN

Theo các chuyên gia y tế, có nhiều mức độ khác nhau của chậm phát triển tâm thần, Tổ chức Y tế Thế giới thống nhất chia CPTTT ra làm 4 mức độ từ mức độ nhẹ đến nặng căn cứ vào chỉ số IQ.

  • Mức độ nhẹ

Trẻ chậm phát triển tâm thần thuộc nhóm này có IQ từ 50 - 69, chiếm khoảng 85%. Mức độ mới chớm này các em có thể học đến lớp 6 nhờ vào sự giúp đỡ của nhà trường và gia đình, hiểu người khác nói và tự diễn đạt các suy nghĩ của mình.

  • Mức Độ Trung Bình

Khoảng 10% trẻ chậm phát triển tâm thần thuộc nhóm này, có IQ từ 35 – 49, trẻ có ngôn ngữ nói nhưng vốn từ rất ít, ngữ pháp rối loạn, phát âm sai. Mức độ này trẻ vẫn có thể tự chăm sóc bản thân nếu có người hướng dẫn. Cha mẹ cần cho trẻ đi can thiệp và học các lớp kỹ năng đặc biệt để hòa nhập với cộng đồng.

  • Mức Độ Nặng

Trẻ chậm phát triển tâm thần thuộc nhóm này khoảng 2 – 3% có IQ từ 20 – 34. Trẻ cần được đi can thiệp tại các trường học đặc biệt để được học về các kỹ năng cơ bản chăm sóc bản thân.

  • Mức Độ Rất Nặng

1 – 2 % trẻ chậm phát triển tâm thần thuộc nhóm này có IQ dưới 20. Mức độ này trẻ đã bị tổn thương thần kinh nên cần được theo dõi thường xuyên. Trẻ hầu như không có ngôn ngữ, thường phủ định , chống đối. Nhiều trẻ em có những cơn giận dữ phá phách vô cớ mà không cần quan tâm đến xung quanh, sợ hãi trước cái lạ, cái mới.

NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN?

Chậm phát triển tâm thần có nhiều nguyên nhân bao gồm:

+ Bệnh di truyền: gồm những bệnh kể đến như hội chứng Down và hội chứng suy yếu nhiễm sắc thể X.

 

 

+ Bệnh tật hoặc chấn thương: Trẻ bị chấn thương nặng ở đầu, suy dinh dưỡng nặng, bị nhiễm trùng viêm màng não, ho gà hoặc bệnh sởi.

+ Các vấn đề xảy ra trong quá trình mang thai: Mẹ sử dụng rượu hoặc ma túy gây suy dinh dưỡng bào thai, nhiễm trùng hoặc tiền sản giật gây trở ngại cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

+ Các vấn đề xảy ra trong khi sinh: bé bị thiếu oxy trong khi sinh hoặc sinh non dẫn đến bị khuyết tật trí tuệ.

+ Nguyên nhân khác chưa được rõ ràng

NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN

Các biểu hiện ở những tuần đầu tiên ngay sau khi trẻ được sinh ra thường có dấu hiệu giống trẻ sinh non như ngủ nhiều, không có nhu cầu bú sữa mẹ. Xu hướng ngủ nhiều có thể kéo dài trong vài tháng, trẻ ít cựa quậy, ít khóc hoặc không khóc.

Các phản ứng của trẻ như đưa mắt theo dõi vật chuyển động, phản ứng với tiếng động như quay đầu về phía có tiếng động hoặc khóc, thay đổi vẻ mặt... khi có tiếng động ở mức độ ít hoặc chậm; nhiều khi hiện tượng này làm cho chẩn đoán nhầm là trẻ bị điếc.

Tóm lại sự quan tâm của trẻ đối với các sự việc xảy ra chung quanh bị giảm sút hoặc hầu như không có. Trẻ chậm cười, chậm có sự chú ý tới những kích thích chung quanh; chậm phát triển về vận động như chậm lẫy, bò, ngồi, đi, đứng, nói...; trẻ cũng chậm biết nhai.

