Để điều trị bệnh mất ngủ, trước hết phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh mất ngủ. Nếu mất ngủ do thay đổi lối sống sinh hoạt thì ta nên tự điều chỉnh cho hợp lý, dần dần bệnh sẽ hết. Nếu nguyên nhân do bệnh lý như (Bệnh dạ dày, bệnh xương khớp, xoang…) thì phải điều trị bệnh kịp thời thì mới điều trị khỏi dứt điểm.
Mất ngủ do lo âu hoặc do căng thẳng trong công việc, đời sống hàng ngày (đây là nguyên nhân chủ yếu)
+ Mất ngủ do sử dụng nhiều các chất kích thích như: Chè, cà phê, thuốc lá …
+ Mất ngủ do thay đổi trạng thái làm việc đột ngột.
+ Mất ngủ do bệnh lý gây nên Tình trạng mất ngủ kéo dài, sẽ dẫn tới cơ thể suy kiệt, các cơ quan ngũ tạng bị tổn thương, khó hồi phục dẫn tới việc mắc thêm nhiều chứng bệnh nguy hiểm không thể lường trước được.
Để điều trị bệnh mất ngủ, trước hết phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh mất ngủ. Nếu mất ngủ do thay đổi lối sống sinh hoạt thì ta nên tự điều chỉnh cho hợp lý, dần dần bệnh sẽ hết. Nếu nguyên nhân do bệnh lý như (Bệnh dạ dày, bệnh xương khớp, xoang…) thì phải điều trị bệnh kịp thời thì mới điều trị khỏi dứt điểm.
Ngoài việc điều chỉnh lối sống, sinh hoạt hàng ngày, ta có thể sử dụng thêm một số cây thuốc nam điều trị bệnh mất ngủ sau đây:
1. Hoa Tam Thất
Hoa tam thất là phần hoa của cây Tam thất bắc, một cây thuốc thuộc quý họ nhân sâm. Toàn bộ củ và hoa tam thất đều được dùng làm thuốc: Củ tam thất bắc có nhiều tác dụng rất quý và còn được ví như “kim bất hoát” nghĩa là (vàng không đổi) ý nói vị thuốc tam thất bắc còn quý hơn cả vàng. Hoa tam thất là một loại trà thảo dược dùng pha uống hàng ngày với nhiều công dụng, quý nhất là tác dụng điều trị mất ngủ. Hiện nay Hoa tam thất đang là loại thảo dược tốt nhất để điều trị mất ngủ
Cách dùng: bạn chỉ cần dùng 1 ấm trà pha Hoa tam thất trong ngày, bạn sẽ có ngay 1 buổi tối ngon giấc. Rất nhiều bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh mất ngủ chỉ sau 1 tháng dùng Hoa tam thất. Vậy tại sao bạn không dùng thử nó ngay hôm nay nhỉ ?
2. Củ Bình Vôi
Bình vôi là củ của cây Bình vôi, cây thường mọc trên các sườn đồi ở khắp các tỉnh đồ núi nước ta. Tác dụng của bình vôi đã được nghiên cứu và được sử dụng cho Bộ đội từ kháng chiến chống Pháp để làm thuốc điều trị mất ngủ, chống đau tim. Năm 1961 các nhà khoa học Liên xô đã tiến hành nghiên cứu về củ bình vôi ở nước ta và tìm ra tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp ở cây thuốc này.
Cách dùng củ bình vôi làm thuốc: Ngày dùng 8-10g sắc với 500ml nước uống trong ngày.
3. Lá Vông ( Hay Còn Gọi Là Vông Nem )
Là cây thuốc mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm hàng rào và lấy lá ăn, hoặc làm cảnh. Theo y học cổ truyền, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, an thần, kích thích ngủ, điều trị huyết áp cao. Y học cổ truyền thường dùng lá vông trong các bài thuốc điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh.
Cách dùng: Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, sắc với 1 lít nước uống trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ ngủ rất ngon nhé.
Hay lấy 1 ít lá vông cắt sợi rồi nấu canh ăn cũng có tác dụng an thần ngủ ngon.
4. Cây Lạc Tiên ( Nhãn Lồng )
Lạc tiên có vị ngọt nhẹ, tính bình, có tác dụng an thần, thanh tâm, dưỡng can, giải độc, lợi tiểu….. (Đặc biệt, lạc tiên là cây thuốc nam điều trị mất ngủ rất tốt). Cây được dùng trong phạm vi nhân dân.
Cách dùng: Dân gian thường lấy cây lạc tiên để nấu canh hoặc dùng lạc tiên phơi khô hãm nước uống như chè để điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, hồi hộp. Ngoài ra lạc tiên còn là vị thuốc trong một số bài thuốc nam điều trị mất ngủ gồm: Lá vông, cây lạc tiên, lá dâu tằm, tâm sen. Đây là bài thuốc nam điều trị chứng mất ngủ hiệu quả và đặc biệt là không hề gây tác dụng phụ như các loại thuốc tây đâu nhé.