Bình thường trẻ từ 12 - 20 tuần tuổi hay nằm nhìn bàn tay nó cử động, hiện tượng này vẫn còn tồn tại ở những trẻ chậm phát triển tâm thần có khi tới 2 - 3 tuổi. Trẻ bình thường hay ném các đồ vật có được trong tay xuống đất cho tới khi trẻ được 15 - 16 tháng tuổi, đối với trẻ chậm phát triển tâm thần thì hành động này kéo dài thời gian hơn. Trẻ thường không chú ý đến các vấn đề chung quanh, chỉ nhìn thoáng qua hoặc không nhìn theo các đồ vật, thiếu sự chú ý, không cố gắng để nhặt lại những đồ vật bị đánh rơi, có phản ứng nhạy hơn đối với các thử nghiệm tâm lý. Tuy nhiên cũng có trẻ tỏ ra quá hiền lành, ngờ nghệch; ngược lại có trẻ lại tăng động, giảm chú ý. Trong thực tế, trẻ chậm phát triển tâm thần có thể có biểu hiện lâm sàng rõ rệt hay kín đáo ngay từ khi mới sinh ra nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ phát triển bình thường cho tới một độ tuổi nào đó, thường là trước 3 tuổi rồi mới có biểu hiện chậm phát triển tâm thần dần dần. Ngược lại, một số trẻ có biểu hiện chậm phát triển về sự vận động cũng như các hoạt động tâm thần khác nhưng đến một độ tuổi nào đó, cũng thường trước 3 tuổi lại có khả năng phát triển tâm thần nhanh hơn. Vì vậy trong những trường hợp nghi ngờ trẻ bị chậm phát triển tâm thần, cần phải đưa trẻ đi khám và theo dõi cẩn thận sự phát triển của trẻ mới có thể có kết luận chính xác và xử trí can thiệp điều trị kịp thời, phù hợp.

Các biểu hiện ở tuổi mẫu giáo và tuổi đi học của trẻ cũng khác biệt. Ở nhóm tuổi này, tình trạng chậm phát triển tâm thần thường dễ bộc lộ bởi sự yếu kém trong các mặt hoạt động tâm hồn và trí tuệ của trẻ. Những năm đầu thường có thể gây nên trạng thái gọi là giả chậm phát triển tâm thần ở mức độ vừa và nhẹ. Nếu được phát hiện và xử trí can thiệp sớm, đúng lúc và phù hợp, trạng thái tâm thần của trẻ có khả năng được cải thiện rõ rệt. Trái lại, nếu không thực hiện được theo yêu cầu mong muốn, tình trạng chậm phát triển tâm thần cua trẻ có thể không phục hồi được giống như các trường hợp chậm phát triển tâm thần khác.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN

 

 

Con bạn cần những tham vấn liên tục để giúp chúng đối phó với tình trạng khuyết tật. Bạn sẽ làm một kế hoạch trong đó mô tả các nhu cầu của trẻ. Kế hoạch này cũng sẽ nêu chi tiết các nhu cầu mà con bạn sẽ cần để giúp chúng có thể phát triển bình thường. Nhu cầu của gia đình bạn cũng sẽ được đề cập trong kế hoạch.

Mục tiêu chính của việc điều trị là để giúp trẻ đạt đầy đủ tiềm năng trong lĩnh vực giáo dục, kỹ năng xã hội và kỹ năng sống. Phương pháp điều trị bao gồm liệu pháp hành vi, trị liệu nghề nghiệp, tư vấn và trong một số trường hợp, có cả thuốc.

1. Chữa Trị Bằng Phương Pháp Phục Hồi Chức Năng

Có rất nhiều trường hợp trẻ bị chậm phát triển tâm thần do phát hiện sớm nên can thiệp kịp thời trẻ vẫn có thể điều trị khỏi vì thế cha mẹ cần quan sát trẻ thật kỹ, cho đi can thiệp sớm để giúp cho trẻ học tập và rèn luyện hòa nhập được với cuộc sống gia đình và xã hội. Trường hợp trẻ chậm phát triển tâm thần ở mức độ vừa và nhẹ, cha mẹ có thể giúp con hòa nhập với môi trường sống tạo quan hệ với mọi người xung quanh, phục hồi các rối loạn ngôn ngữ và các rối loạn vận động.

+ Hướng dẫn trẻ biết sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh cá nhân, giao tiếp, lễ phép, giúp đỡ người khác, kỹ năng đọc, viết, đếm, tính toán đơn giản...