5. Tâm Sen
Tâm sen là trồi mầm bên trong của hạt sen, tâm sen có màu xanh, đây là vị thuốc thường được dùng rất nhiều trong y học cổ truyền làm thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Ngày nay tâm sen còn được chế biến thành dạng trà để tiện sử dụng. Để điều trị bệnh mất ngủ ta có thể dùng tâm sen hãm trà uống hàng ngày hoặc dùng bài thuốc gồm 4 vị như ở trên.
6. Củ Gừng
Hàm lượng tinh dầu trong gừng là 2-3%, chất nhựa là 5%, chất béo là 3%, tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola
Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng gừng để chữa một số bệnh về tiêu hóa, như đầy bụng, đau bụng, chân tay lạnh, ho, thấp khớp.
Không những thế gừng còn là một vị thuốc giúp chữa mất ngủ hiệu quả, không tốn kém. Với phương pháp chữa bệnh mất ngủ từ gừng, thì nguyên nhân do trong gừng có chữa chất cineole xóa tan stress, đau đầu, giúp bạn có tinh thân tốt hơn, và giấc ngủ ngon hơn.
Cách chữa mất ngủ từ gừng: gừng giã nát rửa sạch, cho vào nước sôi trong 5 phút, sau đó bỏ đường phèn vào đun thêm 10 phút
Uống vào mỗi buổi sáng hay sau mỗi bữa ăn.
Lưu ý khi dùng gừng :
+ không nên cạo bỏ vỏ, mà chỉ cần rửa sạch là được bởi vỏ chính là thứ bổ nhất
+ Uống tầm 5-7 ngày rồi dừng lại không nên lạm dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác
+ Những người bị viêm loét dạ dày, gan, thận, sỏi mật,..không nên dùng gừng bởi uống nước gừng rất nóng
7. Cây Trinh Nữ
Cây trinh nữ hay còn gọi là cây mắc cỡ. Theo tài liệu cổ, cây mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc, tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Toàn cây chứa ancaloit là mimosin và crocetin, flavonosit. Trong lá và rễ đều có selen nên chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Dân gian thường dùng nước sắc của mắc cỡ hoặc phối hợp với một số vị khác chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ.
Cách dùng: mỗi lần lấy khoảng 20 lá cây trinh nữ khô hoặc tươi, cho vào 100ml nước sắc lên tầm 5-10 phút, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
8. Hoa Nhài
Hoa nhài là cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây.
Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, hãy lấy rễ hoa nhài 100-200 g, ngâm trong 1 lít rượu trắng 35-40 độ. Cách dùng: Mỗi ngày uống 10-20 ml trước khi đi ngủ. Nếu không uống được rượu, có thể dùng rễ nhài hãm uống thay trà.
Hoặc, hoa nhài 10 g, tâm sen 10 g, hạt muồng (quyết minh tử) 12 g (sao đen). Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục.
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Nam Trị Mất Ngủ
– Sử dụng cây thuốc Nam chữa mất ngủ cần phải rất kiên trì sử dụng lâu dài.
– Dược tính trong các loại thảo dược có thể sẽ bị giảm bớt trong quá trình đun, sắc vì vậy cần tìm cách chế biến, đun sắc hoặc pha chế kết hợp phù hợp với từng loại thảo dược.
– Khi lựa chọn phương pháp mua các loại thảo dược khô, cần kiểm tra thật kỹ tránh trường hợp mua phải các loại cây bị trộn lẫn, mua nhầm loại cây hoặc các loại thảo dược có sử dụng chất kích thích hoặc chất bảo quản.
– Cần xác định rõ người bệnh có bị dị ứng với thành phần nào của cây thuốc Nam hay không trước khi sử dụng, tránh những biến chứng không đáng có.
– Sử dụng cây thuốc Nam một cách đơn lẻ chỉ giải quyết được triệu chứng của bệnh mất ngủ nhờ thành phần an thần có trong loại dược liệu đó.
Sử dụng thảo dược cải thiện tình trạng mất ngủ sao cho an toàn, hiệu quả
Bạn cần hết sức lưu ý khi tự mình sử dụng các loại thảo dược để trị mất ngủ sẽ rất khó để đạt hiệu quả cao do khó xác định được liều lượng thảo dược đúng và đủ, khó kiểm soát chất lượng thảo dược và đặc biệt một số loại thảo dược khi sử dụng quá lâu và liên tục sẽ gây hại tới sức khỏe người bệnh.
Để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc, bạn nên tìm hiểu những sản phẩm trị mất ngủ có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, vừa đem lại hiệu quả nhanh vì liều lượng đã được tính toán kỹ càng, vừa tiện lợi khi sử dụng.
Mrs Ngọc Nguyễn
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…