+ Hướng dẫn cho trẻ biết thu dọn nhà cửa, đi chợ, nấu ăn

+ Tập luyện cho bé ăn, mặc, vệ sinh cá nhân.

+ Cho các em tham gia lớp hội họa để kích thích sự phát triển trí tuệ và khả năng thẩm mỹ, qua màu vẽ, đường nét, nội dung trong hình vẽ có thể hiểu cảm xúc, tình cảm trong tâm hồn trẻ.

+ Cho các em tham gia lớp học về âm nhạc để các em xóa đi lo lắng, cảm thấy hưng phấn và lạc quan yêu đời hơn.

+ Trẻ bị chậm phát triển tâm thần vừa phải nên hướng dẫn cho bệnh nhân làm nghề thủ công đơn giản phù hợp với sở thích, sức khỏe để trẻ bớt mặc cảm tăng thêm niềm tin vào cuộc sống.

+ Bày ra các trò chơi để chơi cùng trẻ giúp trẻ

+ Giúp bé phát âm cũng như sử dụng ngôn ngữ

 

 

Điều trị bệnh chậm phát triển tâm thần cần quá trình dài và có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nên cha mẹ cần kiên trì và có sự nhẫn nại với trẻ bị tăng động, giảm chú ý.

Kết hợp các phương pháp phục hồi chức năng để chữa trị cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ cũng là cách nhiều cha mẹ áp dụng. Cách này cần được điều trị sớm nhất và liên tục theo chỉ định của các bác sĩ.

2. Chữa Trị Bằng Phương Pháp Sử Dụng Thuốc:

Điều trị bệnh chậm phát triển tâm thần bằng thuốc như sau:

+ Nếu trẻ có sợ hãi, lo âu căng thẳng, có thể dùng các thuốc Diazepam (Valium, Seduxen) 0,5mg/kg cân nặng/ngày, thuốc Napoton dosage 25mg tùy theo thể trạng từng trẻ em và triệu chứng xảy ra.

+ Trẻ có trạng thái kích động, rối loạn khí sắc, ám ảnh, rối loạn hành vi tác phong có thể dùng các thuốc sau:Haloperidol, thuốc an thần kinh Risperdal, Olanzapin, thuốc Clozapin liều lượng tuỳ theo tuổi và từng cá thể trẻ em.

+ Các thuốc ổn định khí sắc như: Thuốc Depakin, Encorat, Carbamazepin,....

Trong những trường hợp cha mẹ nghi ngờ trẻ bị chậm phát triển tâm thần, cần phải đưa trẻ đi khám ngay và theo dõi để có thể có kết luận chính xác, kịp thời. Cho trẻ xử trí can thiệp điều trị tại các lớp học đặc biệt dành riêng cho trẻ em chậm phát triển tâm thần đồng thời phối hợp chặt chẽ với trường học trong việc nuôi dạy chăm sóc, huấn luyện con có thể cho nhiều kết quả tốt nhất.

Khi trẻ bị mắc chứng bệnh chậm phát triển tâm thần hơn ai hết bố mẹ, người thân trong gia đình phải là những giáo viên giỏi, kiên trì để dạy dỗ cho con em mình, tạo cho trẻ có môi trường tốt nhất để phát triển trí tuệ và có khả năng tự lập sau này.

kỳ Duyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018
Não úng thủy Não úng thủy (tên tiếng Anh là Hydrocephalus) được định nghĩa là một tình trạng bệnh lý của hệ thần kinh trung ương,là một trong những dị tật của ống thần kinh, phần lớn do bẩm sinh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của trẻ.
19/05/2018

Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.

19/05/2018
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ nhiễm bệnh tiêu chảy cấp. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là do virus Rota. Để giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả thì hiện nay nhiều bậc phụ huynh đã lựa chọn phòng bệnh bằng vắc-xin ngừa rotavirus. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ có thể bị phản ứng sau khi uống rotavirus và một số tác dụng phụ không mong muốn.
19/05/2018

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).

19/05/2018

Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với các triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc đờm đặc lẫn máu, dẫn đến nguy cơ viêm phổi cấp, thiếu oxy, đe dọa tính mạng người bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.

Xem nhiều

Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng. 

Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng. 

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.

Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.

Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.